Quản lý việc sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở việt nam (Trang 29 - 36)

1.2.5.1. Quản lý sử dụng vốn và tài sản trong phạm vi doanh nghiệp:

Trong nền kinh tế thị trƣờng, doanh nghiệp nhà nƣớc là một đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập, đƣợc tự chủ trong hoạt động kinh tế và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nƣớc thực hiện việc giao quyền sử dụng vốn và tài sản cho doanh nghiệp nhằm tạo ra sự độc lập tƣơng đối trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh. Mục tiêu cuối cùng của chính sách quản lý sử dụng vốn và tài sản là bảo toàn và phát triển vốn tại doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp có nghĩa vụ theo dõi chặt chẽ sự biến động của vốn và tài sản, đảm bảo theo đúng các nguyên tắc kế toán hiện hành, tránh thất thoát tài sản, mất vốn của nhà nƣớc. Đồng thời doanh nghiệp cũng phải đƣợc trao quyền lựa chọn cơ cấu tài sản và các loại vốn cho hợp lý nhằm phát triển kinh doanh có hiệu quả.

Doanh nghiệp có trách nhiệm mở sổ và ghi sổ kế toán theo dõi chính xác toàn bộ tài sản và vốn hiện có theo đúng chế độ hạch toán kế toán, thống kê hiện hành; phản ánh trung thực, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của tài sản và vốn trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đƣợc quyền sử dụng vốn và qũy để kinh doanh theo nguyên tắc có hiệu qủa, bảo toàn và phát triển vốn. Trƣờng hợp sử dụng các loại vốn và qũy khác với mục đích sử dụng đã quy định cho các loại vốn và qũy đó thì phải theo nguyên tắc hoàn trả, nhƣ: dùng các qũy dự phòng, qũy khen thƣởng, qũy phúc lợi...để kinh doanh thì phải hoàn trả qũy đó khi có nhu cầu sử dụng. Doanh nghiệp đƣợc quyền thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn cho việc phát triển kinh doanh có hiệu qủa, bảo toàn và phát triển vốn

Doanh nghiệp Nhà nƣớc phải xây dựng quy chế quản lý, bảo quản, sử dụng tài sản của doanh nghiệp; quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với các trƣờng hợp làm hƣ hỏng, mất mát tài sản.

21

Định kỳ và khi kết thúc năm tài chính doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản và vốn hiện có. Xác định chính xác số tài sản thừa, thiếu, tài sản ứ đọng, mất phẩm chất, nguyên nhân và xử lý trách nhiệm; đồng thời để có căn cứ lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải mở sổ theo dõi chi tiết tất cả các khoản công nợ phải thu trong và ngoài doanh nghiệp. Định kỳ (tháng, qúy) doanh nghiệp phải đối chiếu, tổng hợp, phân tích tình hình công nợ phải thu; đặc biệt là các khoản nợ đến hạn, qúa hạn và các khoản nợ khó đòi. Các khoản nợ không thu hồi đƣợc, cần xác định rõ mức độ, nguyên nhân, trách nhiệm và biện pháp xử lý.

Doanh nghiệp đƣợc quyền cho thuê hoạt động các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình, để nâng cao hiệu suất sử dụng, tăng thu nhập nhƣng phải theo dõi, thu hồi tài sản khi hết hạn cho thuê. Đối với tài sản cho thuê hoạt động, doanh nghiệp vẫn phải trích khấu hao theo chế độ quy định. Doanh nghiệp đƣợc đem tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Doanh nghiệp không đợc đem cầm cố, thế chấp, cho thuê các tài sản đi mƣợn, đi thuê, nhận giữ hộ, nhận cầm cố, nhận thế chấp ... của doanh nghiệp khác nếu không đƣợc sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản đó.

Doanh nghiệp đƣợc nhƣợng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu về kỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu qủa hơn. Chênh lệch giữa số tiền thu đƣợc do thanh lý, nhƣợng bán tài sản với giá trị còn lại trên sổ kế toán và chi phí nhƣợng bán, thanh lý (nếu có) đƣợc hạch toán vào kết qủa kinh doanh của doanh nghiệp.

Mọi tổn thất tài sản của doanh nghiệp phải lập biên bản xác định mức độ, nguyên nhân và trách nhiệm đƣa ra biện pháp xử lý.

