Giọng điệu hài hước, dí dỏm, suồng sả.

Một phần của tài liệu tiểu thuyết lịch sử của nguyển xuân khánh (Trang 91 - 94)

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

3.2.2.2. Giọng điệu hài hước, dí dỏm, suồng sả.

Mẫu Thượng Ngàn lại là một giọng điệu hoàn toàn khác. Nhà văn viết về văn hóa

Việt, tìm cội rễ ở văn hóa làng, văn hóa dân gian. Vậy nên, tác giả sử dụng giọng điệu hài hước, dí dỏm, suồng sả. Khi đọc Mẫu Thượng Ngàn, nhiều lần người đọc phải phá lên cười bởi giọng điệu hài hước, dí dỏm của nhà văn. Trong cuộc họp của các vị kỳ mục làng, không khí trang trọng bị phá vỡ khi Lý Cỏn nhắc đến tích “lên tiên”. Tích “lên tiên” có nguồn gốc như sau:

“Ở cuối làng có quán bà đĩ Ong, dưới gốc cây gạo. Chồng bà đĩ Ong mắc ho lao, nhưng vợ lại đẻ được thằng cu xinh đẹp đáo để. Ông Lý ra quán, bế thằng bé lên, hỏi tên nó là gì. Bà đĩ Ong bảo:

- Ông ấy là Ong, tôi định đặt tên cho nó là Bướm.

- Bướm hả? Con trai sao lại đặt là Bướm. Nghe nó tức cười. hay thế này, tôi đặt tên hộ cho.

Gọi nó là Điệp thì hay hơn. Nguyễn Văn Điệp. Đúng! Chữ nho điệp cũng có nghĩa là Bướm. Bà đĩ Ong cảm cái ơn ấy nên để ông Hương nhận Điệp là con nuôi. Ông hương không có con trai, chỉ độc mụn con gái, nên cũng khoái. Tiếng là nhận con nuôi, nhưng ông hương có nuôi Điệp ngày nào đâu. Thằng Điệp được cái học hành sáng láng. Bà đĩ Ong nuôi nó đỗ được bằng Sép phi ca. Ông hương đi đến đâu cũng khoe nhắng lên: Thằng Điệp nhà tôi đỗ bằng Sép phi ca, ngang như các cụ ngày xưa đỗ tú tài. Người làng vẫn ngờ cái vụ con nuôi này lắm. Đến mấy năm sau, ông chồng bà Ong ốm nặng, suốt ngày đêm trùm cái chăn chiên đỏ nằm trên giường. Rồi một đêm, ông hộc ra một đống máu mà chết. Các bà chép miệng: - Khổ! Vợ thì cứ phây phây. Chồng lại ho lao thổ huyết. Chết là phải.

Cánh trai tuần đinh cười hì và kể:

- Có phải thổ máu vì ham mê vợ đâu. Còn sức đâu mà làm.

- Ông ấy không làm thì đã có ông tiên làm hộ. Một đêm ông tiên mò vào nhà lão Ong, lên

giường với mụ đĩ Ong. Lão Ong nằm ở giường bên cạnh đã ngủ thiếp rồi. Lão tiên cùng mụ Ong ôm nhau ở giường sát bên, lấy cái chăn rách trùm lên người. Lão Ong đang ngủ cứ

thấy bên giường vợ cục kịch. Lão bỏ chăn trùm đầu ra. Ánh ngọn đèn dầu lạc tuy mù mờ nhưng cũng đủ để lão trông thấy cái chăn rách cứ nhô lên hụp xuống liên tục. Lão hổn hển, định ngồi dậy bắt quả tang, thì lại nghe tiếng vợ lão rên lên ầm ầm:

- Sao thế này? Tôi lên tiên, ới ông tiên ơi! Lên tiên!

