DNNN đã tồn tại phổ biến từ lâu trong nền kinh tế nƣớc ta. Tuy vậy, mãi tới năm 1995, mới có những nỗ lực đầu tiên để “công ty hóa” về mặt ý niệm đối với DNNN. Cụ thể là, theo Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc (1995), DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nƣớc đầu tƣ vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nƣớc giao. Cũng theo luật này, DNNN nƣớc tồn tại dƣới các hình thức: doanh nghiệp độc lập, tổng công ty, doanh nghiệp thành viên của tổng công ty. Và theo Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc (2003), DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nƣớc sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, phấn góp vốn chi phối đƣợc tổ chức dƣới hình thức công ty nhà nƣớc, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
So sánh khái niệm “doanh nghiệp nhà nƣớc” theo LDN 1995, với khái niệm DNNN nƣớc theo LDN 2003 thì có một số thay đổi nhƣ sau: (i) có nọi dung rộng hơn, bao gồm không chỉ doanh nghiệp 100% sở hữu nhà nƣớc, mà cả doanh nghiệp nhà nƣớc nắm cổ phần hay có phần góp vốn chi phối; (ii) loại hình doanh nghiệp cũng đa dạng hơn, bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; (iii) không xác định mục tiêu cụ thể của DNNN là thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nƣớc giao; (iv) và cuối cùng là, không còn khái niệm doanh nghiệp công ích. Tuy vậy, có thể nói, phần lớn các doanh nghiệp nhà nƣớc cho đến nay vẫn chƣa thực sự là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần với đầy đủ những thuộc tính của chúng.
Trong giai đoạn trƣớc tháng 07 /2006 , khái niệm “doanh nghiệp” đƣợc định nghĩa khác nhau trong các văn bản pháp luật khác nhau, và đƣợc áp dụng phân biệt theo thành phần kinh tế. Trong khi doanh nghiệp do tƣ nhân trong nƣớc sở hữu lấy mục tiêu sinh lợi làm tiêu chí đặc trƣng hàng đầu, doanh nghiệp trong khu vực kinh tế nƣớc ngoài và khu vực kinh tế nhà nƣớc chủ yếu dựa vào tiêu chí sở hữu. Thậm chí, lợi nhuận không đƣợc coi là mục tiêu chủ yếu của DNNN.
Về loại hình doanh nghiệp, khu vực kinh tế tƣ nhân trong nƣớc đƣợc lụa chọn cả bốn loại là đặc trƣng phổ biến trong kinh tế thị trƣờng; còn khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ có duy nhất công ty trách nhiệm hữu hạn. Loại hình doanh
35
nghiệp trong khu vực kinh tế nhà nƣớc nhìn chung không tƣơng thích với các loại hình doanh nghiệp của kinh tế thị trƣờng. Sau năm 2003, doanh nghiệp nhà nƣớc mới bắt đầu sử dụng loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Bản chất và nội dung của cùng một loại hình doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác nhau là không giống nhau. Ví dụ, việc các bên hay các thành viên phải chịu rủi ro tƣơng ứng với tỷ lệ góp vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn của khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là khá xa lạ với đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn nói chung và công ty trách nhiệm hữu hạn của khu vực kinh tế tƣ nhân trong nƣớc nói riêng. Các loại hình khác của DNNN nhƣ tổng công ty nhà nƣớc, công ty nhà nƣớc độc lập…không đƣợc định nghĩa rõ về bản chất và các dấu hiệu pháp lý đặc trƣng.
Nói tóm lại, trƣớc tháng 07 /2006, khái niệm “doanh nghiệp” đƣợc phân biệt theo thành phần kinh tế; và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau thì không giống nhau về bản chất, về loại hình và nội dung của từng loại hình. Chỉ riêng bản chất và loại hình doanh nghiệp của khu vực kinh tế tƣ nhân trong nƣớc về cơ bản là có bƣớc phát triển vƣợt trội so với các thành phần kinh tế khác.
Vào những năm 2005 – 2006, áp lực và yêu cầu gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO ngày càng gia tăng; và việc gia nhập WTO cũng đã ngày càng trở nên bức thiết. Một khuôn khổ pháp lý thống nhất về đầu tƣ và thƣơng mại, bình đẳng, không phân biệt đối xử và phù hợp với các nguyên tắc thƣơng mại quốc tế là một trong những điều kiện không thể thiếu để nƣớc ta có thể gia nhập WTO. Vì vậy, hàng loạt luật có liên quan đã phải đƣợc ban hành mới hoặc bổ sung, sửa đổi; trong số đó có các luật về đầu tƣ và doanh nghiệp. LDN 2005 đã ra đời trong hoàn cảnh đó. Nó có hiệu lực từ ngày 01/07/2006; thay thế LDN 2000, cùng với nó là Luật DNNN năm 2003 và các quy định về doanh nghiệp của Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam.
