Giọng điệu trang trọng, khoan tha

Một phần của tài liệu tiểu thuyết lịch sử của nguyển xuân khánh (Trang 88 - 91)

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

3.2.2.1. Giọng điệu trang trọng, khoan tha

Trong tác phẩm Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh sử dụng giọng kể trang trọng, khoan thai. Giọng điệu này phù hợp với một tác phẩm viết về không khí cổ xưa và những nhân vật lịch sử tầm cỡ như Hồ Quý Ly, Trần Khát Chân, Trần Nguyên Hàng, Trần Nghệ Tông…

Giọng điệu trang trọng thể hiện rất rõ ở cách nói năng, xưng hô giữa các nhân vật. Cách nói năng, xưng hô phải tuân theo một chuẩn mực nghiêm ngặt của chốn cung đình, phải thể hiện được thứ bậc chức danh, địa vị của từng người, không thể xưng hô một cách tùy tiện, suồng sả. Trong chốn cung đình, lễ nghĩa là điều tối quan trọng, có những cách nói năng, xưng hô không đúng mực sẽ mang trọng tội, đặc biệt là trong mối quan hệ quân - thần. Nhà vua tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực tối cao trong một nước, được gọi là thiên tử (tức con trời). Cách xưng hô với nhà vua phải vô cùng cung kính, trang nghiêm. Khi nói chuyện với nhà vua phải quỳ lạy, tâu, bẩm… Chu Văn An là một thầy giáo “đạo cao đức trọng”, tuổi tác đã cao lại từng là thầy dạy của Nghệ Hoàng nhưng trước nhà vua (học trò cũ) vẫn phải giữ phép quân - thần. Khi Nghệ hoàng tỏ ý muốn mời ông ra giúp việc nước. Chu Văn An đã cung kính thưa: “Tâu bệ hạ, thần nay đã quá già, lại ốm yếu luôn e không đương nổi công việc. Bệ hạ là người sáng suốt nhân từ, đó là điều đại phúc cho dân. Bệ hạ lại trải qua nhiều năm làm quan đầu triều, hiện nay, lại xuất hiện nhiều nhân tài… Thần chỉ mong bệ hạ coi dân như con, cùng chia sẻ vui buồn với dân… lấy vương đạo làm

con đường hướng thượng” [35, 118].

Hồ Quý Ly vừa có quan hệ họ hàng với Trần Nghệ Tông, là bạn từ nhỏ của nhà vua và cùng kết nghĩa thông gia nhưng vẫn xưng hô với nhà vua trong quan hệ quân – thần:

“Một hôm Nghệ Tông gọi Quý Ly vào cung và hỏi:

- Phu nhân của khanh khuất núi đã được mấy năm rồi?

- Tâu bệ hạ đã tròn 5 năm. Cháu Nguyên Trừng năm nay tám tuổi, cháu được ba tuổi khi mẹ

cháu qua đời.

- Khanh có còn nhớ công chúa Huy Ninh, cô công chúa Nhất Chi Mai ấy – Nghệ Tông mỉm

Trong xã hội phong kiến, tất cả mối quan hệ đều đặt dưới quan hệ quân – thần. Đứng trước nhà vua mọi người đều phải cung kính, trang nghiêm kể cả những người thân ruột thịt. Điều này thể hiện quyền lực tối thượng của người đứng đầu đất nước.

Đối với các quan thì xưng hô theo chức danh, thứ bậc. Trần Nguyên Hàng là quan thái bảo, Trần Khát Chân là thượng tướng nên khi nói chuyện với nhau sẽ gọi theo chức quan:

“Câu chuyện chợt sững lại, Nguyên Hàng trầm ngâm rất lâu rồi thì thầm:

- Thượng tướng nhớ truyện Trần Nguyên Diệu chứ? Chính tay ông đã chặt đầu Nguyên Diệu

- Diệu đầu hàng Chế Bồng Nga…

- Không hẳn là đầu hàng. Diệu căm giận Quý Ly, cầu viện họ Chế, định nhờ tay Chế để giết

Quý Ly.

- Tôi hiểu ý thái bảo rồi! - Phải tự tay chúng ta thôi… - Thái bảo đúng.” [35, 155]

Ngay trong quan hệ gia đình: vợ - chồng, cha – con cũng vừa gần gũi vừa trang trọng. Đối với Hồ Nguyên Trừng và Hồ Hán Thương vừa là cha vừa là thái sư đương triều, nắm nhiều quyền lực. Hồ Hán Thương coi cha mình là vị “minh chủ”, vì vậy rất tôn kính, sùng bái cha: “Con khâm phục cha! Con sùng kính cha! Cha thân mật mà tài giỏi! Cha kiêu

ngạo mà giản dị, cha cứng rắn mà dịu dàng” [35, 89].