Lão Ong tức quá, hét to, thế là hộc máu ra ồng ộc, ngã vật xuống chết tươi.” [36,

126 – 127]

Ông Đùng bà Đà đã trở thành những nhân vật huyền thoại đối với người dân làng Cổ Đình. Hội rước ông bà luôn được mọi người háo hức chờ đợi. năm ấy, làng Cổ Đình làm hội rất to, cụ phó cối đã làm hai hình nhân ông bà đầy tinh quái:

“Lúc này, tất cả mọi người đều đổ dồn nhìn vào hai người hình nhân. Bảo là hai người hình nhân khổng lồ cũng được, mà bảo là hai con rối khổng lồ cũng được. Ông Đùng cao to gấp ba, bốn người thường, cao to tới mức có đủ chỗ cho hai người lớn chui vào bên trong để khiêng và điều khiển những máy gỗ kiểu như ta điều khiển con rối. Họ có thể làm cho cái đầu lắc lư và đôi mắt đảo đi đảo lại để biểu lộ sự hoan hỉ tinh quái. Họ cũng có thể làm cho đôi tay người khổng lồ giơ lên, hạ xuống, ôm choàng thân mật. Bà Đà là một hình nhân bé hơn ông Đùng chút ít. Cũng như ông Đùng, bà cũng có thể lắc lắc đầu và giơ tay lên xuống. Chỉ có một điều khác: người ta có thể điều khiển cho ông bà há miệng tròn to, kiểu há miệng thơ ngây khi con người vui thích.

Ông Đùng mặc áo đỏ, quần đỏ. Mặt hồng, có râu, có ria. Thực ra, người ta không làm máy điều khiển râu, ria nhưng cụ phó Cối là người hóm hỉnh, cho nên cụ để cho hai chòm ria có thể tự chuyển động. Khi cái đầu ngoẹo sang một bên, lập tức bộ ria cũng biết cử động theo. Nhờ đôi mắt biết đảo đi đảo lại, đôi ria biết ngọ nguậy, nên trông bộ mặt ông Đùng thật ngộ nghĩnh và sinh động.

Bà Đà mặc áo xanh, quần xanh. Mặt trắng, lông mày đen nhánh. Trông bà thật đẹp và đa tình. Ông cụ phó cối này đã già rồi mà vẫn còn tếu. Ông làm cho bà Đà một đôi vú hẳn hoi, mà lại là loại vú ấm giỏ mới nghịch chứ. Đan đôi vú bằng nan tre, phất giấy hồng. Bà Đà mặc yếm trắng. Đôi vú cũng lại biết cử động. Khi rước, đôi lúc gió núi đánh tốc cái yếm lên, để lộ ra đôi vú hồng thây lẩy, núng nính. Đám con gái lại được dịp ồ lên ngắm

nghía đôi vú to đúng bằng hai quả mít đại” [36, 727 – 728].

Nhiều đoạn văn miêu tả cơ thể người phụ nữ cũng như hoạt động giao phối giữa người đàn ông và người đàn bà. Người phụ nữ trong Mẫu Thượng Ngàn, người nào cũng đẹp,cũng hừng hực sức sống, một vẻ đẹp gợi sự mặn nồng và hứa hẹn sự sinh sôi, nảy nở.

Cô Ngơ mặc dù ngớ ngẩn lại nghèo nhưng thân hình cô đầy gợi cảm: “Tuy không đứa nào chịu lấy Ngơ, nhưng đám con trai trông thấy cô đứa nào cũng thèm. Thèm vì cô không xấu lại trắng trẻo bụ bẫm. Thèm vì cô đặc biệt có đôi vú ấm giỏ rõ to. Cái yếm đào rách, lại bé, không đủ rộng che đôi vú ấy. Đôi vú quá cỡ làm chiếc yếm luôn luôn hếch ra, làm đôi vú thường ở tình trạng nửa kín nửa hở, làm đám con trai trong làng trông thấy cô, như rồ hết lên cả lũ. Mùa nóng nực, buộc chặt hai chiếc dải yếm ra phía sau lưng thì bức bối khó chịu, nên khi về túp lều nhà mình, cô Ngơ thường cởi yếm ra, để mặc đôi vú ấm giỏ được tự do thỗn thện. Đám con trai tinh nghịch, vào đêm trăng sáng, thường mò đến túp lều, chọc thủng vách đất để nhìn trộm đôi vú trắng và nhễ nhạt ấy. Nhìn trộm thoải mái, sau đó cười khúc khích với nhau. Nghe tiếng rúc rích, cô Ngơ liền vác cây gậy tre, chẳng thẹn thùng gì,

