Quản lý nguồn nhân lực đại diện nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở việt nam (Trang 99)

Nguồn nhân lực cho đại diện vốn thực sự quan trọng và cần thiết. Khác với DNNN, các doanh nghiệp nƣớc ngoài, doanh nghiệp tƣ nhân luôn chi ra các khoản rất lớn để mời các chuyên gia, các nhà quản lý giỏi. Nếu DNNN vẫn cơ chế nhƣ hiện nay thì các nhà quản lý, các chuyên gia giỏi, chuyên gia hàng đầu sẽ không bao giờ đƣợc đại diện vốn của nhà nƣớc. Vấn đề nằm ở chỗ, cách thức quản lý đối với nguồn nhân sự cấp cao này hiện nay vẫn còn cơ bản áp dụng theo hƣớng cán bộ, công chức. Chính vì vậy cũng là một điểm hạn chế đối với việc đại diện vốn Nhà nƣớc hay việc quản lý, điều hành DNNN. Ở đây, nếu vẫn áp dụng pháp luật hiện hành mà kể cả nhƣ Luật QLSDV 2014 thì vẫn là “bình mới rƣợu cũ”. Chính vì vậy, tác giả cho rằng, để cải cách triệt để quá trình hoàn thiện công tác quản lý vốn của DNNN thì cần đổi mới toàn diện những quy định về thu hút và sử dụng nguồn nhân lực cấp cao. Việc thu hút và sử dụng nguồn nhân lực cấp cao không khó, cụ thể hiện nay có rất nhiều công ty, tập đoàn tƣ nhân và liên quốc gia có các chính sách phù hợp. Hơn ai hết, chúng ta hoàn toàn có thể học tập các kinh nghiệm đó để áp dụng cho DNNN.

4.2.4. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với các Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

Quản lý mà không có kiểm tra, thanh tra thì kết quả nhƣ mong muốn chỉ có ở trên giấy. Mặc dù áp dụng những chính sách phù hợp thì việc kiểm tra, thanh tra vẫn cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Đồng thời, việc xử lý cũng cần nghiêm minh, nhanh chóng tránh tình trạng doanh nghiệp thua lỗ triền miên. Hơn nữa việc xử lý càng phải mạnh mẽ hơn nữa đối với các doanh nghiệp lãi mà báo cáo lỗ để tƣ lợi cho những cá nhân vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở việt nam (Trang 99)