Giọng điệu khoan thai thể hiện rất rõ ở cách trần thuật của nhà văn. Nguyễn Xuân Khánh có vốn hiểu biết rộng, kiến thức uyên thâm và vận dụng linh hoạt những điều đó vào trong tác phẩm. Ở mỗi sự việc, nhân vật, tác giả đều từ tốn dẫn dắt người đọc tìm hiểu cặn kẽ. Mở đầu Hồ Quý Ly là Hội thề Đồng Cổ, tác giả giới thiệu cho người đọc về nguồn gốc, việc chuẩn bị, nghi thức diễn ra hội thề… và giới thiệu kỹ hai đồ tế khí là Đại Hồng Chung và Đại Đồng Cổ. Đại Hồng Chung là chiếc chuông chùa Yên Tử. Khi vua Trần Thái Tông bỏ lên núi Yên Tử định cắt tóc đi tu, Trần Thủ Độ kéo cả triều đình lên cầu xin nhà vua trở về. Khi vua chia tay, Phù Vân quốc sư đã tặng nhà vua để kỉ niệm cái duyên kỳ ngộ ấy. Còn Đại Đồng Cổ là chiếc trống đồng do nhân dân vùng An Định, Thanh Hóa đào được năm Mậu Ngọ (1258) khi vua Trần Thái Tông đại thắng quân Nguyên lần thứ nhất. Nhân dân đã rước chiếc Đại Đồng Cổ lên Thăng Long tiến vua để đưa vào thờ ở miếu thần hộ quốc. Khi

viết về vườn ngự uyển, nhà văn giới thiệu về diện tích, địa điểm, hình dáng, quá trình “thịnh suy” và cả những giai thoại gắn liền với nó:

“Vườn ngự uyển nằm ở phía Bắc hoàng thành, trên một diện tích hàng trăm mẫu ruộng. Dựa trên địa thế tự nhiên, nó được ngăn cách với bên ngoài bằng một cái hồ dải ở phía đông, hai phía tây, bắc là những cánh rừng giới hạn bởi hào và lũy tre, phía nam liền với hoàng thành. Bên kia hồ là những dinh thự, đình các của các vương hầu soi bóng vàng son nguy nga xuống mặt nước. Bên này hồ là những công trình nhằm phục vụ việc vui chơi giải

trí, việc nghỉ ngơi hóng mát của hoàng gia…” [35, 419]

Mỗi nhân vật, nhà văn đều giới thiệu đầy đủ nguồn gốc, hoàn cảnh xuất thân, phát triển của nhân vật, kể cả những nhân vật phụ. Thanh Mai là một kỹ nữ xinh đẹp, tài hoa, nổi tiếng khắp kinh thành. Nàng được nhiều người mến mộ, nhiều người muốn lấy nàng làm vợ nhưng nàng đều từ chối. Một người con gái đẹp, trẻ trung lại cự tuyệt mọi tình cảm khiến nhiều người thắc mắc. Ít ai biết được rằng, nàng đã trải qua một cuộc đời đầy loạn lạc, tủi cực, phải chịu nhiều đau đớn, giày vò. Xuất thân trong một gia đình làm nghề chài lưới, sống ven biển, cha mẹ đều là những người hát hay, đàn giỏi. Thanh Mai thừa hưởng tất cả những điều đó từ song thân. Năm lên mười ba tuổi, mẹ nàng và nàng bị quân Chiêm bắt sang Chiêm Thành, cha nàng bị giết chết. Nàng trở thành vũ nữ của vua Chiêm và được Chế Bồng Nga để ý. Ông vua kiệt hiệt của nước Chiêm có một thú vui là giày vò những người con gái Đại Việt. Họ càng đau đớn, ông càng vui thích. Chính vì nàng biết đau đớn mỗi lần bị ông giày vò nên thoát chết. Nhưng cũng từ đó, nàng ghê sợ đàn ông. Khi Trần Khát Chân giết được Chế Bồng Nga, đánh tan quân Chiêm. Nàng được thượng tướng cứu thoát, đưa về và trở thành con nuôi của Trần Khát Chân. Thượng tướng đã dùng nàng khi thực hiện mỹ nhân kế nhằm chống lại Hồ Quý Ly nhưng nàng đã thú nhận với cha nuôi rằng nàng không thể làm được điều đó vì nàng đã yêu Hồ Nguyên Trừng. Đêm trước khi lên Yên Tử, Thanh Mai đã kể cho Nguyên Trừng nghe tất cả về cuộc đòi mình.

Một nhân vật phụ ít người đọc để ý nhưng cũng được nhà văn giới thiệu khá đầy đủ và có những phẩm chất thật đáng quý, đó là ông già Lặc, lão bô bộc của cụ lang Phạm, ông ngoại Hồ Nguyên Trừng. Ông già Lặc vốn người Chiêm, được cụ lang Phạm đưa về trong đoàn quân Chiêm bị Đại Việt bắt. Cụ Phạm đối xử với ông như người thân nên ông già Lặc vô cùng tận tụy và trung thành. Khi cụ lang Phạm lên núi Yên Tử, người nô bộc già vẫn phục vụ Hồ Nguyên Trừng và chăm nom vườn thuốc. Thương người nô bộc già cả, cô đơn nên Hồ Nguyên Trừng đã cho ông lên núi Yên Tử sống cùng với ông ngoại mình.

Với giọng kể chậm rãi, khoan thai, nhà văn đã cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ và sâu sắc về mỗi sự việc và nhân vật trong tác phẩm. Giọng điệu này phù hợp với chất tiểu thuyết, một thể loại tự sự cỡ lớn, có khả năng bao quát nhiều phương diện về cuộc sống, con người. Đồng thời, giọng điệu này cũng phù hợp với một nhà văn từng trải, có nhiều kinh nghiệm, kiến thức như Nguyễn Xuân Khánh.

Một phần của tài liệu tiểu thuyết lịch sử của nguyển xuân khánh (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)