Mạch nguồn văn hóa Việt trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh

Một phần của tài liệu tiểu thuyết lịch sử của nguyển xuân khánh (Trang 62 - 71)

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

2.2. Mạch nguồn văn hóa Việt trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh

Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng với nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Trên thế giới có rất nhiều định nghĩa về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau. Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”.

Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và NXB Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả cho rằng: Văn hóa – vô sở bất tại: Văn hóa - không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi nào có con người nơi đó có văn hóa.

Tựu trung lại, văn hóa có thể hiểu là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên. Văn hóa có hai loại: văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất. Văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa phi vật chất là những ý niệm, tín ngưỡng, phong tục tập quán, giá trị, chuẩn mực… tạo nên một hệ thống. Văn hóa vật chất bao gồm những sáng tạo hữu hình của con người trong xã hội như: các công trình kiến trúc, phương tiện giao thông, máy móc thiết bị… Văn hóa làm nên bản sắc riêng cho mỗi dân tộc. Người ta nhận ra diện mạo của dân tộc dựa trên những bản sắc văn hóa riêng. Văn hóa có thể biến đổi theo thời gian để phù hợp với con người mỗi thời đại nhưng những tinh hoa văn hóa thì cần được giữ gìn, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bởi lẽ mất đi cốt lõi văn hóa riêng, dân tộc đó sẽ không tồn tại. Trong thời đại ngày nay, khi đất nước hội nhập với tất cả các nước trên thế giới, chúng ta càng cần phải có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc: chúng ta hòa nhập chứ không phải hòa tan.

Nguyễn Xuân Khánh là nhà văn hóa lớn, điều đó thể hiện rất rõ trong các tác phẩm của ông. Nhà văn rất am tường về văn hóa dân tộc. Chúng ta có thể tìm thấy cả một kho tư liệu văn hóa dân tộc trong các cuốn tiểu thuyết lịch sử của ông, từ phong tục tập quán, lễ hội đến tín ngưỡng tôn giáo… Ở đâu cũng thấy chất văn hóa bàng bạc. Tác giả có cái nhìn về con người, sự vật hiện tượng dưới góc độ văn hóa rất sâu sắc, tinh tế.

Trong Mẫu Thượng Ngàn, chúng ta được thưởng thức một bữa tiệc về văn hóa hết sức phong phú, đa dạng, đấy hấp dẫn. Ở đó, mạch nguồn văn hóa Việt thể hiện trước tiên ở tín ngưỡng thờ Mẫu. Đạo Mẫu là một tín ngưỡng thuần Việt, ra đời từ rất lâu và vẫn lưu truyền trong dân gian. Ở khắp nơi trên đất nước đều có điện thờ Mẫu. “Bất cứ điện thờ Mẫu nào ta cũng thấy bài trí một hậu cung sâu thăm thẳm như một chiếc hang, chiếc động. Bên ngoài vẽ hoặc chạm khắc những cây đại thụ, rễ chùm, rễ phụ bao quanh lấy cửa động. Lại nữa, đôi bạch xà (rắn trắng) uốn khúc ngoằn ngoèo từ cửa động và tới hậu cung”, “Điện thờ này dựng theo hình tượng sinh nở của người Mẹ. Và con rắn trắng từ hang sâu ra ngoài, tựa như cuống nhau nối với tử cung, nuôi dưỡng thai phôi vậy. Điều này còn cắt

nghĩa, tục thờ này bắt nguồn từ thời Mẫu hệ”[22, 265] Tín đồ của đạo Mẫu khá đông, phần

phát triển nhưng nó đã trở thành một tín ngưỡng dân gian lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu có tục hầu bóng, lên đồng. Những cô đồng bà cốt là những người có căn mạng bắc ghế hầu Mẫu. Một người có thể đóng nhiều giá đồng khác nhau với những trang phục, dụng cụ, lời nói, điệu múa… khác nhau. Trong cuộc hầu đồng luôn có những người cung văn đàn hát gọi là hát chầu văn. Trong khói hương tỏa ngát, tiếng đàn, tiếng hát, điệu múa của các giá đồng và các con nhang đệ tử thành kính hướng về Mẫu đã tạo ra một không gian vừa thực vừa mơ đầy linh thiêng. Khi đó, con người thoát khỏi mọi tục lụy của trần gian, được gột rửa, siêu thoát, thăng hoa. Là một tín ngưỡng nguyên sơ thoát thai từ lòng dân tộc, mang yếu tố bản địa nên đạo Mẫu luôn là nơi trú ngụ của những tâm hồn đau khổ, chịu nhiều cay cực trong cuộc đời. Trong tác phẩm, chúng ta thấy nhà văn rất am tường về đạo Mẫu, về tâm lí của những người dân quê. Đạo Mẫu đã trở thành nơi nương tựa cho những người dân trong hoàn cảnh đen tối của dân tộc. Qua những thăng trầm, loạn li con người trở về với Mẫu, trở về với Mẹ để tìm sự ấm áp, yên bình. Mẫu luôn ngự trị trong mỗi người, bởi lẽ: “Mẫu là hồn của đất. Mẫu là cơm gạo ta ăn, cho hoa trái