Doanh nghiệp đƣợc đánh giá lại tài sản và hạch toán tăng giảm vốn khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản trong các trƣờng hợp sau: Kiểm kê đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền; Thực hiện cổ phần hóa,

22

đa dạng hóa hình thức sở hữu, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp; Dùng tài sản để liên doanh, góp vốn cổ phần (khi đem tài sản đi góp vốn và khi nhận tài sản về).

1.2.5.2. Quản lý vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp:

Doanh nghiệp đƣợc sử dụng vốn, tài sản để đầu tƣ ra ngoài doanh nghiệp theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập và đảm bảo nhiệm vụ thu nộp Ngân sách nhà nnớc; việc đầu tƣ phải tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật.. Các hình thức đầu tƣ ra ngoài doanh nghiệp gồm: mua cổ phiếu, góp vốn liên doanh, góp cổ phần và các hình thức đầu tƣ khác ...

Doanh nghiệp Nhà nƣớc đƣợc phép đƣa vốn và tài sản đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật.

1.2.5.3. Bảo toàn và phát triển vốn:

Bảo toàn vốn và phát triển vốn là nghĩa vụ của doanh nghiệp để bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc về vốn đã đầu tƣ vào doanh nghiệp Nhà nƣớc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và phát triển kinh doanh có hiệu quả, tăng thu nhập cho ngƣời lao động và làm nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nƣớc. Các biện pháp bảo toàn vốn thƣờng đƣợc áp dụng là:

Thứ nhất, thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo các qui định của Nhà nƣớc;

Thứ hai, thực hiện việc mua bảo hiểm tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Tiền mua bảo hiểm đƣợc hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh;

Thứ ba, doanh nghiệp Nhà nƣớc đƣợc hạch toán vào chi phí kinh doanh, chi phí hoạt động khác một số khoản dự phòng theo quy định nhƣ: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng các khoản nợ thu khó đòi, dự phòng giảm giá các loại chứng khoán trong hoạt động tài chính...

Việc lập và sử dụng các khoản dự phòng nói trên thực hiện theo quy định hiện hành. Ngoài các biện pháp trên, doanh nghiệp đƣợc dùng lãi năm sau (trƣớc thuế hoặc sau thuế) để bù lỗ các năm trƣớc, đƣợc hạch toán một số thiệt hại (thiên tai, dịch bệnh ...) vào chi phí hoặc kết qủa kinh doanh theo qui định của Nhà nƣớc.

23

1.2.5.4. Phân cấp trong quản lý

Để quản lý vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp nhà nƣớc, mỗi nƣớc đều tổ chức cho mình một bộ máy quản lý khác nhau với cách thức quản lý khác nhau. Bộ máy này bao gồm bản thân doanh nghiệp nhà nƣớc (với tƣ cách là ngƣời trực tiếp quản lý, sử dụng vốn nhà nƣớc giao) và các cơ quan quản lý cấp trên (giám sát việc thực hiện quản lý, sử dụng vốn nhà nƣớc của doanh nghiệp nhà nƣớc và ra các quyết định quản lý). Mỗi cấp quản lý đƣợc phân rõ chức năng nhiệm vụ trong việc thực hiện hoạt động quản lý vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp nhà nƣớc.

ở Pháp và Malaysia, nhà nƣớc trực tiếp cử nhân viên của mình làm công tác kiểm tra tại doanh nghiệp, nhân viên đó thuộc biên chế Bộ tài chính; ngoài ra mỗi doanh nghiệp còn chịu sự điều tra của một nhân viên do toá án chỉ định, có chức năng kiểm tra tài chính đối với doanh nghiệp nhà nƣớc. Bên cạnh đó, ở các doanh nghiệp còn có Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng này là đại diện của nhà nƣớc, đại diện cho doanh nghiệp và đại diện của công nhân.

Ở một số nƣớc khác nhƣ Trung Quốc thì việc quản lý vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp nhà nƣớc lại do các Công ty đầu tƣ tài chính nhà nƣớc đảm nhận. Hoạt động của Công ty tài chính là hoạt động kinh doanh, khác với việc cử đại diện của Bộ tài chính làm công việc kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp. Đây là một tổ chức tài chính do Chính phủ thành lập giúp Chính phủ thành lập chức năng kinh doanh các nguồn vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp. Công ty đầu tƣ tài chính nhà nƣớc có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, chủ sở hữu công ty là Chính phủ

Thứ hai, công ty đầu tƣ tài chính là một doanh nghiệp nhà nƣớc, công ty đƣợc thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nƣớc.

