Điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu tiểu thuyết lịch sử của nguyển xuân khánh (Trang 84 - 87)

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

3.2.1. Điểm nhìn trần thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên, điểm nhìn trần thuật là “vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật

trong tác phẩm” [30, 113]. Bất cứ tác phẩm nào cũng có điểm nhìn trần thuật. Đó có thể là

điểm nhìn của nhà văn, có thể là điểm nhìn của nhân vật hay sự hòa trộn giữa các điểm nhìn. Điểm nhìn của nhà văn là điểm nhìn bên ngoài mang tính khách quan. Điểm nhìn của nhân vật là điểm nhìn bên trong mang tính chủ quan. Các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử thời kỳ trước thường chỉ có một điểm nhìn, đó là điểm nhìn khách quan. Nhà văn đóng vai trò là người kể chuyện, biết hết mọi chuyện và kể lại cho người đọc với một niềm tin tuyệt đối về những gì được ghi chép trong chính sử. Điểm nhìn này tạo nên “khoảng cách sử thi” giữa người đọc và nhân vật, sự kiện được kể. Những tiểu thuyết lịch sử từ năm 1975 đến nay, đặc biệt là những năm đầu thế kỉ XXI đã có sự thay đổi về điểm nhìn, có sự hòa trộn, kết hợp giữa nhiều điểm nhìn làm cho tác phẩm là một bản hòa âm với nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau. Điểm nhìn trần thuật biểu hiện qua các phương tiện nghệ thuật, ngôi kể, cách xưng hô… Sự đổi thay của nghệ thuật bắt nguồn từ sự thay đổi điểm nhìn. Với điểm nhìn bên trong, kết hợp nhiều điểm nhìn đã mang đến nhiều cách tân cho những tiểu thuyết lịch sử những năm đầu TK XXI. Nhân vật lịch sử trở thành nhân vật đời thường với những suy tư, dằn vặt, những động cơ thúc đẩy hành động và những tình cảm hết sức con người. Tiểu thuyết lịch sử bước sang giai đoạn hiện đại hóa với nhiều cách tân nghệ thuật. Tiểu thuyết

lịch sử thực sự là những tác phẩm tiểu thuyết. Điểm nhìn trần thuật là một phương tiện thể hiện tư tưởng, quan niệm nghệ thuật của nhà văn. “Sự lựa chọn điểm nhìn trần thuật của nhà văn quyết định một phần lớn giọng điệu, sắc thái thẩm mĩ, giá trị nghệ thuật của tác

phẩm” [74, 127].

Điểm nhìn trần thuật trong các tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh rất đa

dạng, linh hoạt, có sự kết hợp của nhiều điểm nhìn. Có khi là điểm nhìn của nhà văn đóng

vai trò dẫn dắt câu chuyện, bình luận các sự kiện, nhân vật; có khi là điểm nhìn của chính nhân vật trong tác phẩm. Sự đa dạng về điểm nhìn tạo nên cái nhìn đa chiều. Mỗi sự kiện, nhân vật đều được soi sáng từ nhiều điểm nhìn khác nhau. Trong Hồ Quý Ly, điểm nhìn không ngừng di chuyển. Nhà văn đóng vai trò là người dẫn dắt câu chuyện, đưa ra những đoạn bình luận ngoại đề. Khi nói về mối tương quan lịch sử giữa hai dân tộc Trung Quốc – Việt Nam, nhà văn viết: “Nhà Minh, thời kỳ ấy, đang cực thịnh. Chu Nguyên Chương, tức Minh Thái Tổ, đã đánh tan được nhà Nguyên, giành lại được quyền độc lập cho người Hán,