bốn mùa tươi tốt” [36, 421] Dùng tín ngưỡng dân tộc để thể hiện sức sống trường tồn của

văn hóa dân tộc, Nguyễn Xuân Khánh quả là một nhà văn hóa lớn. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã tạo nên bản sắc văn hóa riêng cho người Việt, là mạch nguồn chảy mãi trong đời sống nhân dân.

Những phong tục, tập quán, sinh hoạt dân gian đã tạo nên diện mạo riêng cho văn hóa dân tộc. Mỗi đất nước đều có những phong tục, tập quán, sinh hoạt dân gian riêng bắt nguồn từ cuộc sống của người dân. Trong tiểu thuyết lịch sử của mình, Nguyễn Xuân Khánh đã cho chúng ta thưởng thức một bữa tiệc văn hóa đa dạng, phong phú. Tang ma, cưới xin là những phong tục phổ biến, quan trọng đối với người Việt. Tang ma là lúc con người trở về với tổ tiên, chấm dứt cuộc sống chốn dân gian, là lúc con cháu thể hiện lòng hiếu thuận, tiếc thương đối với người đã mất. Trong Mẫu Thượng Ngàn, chúng ta chứng kiến rất nhiều đám tang với những cách thức khác nhau tùy vào mỗi vùng, mỗi thời điểm… Đám tang của vợ cụ trưởng Kiên không thể thiếu tiếng kèn đưa tiễn bởi họ là những nghệ nhân hát chầu văn nổi tiếng, suốt đời gắn với cây đàn, điệu hát. Đám tang của người đồng chiêm cũng khác người đồng cạn. Ở đây nước mênh mông bốn mặt, người chết không chỉ vùi dưới đất mà còn vùi dưới nước: “Đám ma của người đồng chiêm sao mà thảm thiết. người đồng cạn chết đi thân vùi sâu ba thước đất. Còn người đồng chiêm chết đi, thân đã vùi dưới đất, lại còn vùi thêm dưới nước. Trên đồng cạn người ta nhìn thấy còn lô xô những nấm mồ hoang

lạnh. Còn ở đồng chiêm, nhìn ra cánh đồng mùa lũ, chỉ thấy nước trắng phẳng lì” [36, 19]. Đám ma của người chết trùng tang còn phức tạp hơn nhiều. Vợ cả của lí Cỏn chết trùng tang với đứa con trai: hai mẹ con cùng tuổi, sinh cùng giờ, chết cùng giờ. Trong quan niệm dân gian, trùng tang là một tai họa bởi đã đụng đến ông “Thần trùng”. Ông ta có thể bắt tiếp những người khác trong gia đình. Vậy nên, để đánh lừa ông Thần trùng quỷ quyệt, người ta phải tiến hành theo những nghi thức riêng. Biết là đám trùng tang nhưng không ai được hé môi nhắc đến, cứ phải thản nhiên như là đám tang thường; bỏ vào miệng người chết một nắm kim nhọn hoắt, khâu hai môi người chết lại để tránh thần trùng dùng mọi hình thức tra tấn làm người chết phải khai ra họ tên, ngày sinh tháng đẻ của những người nhà, người chết cũng không thế nói được; đường đi đưa đám phải ngoắt ngoéo, phức tạp, mở những đường riêng để người chết không nhớ lối dẫn ông Thần trùng về nhà; khi chôn cất người chết, phải chôn bán âm bán dương… Các bước tiến hành một đám trùng tang đã được nhà văn miêu tả rất lỹ lưỡng, chi tiết thể hiện sự am hiểu sâu sắc. Với cái nhìn của nhà dân tộc học Nguyễn Xuân Khánh, ngay đến tiếng kèn đám ma cũng được nâng lên thành nghệ thuật. Tiếng kèn xuất hiện nhiều lần, gắn liền với phong tục tang ma. Có thể nói đám tang của người Việt không thể thiếu tiếng kèn. Tiếng kèn giúp cho người chết được siêu thoát, thanh thản về nơi chín suối; tiếng kèn làm thổn thức trong lòng người đưa tiễn biết bao tình cảm đối với người đã mất, làm người ta có thể than khóc, nỉ non cùng người chết. Tiếng kèn là sự giao hòa hai thế giới âm – dương cách biệt.