Nhƣ vậy, từ tháng 07/2006, lần đầu tiên chúng ta có một luật doanh nghiệp duy nhất, áp dụng thống nhất và không phân biệt đối xử đối với tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt tính chất sở hữu; ngƣời trong nƣớc và ngƣời nƣớc ngoài có
36
quyền tự chủ lựa chọn bất kỳ loại hình nào trong bốn loại hình doanh nghiệp do luật quy định: doanh nghiệp tƣ nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Cũng từ thời điểm đó, xét về mặt pháp lý, không còn hiện tƣợng “đồng sàng, dị mộng” khi nói và viết về doanh nghiệp. Khái niệm “doanh nghiệp”, bản chất và thuộc tính của các loại hình doanh nghiệp đã đƣợc quy định, đƣợc hiểu và áp dụng một cách thống nhất. Cụ thể, “doanh nghiệp” đƣợc xác định là “tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
Nhƣ vậy, tƣơng tự nhƣ LDN 2000, công ty hợp danh quy định tại LDN 2005 có thể tồn tại dƣới hai hình thức. Một là, tất cả thành viên đều là thành viên hợp danh (không có thành viên góp vốn); trong trƣờng hợp này, công ty là một công ty hợp danh thông thƣờng tƣơng tự nhƣ ở các nƣớc khác. Hai là, có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn; vậy nó là công ty hợp danh hữu hạn tƣơng tự nhƣ quy định của pháp luật ở các nƣớc khác. Tóm lại, công ty hợp danh theo quy định tại LDN 2005 có thể hợp danh thông thƣờng hoặc hợp danh hữu hạn
Theo quy định của LDN 2005, công ty TNHH đƣợc chia thành hai loại căn cứ vào số lƣợng thành viên: (i) công ty TNHH một thành viên và (ii) công ty TNHH hai thành viên trở lên. Sự khác biệt cơ bản giữa hai loại này nằm ở cơ cấu tổ chức quản lý hay cách thực hiện quyền chủ sở hữu. Công ty TNHH có những đặc điểm chung nhƣ sau: số lƣợng thành viên không quá 50; trách nhiệm của các thành viên giới hạn trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty; phần vốn góp đƣợc chuyển nhƣợng đƣợc; nhƣng có điều kiện; công ty là một pháp nhân độc lập và tách biệt về trách nhiệm với các thành viên và không đƣợc phát hành chứng khoán.
Tƣơng tự nhƣ đối với các doanh nghiệp của tƣ nhân trong nƣớc, việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã đƣợc đơn giản hóa hơn nhiều so vói trƣớc; và ngƣời nƣớc ngoài cũng đƣợc quyền bỏ vốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh tất cả các ngành , nghề mà pháp luật không cấm. Tỷ lệ sở hữu của ngƣời
37
nƣớc ngoài trong các doanh nghiệp về cơ bản không bị hạn chế trừ các trƣờng hợp sau đây:
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại các công ty niêm yết thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong các trƣờng hợp đặc thù áp dụng quy định của các luật* nói tại khoản 3 điều 3 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP và các quy định pháp luật chuyên ngành khác có liên quan;
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong các doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc;
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ áp dụng theo Biểu cam kết cụ thể về thƣơng mại dịch vụ (Phụ lục Nghị định thƣ gia nhập WTO của Việt Nam).
LDN 2005 đã xác định thời hạn bốn năm, kể từ khi Luật có hiệu lực, để DNNN chuyển đổi thành TNHH hay CTCP để tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định tƣơng ứng.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã đƣợc thành lập trƣớc ngày 01/07/2006 có quyền thực hiện theo một trong hai cách. Một là, chuyển đổi và đăng ký lại thành CTCP hay TNHH để tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định tƣơng ứng của luật; và thời hạn chuyển đổi và lại là hai năm, kể từ ngày 01/07/2006. Hai là, không đăng ký lại; trong trƣờng hợp này, doanh nghiệp chỉ đƣợc quyền hoạt động kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề và thời hạn ghi trong giấy phép đầu tƣ; không đƣợc mở rộng phạm vi kinh doanh sang các ngành, nghề khác; việc tổ chức quản lý nội bộ và hoạt động của doanh nghiệp đƣợc thực hiện trƣớc hết theo Điều lệ của doanh nghiệp; đối với các nội dung mà Điều lệ không quy định thì áp dụng các quy định tƣơng ứng của LDN.
