Đánh giá tình hình thực hiện các quy định pháp luật về người đại diện

Một phần của tài liệu Quản lý vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở việt nam (Trang 84 - 87)

phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Qua báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nƣớc của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh,

76

thành phố trực thuộc Trung ƣơng và các tập đoàn, tổng công ty do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập, tình hình thực hiện các quy định pháp luật về ngƣời đại diện phần vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc nhƣ sau:

a) Về tiêu chuẩn ngƣời đại diện:

Ngƣời đại diện đƣợc các tổng công ty, công ty nhà nƣớc cử đều là ngƣời có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, năng lực quản lý điều hành doanh nghiệp của một số ít ngƣời đại diện còn hạn chế do kinh nghiệm thực tế còn hạn chế.

Các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, quyền, nghĩa vụ và quyền lợi của ngƣời đại diện nêu tại các Điều trên vẫn còn chung chung, áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc, Luật Doanh nghiệp; chƣa có văn bản pháp lý quy định cho ngƣời đại diện phần vốn nhà nƣớc tại các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc sau cổ phần hóa. Vì vậy, cần phải xây dựng hành lang pháp lý quy định tiêu chuẩn, điều kiện, quyền, nghĩa vụ của ngƣời đại diện phần vốn nhà nƣớc tại các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc sau cổ phần hóa.

b) Về quyền, nghĩa vụ của ngƣời đại diện:

Theo quy định tại Điều 168 Luật Doanh nghiệp năm 2005: “Nhà nƣớc thực hiện quyền chủ sở hữu vốn của Nhà nƣớc tại doanh nghiệp với vai trò là ngƣời đầu tƣ vốn”, nên nhìn chung, ngƣời đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc thực hiện các quyền, nghĩa vụ với tƣ cách thành viên góp vốn hoặc cổ đông nhà nƣớc tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; mặt khác, ngƣời đại diện còn có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ do đại diện chủ sở hữu (ngƣời cử ngƣời đại diện) giao theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngƣời đại diện phần nào bị tác động bởi cơ chế quản lý và trả lƣơng nhƣ hiện nay. Xét về mặt lý thuyết, ngƣời đại diện là đứng về phía lợi ích của Nhà nƣớc nhƣng trên thực tế ngƣời đại diện lại hƣởng lƣơng từ doanh nghiệp, nên phần nào sẽ xuất hiện mâu thuẫn về lợi ích trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngƣời đại diện.

77

- Theo báo cáo của các Bộ, ngành, địa phƣơng và tập đoàn, tổng công ty, ngoài cơ chế cử ngƣời đại diện, có tập đoàn, tổng công ty áp dụng cơ chế ủy quyền theo hợp đồng. Theo cơ chế này, các quyền, nghĩa vụ của ngƣời đại diện sẽ đƣợc cụ thể hóa trong hợp đồng ủy quyền; xử lý đƣợc vấn đề thiếu hụt nguồn cán bộ có năng lực và kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực đặc thù; gắn đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với hiệu quả hoạt động của ngƣời đại diện. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế ủy quyền theo hợp đồng trên thực tế chƣa đƣợc triển khai rộng rãi do còn thiếu các quy định pháp lý cần thiết để thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nƣớc.

- Để quản lý ngƣời đại diện, một số tập đoàn, tổng công ty đã ban hành Quy chế về ngƣời đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc; trong đó: có quy định áp dụng các hình thức cử ngƣời đại diện hoặc cử ngƣời theo dõi phần vốn nhà nƣớc; số ngƣời đại diện đƣợc cử tùy thuộc vào yêu cầu quản lý, tỷ lệ tham gia góp vốn, tính chất ngành, nghề tại từng doanh nghiệp cụ thể; quy định cụ thể chế độ báo cáo đối với ngƣời đại diện trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc, nhất là báo cáo về quản lý tài chính, vốn, tài sản nhà nƣớc theo hƣớng dẫn của Bộ Tài chính.

Tuy nhiên, do số lƣợng cán bộ đủ tiêu chuẩn, điều kiện để cử làm đại diện phần vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc còn hạn chế, nên trên thực tế, có trƣờng hợp ngƣời đại diện không đáp ứng đƣợc yêu cầu hoặc đƣợc cử làm đại diện tại nhiều doanh nghiệp, dẫn đến việc nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp và báo cáo chƣa kịp thời hoặc chất lƣợng báo cáo, phân tích, đánh giá và đề xuất, kiến nghị về tình hình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp chƣa đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ sở hữu doanh nghiệp.

- Chế độ, chính sách về tiền lƣơng, tiền thƣởng và các quyền lợi khác đối với ngƣời đại diện phần vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc về cơ bản thực hiện theo quy định của nhà nƣớc, Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp đƣợc cử làm đại diện.

78

Vấn đề thực tế đặt ra là chƣa có cơ chế quản lý và quy định trách nhiệm cá nhân của ngƣời đại diện phần vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc, nên tác dụng và hiệu quả thực hiện việc này còn rất hạn chế. Mặt khác, do hiện nay đối tƣợng đƣợc cử làm ngƣời đại diện tại các doanh nghiệp có vốn góp của nhà nƣớc có thành phần, gồm: công chức nhà nƣớc, ngƣời của doanh nghiệp góp vốn nhà nƣớc, ngƣời của doanh nghiệp nhận vốn góp của nhà nƣớc, nên việc xác định và thực hiện chế độ, chính sách đối với ngƣời đại diện còn chƣa thống nhất về một số nội dung: nguồn, phƣơng thức thanh toán tiền lƣơng, tiền thƣởng và các quyền lợi khác cho ngƣời đại diện.

d) Về giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của ngƣời đại diện:

Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngƣời đại diện phần vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, công tác giám sát việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu chƣa đƣợc quy định rõ ràng và còn giao cho nhiều cơ quan, tổ chức thực hiện, thiếu cơ quan làm đầu mối quản lý, giám sát vốn, tài sản nhà nƣớc tại doanh nghiệp.

Mặt khác, việc quy định thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc, Giám đốc và quy định chủ sở hữu bổ nhiệm Kiểm soát viên đang gây ra nhiều tầng nấc quản lý trong nội bộ doanh nghiệp, thiếu tách bạch giữa quản lý với điều hành, giữa chủ thể giám sát với đối tƣợng giám sát nên việc giám sát nội bộ chỉ là hình thức, không hiệu quả, không rõ trách nhiệm kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngƣời đại diện gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở việt nam (Trang 84 - 87)