Nếu tang ma là việc đau buồn thì cưới xin lại là việc đại hỉ. Người Việt ở chốn thôn quê rất coi trọng lễ nghĩa, đám cưới là dịp để thể hiện lễ tiết. Phong tục cưới xin xưa rất nhiều nghi lễ, tốn kém. Vậy nên, có những chàng trai nghèo không lấy được vợ hoặc vay tiền cưới vợ rồi suốt đời phải làm trả nợ. Để khắc họa rõ nét tục lệ cưới xin của người Việt, tác giả đã kể tỉ mỉ đám cưới của một chàng trai Pháp lấy cô gái người Việt, chàng bác sĩ Alexandre lấy cô Nguyệt, con gái cụ tú Cao. Đây là đám cưới to, mẫu mực, theo đúng nghi lễ của người Việt. Đầu tiên phải đem lễ ra đình kính cáo với thành hoàng làng, sau đó có lời với các vị kì mục và bô lão. Tiếp theo, đến nhà thờ đại tôn của họ Vũ Xuân để kính cáo tổ tiên, đến nhà trưởng họ để lễ gia tiên. Làm đại tiệc đãi cả làng. Nộp gạch để xây đường làng.

Trong sinh hoạt văn hóa, lễ hội là điều không thể thiếu. Người dân có thể thiếu ăn nhưng không thể thiếu hội. Hội không chỉ là dịp vui mà còn là lúc giải tỏa những khao khát

thầm kín của con người. Trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh, tác giả rất công phu, kĩ lưỡng khi viết về ngày hội. Đó là những Hội thề mang nghi thức quốc gia như Hội thề Đồng Cổ, Hội thề Đốn Sơn, lại có những ngày hội của từng địa phương như Hội ông Đùng bà Đà của người dân làng Cổ Đình.

Mở đầu tác phẩm Hồ Quý Ly là hội thề Đồng Cổ, “Hội thề Đồng Cổ là ngày lễ lớn của Thăng Long. Nó được cử hành vào ngày mồng bốn tháng tư hàng năm. Đó là một lễ hội thuần Việt rất được dân kinh đô xem trọng ở thời Lý Trần, tiếc rằng đã bị các triều vua sau

này nho hóa bỏ mất” [35, 11]. Hội thề Đồng Cổ nhằm tưởng nhớ thần Đồng Cổ, vị thần đã

nhiều lần báo mộng giúp vua Lý Thái Tông đánh thắng giặc xâm lược và dẹp yên sự nổi loạn của các vương. Năm đó, hội thề được vua Trần Nghệ Tông tổ chức rất lớn, cho đem rước linh khí Đại Hồng Chung và Đại Hồng Cổ, những vật thiêng chỉ được rước những năm đặc biệt như năm thắng giặc hay vua mới lên. Hội thề diễn ra trong giai đoạn suy vong của nhà Trần, triều đình chia thành nhiều phe cánh, đất nước rối ren, loạn lạc. Vua Nghệ Tông muốn dùng hội thề này để kêu gọi lòng trung trinh của bá quan trong triều, kêu gọi nhân dân hướng về nhà Trần. nghệ Hoàng đã hô to lời thề: “Kẻ làm tôi bất trung thì thần minh tru

diệt” [35, 21]. Đây là hội thề mở đầu tác phẩm nhưng khép lại một vương triều. Ngược lại,