Thứ ba, công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, đƣợc Chính phủ giao vốn ban đầu và đầu tƣ bổ sung vốn trong quá trình hoạt động.

Thứ tƣ, chức năng của công ty là kinh doanh vốn nhà nƣớc. Điều này khẳng định mục đích đầu tƣ vốn vào các doanh nghiệp nhà nƣớc là để đảm bảo đồng vốn chẳng những đƣợc bảo toàn mà còn đƣợc phát triển (gia tăng giá trị của chủ sở hữu).

24

Thứ năm, đối tƣợng hoạt động của công ty là các doanh nghiệp, bao gồm: doanh nghiệp nhà nƣớc và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác có phần vốn góp của nhà nƣớc nhƣ: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

1.2.5.5. Quản lý việc hình thành vốn của doanh nghiệp nhà nước

Một việc không dễ song không thể thiếu trong hoạt động quản lý là phải xác định đƣợc nhu cầu vốn của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đánh giá và xét duyệt các trƣờng hợp để đầu tƣ, giao vốn cho doanh nghiệp một cách hợp lý.

Nhu cầu vốn của doanh nghiệp trong bất cứ thời điểm nào cũng chính bằng tổng giá trị tài sản mà doanh nghiệp cần phải có để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trƣờng, nhu cầu vốn của doanh nghiệp thƣờng xuyên biến động tuỳ thuộc vào xu hƣớng biến động của thị trƣờng. Đồng thời các doanh nghiệp khác nhau với những đặc điểm kinh tế kỹ thuật khác nhau thì nhu cầu về vốn cũng khác nhau. Do vậy, xác định nhu cầu vốn của doanh nghiệp là việc làm cần thiết của các nhà quản lý. Các nhà quản lý thƣờng dùng hai phƣơng pháp sau:

Thứ nhất, phƣơng pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu, đây là phƣơng pháp dự tính ngắn hạn, đơn giản nhƣng đòi hỏi phải hiểu rõ quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời phải hiểu rõ tính quy luật của mối quan hệ giữa doanh thu tiêu thụ sản phẩm với tài sản, vốn và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây có thể là phƣơng pháp ƣớc tính nhu cầu vốn của doanh nghiệp trong thời gian ngắn, vì cơ bản nó dựa trên giả thiết cho rằng tất cả các chi phí thành phẩm sẽ chiếm một tỷ lệ ổn định trong doanh thu bán hàng tƣơng lai, không thay đổi so với tỷ lệ của chúng trong quá khứ. Tỷ lệ phần trăm trên doanh thu này là tỷ lệ chi phí trung bình trong hai năm gần đây và mỗi khoản mục của báo cáo nhu cầu vốn dự kiến đƣợc tính theo tỷ lệ phần trăm trung bình của doanh thu. Khi tìm đƣợc tỷ lệ phần trăm trung bình của doanh thu thì việc xây dựng báo cáo nhu cầu sử dụng vốn cho năm kế tiếp theo phƣơng pháp phần trăm trên doanh thu khá đơn giản.

Thứ hai, phƣơng pháp hồi quy, đây là phƣơng pháp dự tính dài hạn, bản chất của phƣơng pháp này dựa trên lý thuyết tƣơng quan trong toán học. Khi sử dụng

25

phƣơng pháp này, nhà quản lý vốn cũng cần xuất phát từ doanh thu tiêu thụ. Phƣơng pháp hay đƣợc sử dụng để xem xét khả năng nguồn đối với các khoản có liên quan trực tiếp tới tăng giảm doanh thu.

Sau khi đã xác định nhu cầu vốn của doanh nghiệp, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tiến hành đầu tƣ, giao vốn cho doanh nghiệp, công việc này đƣợc thực hiện căn cứ vào các quy định đã đƣợc nêu ra trong các văn bản pháp luật liên quan.