Nhƣ vậy, sau gần 20 năm phát triển và hoàn thiện, khái niệm “doanh nghiệp” ở nƣớc ta đã không còn phân chia và phân biệt theo thành phần kinh tế. Cũng nhƣ doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, DNNN coi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu;
38
là dấu hiệu đặc trƣng để phân biết với các tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp. Bản chất và nội dung của khái niệm doanh nghiệp đã tƣơng thích với khái niệm tƣơng tự đƣợc sử dụng phổ biến trong tất cả các nền kinh tế thị trƣờng.
Khái niệm doanh nghiệp do nhà nƣớc sở hữu 100% vốn điều lệ, đây là khái niệm mới và có hiệu lực vào 1/7/2015. Với sự thay đổi từ khái niệm doanh nghiệp Nhà nƣớc đổi thành khái niệm doanh nghiệp nhà nƣớc sở hữu 100% vốn điều lệ mặt định nghĩa này có thể mang lại sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần doanh nghiệp, đặc biệt đem lại sự công bằng cho doanh nghiệp dân doanh. Tuy nhiên khái niệm mới vẫn mắc phải sự phản đối, vƣớng mắc đối với các chủ thể doanh nghiệp. Sở dĩ có sự phản đối đó là bởi vì:
+ Thứ nhất: Định nghĩa doanh nghiệp Nhà nƣớc thay đổi, các doanh nghiệp chƣa chuẩn bị kịp thời với sự thay đổi đó. Nhà nƣớc đang nắm giữ 51% thì nay bỗng nắm giữ toàn bộ 100% vốn điều lệ.
+ Thứ hai: Thực tế cho thấy, quyền hạn của những ngƣời đang đƣợc giao quản lý vốn nhà nƣớc hay điều hành các DNNN đã đƣợc cổ phần hóa mà Nhà nƣớc vẫn còn sở hữu chi phối đang trở nên quá lớn, trong khi trách nhiệm đang mù mờ hơn bao giờ hết. Nếu cơ quan nhà nƣớc can thiệp vào thì họ lấy cớ là vì mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, do Nhà nƣớc chiếm sở hữu chi phối nên những ngƣời điều hành thực chất không bị chi phối hay giới hạn gì cả, nhất là khi họ đã có sự “đảm bảo” nào đó từ những ngƣời có thẩm quyền cao hơn. Hệ lụy của vấn đề này có khả năng sẽ rất lớn và sự thất thoát tài sản công, sự lãng phí nguồn lực có thể sẽ rất lớn.
+ Thứ ba: Khả năng can thiệp thực tế của các cơ quan nhà nƣớc dựa trên tỷ lệ vốn lớn hơn so với các cổ đông chiến lƣợc khác khi bỏ phiếu tại hội đồng quản trị doanh nghiệp là rất lớn. Ngƣời đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc có thể áp đặt ý chí của mình và gạt bỏ ý kiến các nhà đầu tƣ khác. Đó cũng là lý do các cổ đông chiến lƣợc rất dè dặt khi đầu tƣ vào những DNNN mà Nhà nƣớc còn nắm tỷ lệ cổ phần áp đảo ngay khi DNNN đó rất hấp dẫn về mặt lợi nhuận hay vị thế trên thị trƣờng.
39
+ Thứ tƣ: Các nhà đâu tƣ đang thoải mái trên thị trƣờng đầu tƣ, nay nhà nƣớc can thiệp lớn, sử dụng biện pháp hành chính. Các nhà đầu tƣ sẽ thấy gò bó, không thích với cơ chế quản lý mới này.
+ Thứ năm: Các cổ đông ngoài nhà nƣớc thƣờng không phát huy đƣợc tính sáng tạo do áp lực của cổ đông nhà nƣớc rất lớn.
+ Thứ sáu: Về mặt quản trị công ty, khi các quyền của cổ đông ngoài nhà nƣớc không đƣợc thực hiện, không đƣợc đảm bảo, ngoài khả năng có thể vi phạm luật định, DN sau cổ phần hóa rất khó phát triển, khó cải thiện đƣợc quản trị DN. Bởi vậy, có thể nói rằng, DN dù là công ty cổ phần, nhƣng vẫn rất đóng.