hội thề Đốn Sơn ở Thanh Hóa kết thúc tác phẩm nhưng mở ra một triều đại khác. Hội thề Đốn Sơn đã diễn ra một cuộc thanh trừng khốc liệt. Trong hội thề, phe bảo thủ đã bị tiêu diệt và sự lên ngôi của phe cách tân. Nếu như lễ hội của cung đình mang màu sắc chính trị thì lễ hội trong dân gian lại rất hồn nhiên, mang đậm tính phồn thực. Hội làng Cổ Đình là một ngày hội lớn. Lễ hội diễn ra trong ba ngày, từ ngày mười một tháng ba đến ngày mười ba tháng ba. Thông thường một lễ hội gồm có hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ là các nghi thức thiêng liêng diễn ra ở đình làng do các bô lão và các vị kì mục làng thực hiện, phần hội là lúc vui chơi, phần này thu hút nhiều người đến hội. Hội rước ông Đùng bà Đà không diễn ra hàng năm, khoảng mười năm mới có một lần, mỗi lần tổ chức đều rất linh đình. Chính vì vậy mà trong làng ai ai cũng háo hức, mong chờ. Thích nhất là lễ rước ông Đùng bà Đà và tục “trải ổ” sau đó. Ông Đùng bà Đà đã trở thành những nhân vật huyền thoại, một huyền thoại mang đậm nét phồn thực. Sau lễ rước ông bà là tục “trải ổ”. “Tục lệ cho phép trai gái yêu nhau, dù chưa cưới xin, được phép tạo một chiếc giường tình, được phép tạo một cái ổ thơm tho, êm ái cho cuộc yêu đương của mình, trong một hang đá hoặc dưới một vòm cây nào đó ở trong rừng cạnh núi Đùng… Điều ấy được dân làng cho phép trong tháng ba, tháng tư. Cô gái nào có mang trong lúc trải ổ trong thời kỳ ấy, được coi là

rất may mắn. Cô ta sẽ sinh quý tử”[36, 725]. Đây là một tục lệ có từ xa xưa và cũng là điều gây hứng thú cho tất cả những người đi xem hội. Những cặp trai gái yêu nhau, hẹn hò nhau từ trước, sau đám rước họ dắt tay nhau vào rừng, đến những chiếc ổ thơm tho đã làm sẵn. Hội là lúc giải tỏa những ẩn ức, khao khát thầm kín của con người, người ta được sống tự do những phút giây ít ỏi. Có lẽ, tục “trải ổ” chính là khao khát tự do yêu đương, tự do hôn nhân của con người trong xã hội phong kiến nhiều phép tắc, luật lệ.

Trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh, ta còn bắt gặp những cách sinh hoạt hàng ngày nhưng tinh tế, trở thành một nét văn hóa thanh tao. Việc hứng nước mưa sao cho nước thơm mùi hoa cau cũng là một nghệ thuật. Cây cau phải luôn sạch sẽ không cho chim làm tổ. Bởi nếu chim làm tổ, nước sẽ bị bẩn không còn thanh khiết. Nước mưa rơi xuống theo tán cau chảy vào bể, nước sẽ thơm mùi hoa cau. Còn nước mưa ở mái ngói cũ có nhiều rêu mốc, nước sẽ ngai ngái. Cụ đồ Tiết là một nhà nho uyên thâm lại là người tinh tế nên bể nước nhà cụ khi nào cũng thơm mùi hoa cau, đem pha trà rất ngon. Bắt chim cu cườm cũng phải có nghệ thuật, đó là nghệ thuật bắt cu cườm. Chim cu cườm có tiếng hót rất hay nhưng lại là một giống chim tinh khôn nên không phải ai cũng bắt được. Muốn bắt được chúng phải hiểu tính nết, cách sinh hoạt của chúng lại phải kiên nhẫn, không thể vội, nếu vội sẽ hỏng. Cụ đồ Tiết muốn bắt con chim cu cườm ở làng Già để làm lễ vật dâng Mẫu ngày trình làng của hai cha con Trịnh Huyền. Gia đình của cụ có nghề bẫy chim cu cườm, đó là nghề mà cụ cố truyền lại. Đáng lẽ ra chính tay cụ sẽ đi bẫy chim nhưng mấy hôm nay cụ không được khỏe nên sai con trai đi. Trịnh Huyền cũng là một người bẫy chim rất giỏi nên ngay lần bẫy đầu tiên đã bắt gọn con chim tinh khôn.

Thượng tướng Trần Khát Chân là một võ tướng nhưng có một thú chơi rất tao nhã: chơi hoa mai. Hàng năm thượng tướng đều mở tiệc “Đại Mai” để mời mọi người tới thưởng thức. Thái ấp của thượng tướng nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long, nơi có cây mơ đặc sản, người ta vẫn gọi dân vùng đó là dân Kẻ Mơ. Từ khi về đây, Trần Khát Chân đã biến vùng đất của mình thành Trại Mai. Trại Mai nổi tiếng khắp kinh thành bởi những giống mai quý, đẹp và rất hiếm: “Cây mai đẹp vì dáng, vì hoa, vì quả, còn vì lá của nó. Có giống mai

Một phần của tài liệu tiểu thuyết lịch sử của nguyển xuân khánh (Trang 62 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)