Ở nƣớc ta, cấp vốn đã trở thành hình thức đắc lực nhất đối với doanh nghiệp nhà nƣớc trong suốt thời kỳ bao cấp. Đến nay tuy đã giảm nhiều song các doanh nghiệp nhà nƣớc vẫn đƣợc bao cấp nhiều qua giá và qua cấp vốn từ ngân sách nhà nƣớc. Trƣớc đây và hiện nay, Nhà nƣớc cấp toàn bộ vốn cố định và một phần vốn lƣu động cho các doanh nghiệp nhà nƣớc căn cứ vào nhu cầu vốn lƣu động của doanh nghiệp, thƣờng là 30%. Nhu cầu vốn lƣu động của doanh nghiệp nhà nƣớc ở nƣớc ta đƣợc xác định theo công thức sau:

Nếu trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thiếu vốn, số vốn thiếu xin đƣợc cấp bổ sung. Nhu cầu vốn cấp bổ sung tính theo công thức:

Số vốn thiếu xin đƣợc

cấp bổ sung =

Nhu cầu vốn lƣu

động -

Số vốn lƣu động hiện có tài doanh nghiệp

Trong những năm qua, Chính phủ đã xét duyệt để cấp vốn bổ sung cho nhiều doanh nghiệp theo nhiều dự án. Trong 3 năm 1997-->1999, Nhà nƣớc đã đầu tƣ trực tiếp cho các doanh nghiệp nhà nƣớc gần 8000 tỷ đồng, trong đó 6428 tỷ đồng là để cấp vốn bổ sung cho các doanh nghiệp. Có thể thấy việc quản lý nhu cầu, cấp phát vốn đã từng bƣớc chặt chẽ hơn. Nhà nƣớc đã chú ý đầu tƣ cho các doanh nghiệp nhà nƣớc một cách có trọng điểm hơn chứ không dàn trải nhƣ trƣớc. Vốn đƣợc cấp cho doanh nghiệp nhà nƣớc một cách hợp lý hơn. Các doanh nghiệp đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ vốn phải nằm trong chiến lƣợc phát triển của Nhà nƣớc và phải thoả mãn một số yêu cầu nhất định. Đồng thời, mức hỗ trợ tối đa cũng đƣợc quy định rõ. Ví

26

dụ nhƣ trong đợt hỗ trợ vốn năm 1998 quy định rõ các đối tƣợng đƣợc xét đầu tƣ vốn là các doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động công ích, các doanh nghiệp nhà nƣớc hạch toán độc lập đang hoạt động có sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, chế biến hàng nông hải thuỷ sản, xây dựng các công trình quan trọng của nhà nƣớc với những điều kiện cụ thể cho mỗi loại hình doanh nghiệp về doanh thu lợi nhuận và mức nộp ngân sách. Nhờ có sự chọn lọc trong nhu cầu vốn bổ sung này mà đồng vốn của nhà nƣớc trong những năm gần đây đã đƣợc sử dụng có hiệu quả hơn và đúng đối tƣợng hơn. Trong hai năm 1997 và 1998, Nhà nƣớc đã đầu tƣ thêm vào một số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thông qua việc cấp bổ sung một lƣợng vốn đáng kể (khoảng 3000 tỷ đồng) cho các doanh nghiệp nhà nƣớc có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu cao và có thị trƣờng xuất khẩu. Các doanh nghiệp đã biết kết hợp vốn ngân sách với các nguồn vốn tự có của doanh nghiệp. Số vốn tự bổ sung của một số ngành chiếm tỷ trọng rất lớn trong nguồn vốn chủ sở hữu và cũng tăng về số tuyệt đối liên tục qua các năm, ví dụ: ngành Hàng hải, Bƣu điện, Hàng không. Kết quả thống kê của Cục tài chính doanh nghiệp cho biết: Quy mô vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp nhà nƣớc trong những năm qua tăng. Tuy nhiên, việc cấp vốn của nhà nƣớc vẫn còn những hạn chế. Hiện tƣợng thiếu vốn trầm trọng tại số đông các doanh nghiệp nhà nƣớc ở nƣớc ta hiện nay là một minh chứng cho sự chƣa hợp lý trong việc cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nƣớc. Tình trạng chung của các doanh nghiệp nhà nƣớc ta hiện nay là tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp nhà nƣớc do nhà nƣớc đầu tƣ thành lập nhƣng vốn nhà nƣớc không đủ mức tối thiểu cho sản xuất kinh doanh. Có tới 60% doanh nghiệp nhà nƣớc không đủ vốn pháp định theo Nghị định 50/CP. Trên 50% các doanh nghiệp nhà nƣớc chƣa đủ vốn lƣu động tƣơng ứng với quy mô hoạt động kinh doanh. Tổng công ty nhà nƣớc đƣợc ƣu tiên các điều kiện vật chất, nguồn lực để phát triển song hiện vẫn có tới gần 80% số

Một phần của tài liệu Quản lý vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở việt nam (Trang 29 - 36)