Chu Nguyên Chương xuất thân nghèo khổ lập nên sự nghiệp, là một ông vua giỏi, có chí

lớn, nhiều tham vọng, là nhà quân sự có chí khí sắt đá, tàn bạo. Không những ông muốn thống nhất đất nước Trung Hoa mà còn muốn mở mang bờ cõi cả lên phía Bắc cũng như xuống phương Nam. Cái hùng tâm mở mang bờ cõi ấy ông chưa làm được; phải đến đời con ông là Minh Thành Tổ, một ông vua kiệt hiệt thứ hai của nhà Minh mới thực hiện được. Chính Minh Thành Tổ đã tiêu diệt nhà Hồ và đô hộ đất nước Đại Việt, nhưng đó là chuyện về sau. Một ngẫu nhiên trùng hợp lạ kỳ là sự song hành giữa lịch sử Trung Hoa và Đại Việt. Khi nhà Nguyên tiêu diệt nhà Tống, thì nhà Trần cũng cướp ngôi nhà Lý. Khi nhà Minh tiêu diệt nhà Nguyên, thì nhà Hồ cũng cướp ngôi nhà Trần. Sự rối loạn lịch sử ở hai nước hầu như diễn ra gần cùng một thời điểm. Chỉ có điểm khác biệt là sự cướp ngôi của Đại Việt Trần thay Lý sớm hơn Nguyên thay Tống, còn Hồ thay Trần lại muộn hơn Minh thay Nguyên. Do đó, khi Nguyên xâm lấn Đại Việt nhà Trần đã ổn định, lòng dân đã quên nhà Lý; còn khi Minh xâm lấn ta, nhà Hồ còn đang thời kỳ bước đầu, lòng dân vẫn nhớ tới nhà

Trần. Nhưng đó là chuyện về sau” [35, 179 – 180]. Tác giả đưa ra lời bình luận khi viết về

Trần Khát Chân: “Người anh hùng Trần Khát Chân đã vụt lên như một ngôi sao rực rỡ trên chính trường Đại Việt. Ông xuất hiện trong hoàn cảnh vừa vinh quang vừa gay go. Ông xuất hiện trong hoàn cảnh đụng đầu lịch sử giữa hai phái tôn thất thủ cựu và canh tân đang quyết liệt nhất. Lịch sử như cái guồng quay. Nó cứ quay mãi, quay mãi và bắt buộc con

kể chuyện. Ở Hồ Quý Lylà Hồ Nguyên Trừng, Mẫu Thượng Ngànlà bà ba Váy. Có thể nói rằng Hồ Nguyên Trừng là người đầu tiên xưng “tôi” kể chuyện trong các tiểu thuyết lịch sử của nước ta. Các nhân vật xưng “tôi”, tham gia kể lại câu chuyện tạo nên cái nhìn bên trong, đưa đến cái nhìn chủ quan, sâu sắc. Các nhân vật khác không đóng vai trò người kể chuyện xưng “tôi” nhưng luôn được trao cho quyền kể chuyện để họ nói lên suy nghĩ, đánh giá của mình. Trong Hồ Quý Ly, tâm điểm chính là thái sư họ Hồ, xung quanh nhân vật này có rất nhiều cách nhìn khác nhau. Những người theo phe bảo thủ coi Quý Ly là người đa mưu, đa sát, thâm độc, tàn ác, gây lắm sự phiền hà. Hồ Hán Thương, Nguyên Cẩn thì coi đây là bậc “minh chủ” tài giỏi, sáng suốt. Hồ Nguyên Trừng coi cha mình là người “lạnh lùng, tính

toán. Đối với ông sự nghiệp là điều trên hết, tất cả phải phục vụ sự nghiệp”.Phạm Sinh vừa

thấy căm ghét vừa bị hấp dẫn bởi con người này: “Phạm Sinh thấy bàng hoàng, và hình như anh thấy căm ghét ông ta, đồng thời cũng bị hấp lực bởi sự táo bạo của ông ta cuốn hút”

[35, 585]. Mỗi nhân vật đều có những cách nhìn riêng, đánh giá riêng và nhiều khi những ý kiến đó hoàn toàn trái ngược nhau.

Câu chuyện về anh Mường Rồ và cô Ngơ (Mẫu Thượng Ngàn) lại được kể hoàn toàn khác tùy thuộc vào địa vị, tuổi tác của mỗi người: “Chuyện anh Mường, dưới mắt các cụ kỳ mục là câu chuyện về lệ làng, đạo đức. Dưới mắt các ông tuần đinh, đó là chuyện võ nghệ siêu cường. Còn dưới con mắt bọn thanh niên, đó lại là chuyện si mê kỳ lạ. Cuối cùng dưới

con mắt lũ trẻ chăn trâu, đó lại là chuyện hề vui nghịch ngợm” [36, 151]. Chuyện cô Mùi

lấy ông Tây Philippe cũng có khá nhiều lời đồn đại:

“Có lời đồn sở dĩ cô Mùi, một cô gái thuộc gia đình nề nếp, đã trái lời cha lấy người ngoại tộc, bởi vì cô là người con có hiếu. Philippe ghê gớm lắm. Để bắt buộc Mùi phải lấy mình, ông cho người gặp riêng cô, dọa rằng nếu cô không chịu lấy, sẽ cho bắt ông đồ Tiết một lần nữa. Thương cha già, đã bị tù tội trở về, nay nếu bị tù lần nữa vào lúc tuổi đã cao, thì ông cụ chịu làm sao nổi. Vì vậy, cô đành nhắm mắt đưa chân. Chả biết lời đồn ấy có đúng không, hay chỉ là cách bào chữa cho cô?

Lại có lời đồn: Cô Mùi có tướng sát phu. Cô tin ở cái sức mạnh đàn bà huyền bí của

mình. Chính kẻ thù của cô ham mê cái sức mạnh huyền bí ấy, nhờ đó cô trả được thù” [36,

387 – 388].

Với điểm nhìn trần thuật linh hoạt như vậy, nhà văn vừa có thể dẫn dắt câu chuyện theo ý đồ sáng tạo của mình, đồng thời để nhân vật tự bộc lộ ý nghĩ chủ quan của bản thân, tránh cái nhìn phiến diện, một chiều.

Mỗi điểm nhìn đều có sự bình đẳng, độc lập, không có điểm nhìn bao trùm, chi phối các điểm nhìn khác. Nhà văn đưa người đọc vào một cuộc đối thoại lớn. trong đó, mỗi người tùy thuộc vào vị thế, tuổi tác, kinh nghiệm sống của mình lại có cách nhìn khác nhau.

Mẫu Thượng Ngàn là một cuộc đối thoại lớn, cuộc đối thoại trên nhiều phương diện: quốc

gia, giai cấp, văn hóa… Trên phương diện quốc gia đó là cuộc đối thoại giữa kẻ đi xâm lược và những người bị xâm lược: thực dân Pháp – dân tộc Việt; trên phương diện giai cấp, là cuộc đối thoại giữa tầng lớp sĩ phu yêu nước đã mất hết vai trò lịch sử với tầng lớp trí thức trẻ đang tìm đường… Các cuộc đối thoại này xung quanh vấn đề văn hóa Việt, dân tộc Việt. Những kẻ đi xâm lược muốn biến nước này thành một tiểu vương quốc Pháp, coi nền văn hóa Pháp là nền văn hóa ưu việt, dân tộc Pháp là dân tộc văn minh còn văn hóa bản địa là thứ văn hóa rừng rú, quàng xiên, mê muội, dân tộc bản địa là những người ngu muội, dã man, hèn nhát. Người Pháp tin rằng họ sẽ chiếm được xứ sở này bằng sức mạnh. Trong khi đó, người dân Cổ Đình vẫn lặng lẽ chứng tỏ sức sống Việt, văn hóa Việt vẫn trường tồn bằng việc trở về với tín ngưỡng nguyên sơ, thuần Việt. những sĩ phu yêu nước thuộc tầng lớp Nho học như cụ đồ Tiết, cụ tú Cao, cụ Lễ… giờ chỉ biết thở dài im lặng trước thời cuộc. Họ bế tắc trong việc tìm ra con đường giải phóng dân tộc. Tầng lớp trí thức trẻ: Huy, Tuấn, Quế… lại hăm hở đi tìm một con đường cứu nước mới. Những nhà thuộc địa trứ danh (Philippe, Julien) sang đây với tâm thế của kẻ chinh phục, còn nhà văn hóa (René) muốn tìm hiều nền văn hóa phương Đông…

Điểm nhìn trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh đa dạng, linh hoạt. Mỗi điểm nhìn lại có tiếng nói riêng, bình đẳng lẫn nhau. Tác phẩm trở thành một bản hòa âm đa thanh, phức điệu. Với việc hiện đại hóa điểm nhìn trần thuật, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã đi tiên phong trong việc hiện đại hóa cách viết tiểu thuyết lịch sử.

Một phần của tài liệu tiểu thuyết lịch sử của nguyển xuân khánh (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)