cứ để đôi vú trần nhún nhẩy để vừa xua đuổi lũ quỷ sứ, vừa chửi rủa ầm ĩ” [36, 159 - 160).

Trông thấy bà ba Váy là trông thấy sự ngọt ngào của da thịt: “Ở bà ta, chỗ nào da thịt hở

ra cũng thấy ngồn ngộn ngọt ngào” [36, 57]. Vẻ đẹp của cô Mùi là vẻ đẹp của người đàn bà

gợi nhiều lạc thú: “So với người Việt ta, cô Mùi là một người đàn bà cao lớn. Cô cao bằng người đàn ông loại quá trung bình nhưng không gầy. Tuy cao nhưng dáng người cân đối. Đôi vú nở nang. Eo thon nhỏ. Đôi mông nảy đều chắc nịch hứa hẹn sự đông đàn dài lũ”

[36, 244]. Có thể nói tính nữ trong Mẫu Thượng Ngàn rất mạnh, có người gọi nó là “nguyên lí tính nữ”. Vẻ đẹp đầy nữ tính, đậm tính phồn thực mang lại bao lạc thú cho người đàn ông lúc ái ân. Nhà văn viết về những cuộc tình với sự say sưa, rạo rực. Đó là cuộc tình đầy mãnh liệt, cuồng dại giữa hai Phác và cô Váy trong “mùa trải ổ”. Cuộc tình giữa ông hộ Hiếu – thím ba Pháo thiêng liêng mà cảm động. Tình yêu hồn nhiên, mộc mạc của anh Mường Rồ - Cô Ngơ. Tình yêu trong sáng đầu đời của Điều – Nhụ…

Sử dụng giọng điệu hài hước, dí dỏm, suồng sả, tác giả đã chạm vào cái bề sâu của văn hóa làng, văn hóa dân gian. Đồng thời thể hiện một niềm tin mãnh liệt vào sự trường tồn của văn hóa dân tộc. Nhân dân luôn luôn lạc quan, sống chan hòa, tình nghĩa. Vì vậy, nó sẽ chiến thắng tất cả sự tàn bạo, hung ác của kẻ thù.

3.2.3. Kết cấu

Kết cấu tác phẩm là “toàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình. Kết cấu tác phẩm không bao giờ

tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởng trong tác phẩm”[44, 295]. Một nhà văn có tài bao

giai đoạn trước thường kết cấu một cách đơn giản, truyền thống. Kết cấu theo trật tự thời gian tuyến tính và kết cấu theo hai tuyến nhân vật: chính diện – phản diện. Trong những năm đầu TK XXI, cùng với việc hiện đại hóa nghệ thuật biểu hiện, kết cấu tác phẩm cũng thay đổi theo hướng hiện đại hơn. Kết cấu trong “Ức Trai – Tâm thượng quang khuê tảo” của Bùi Anh Tấn là dạng kết cấu theo thời gian hồi tưởng. Kết cấu trong giàn thiêu của Võ Thị Hảo có sự đan xen, hòa trộn thời gian. Thời gian quá khứ – hiện tại đan xen làm nên nhiều tầng ý nghĩa.

Một phần của tài liệu tiểu thuyết lịch sử của nguyển xuân khánh (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)