Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh

Một phần của tài liệu tiểu thuyết lịch sử của nguyển xuân khánh (Trang 98 - 101)

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

3.3.1. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh

Đầu tiên, chúng ta tìm hiểu Thời gian trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh. Thời gian nghệ thuật ở đây được thể hiện sự đa dạng, giàu ý nghĩa. Tác giả thường chọn những mốc thời gian đầy biến động, phức tạp trong lịch sử, thời gian chứa đầy sự kiện. Trong Hồ Quý Ly là khoảng thời gian những năm cuối nhà Trần với chồng chất các sự kiện: Hội thề Đồng Cổ, quân Chiêm nhiều lần đánh chiếm Đại Việt, Thiên Nhiên tăng Phạm Sư Ôn nổi dậy ở lộ Quốc Oai đánh chiếm Thăng Long trong ba ngày, Trần Khát Chân đánh thắng quân Chiêm, giết Chế Bồng Nga, Ông vua già Trần Nghệ Tông băng hà, Hồ Quý Ly dời kinh đô về Thanh Hóa, Hội thề Đốn Sơn… Trong giai đoạn lịch sử này, nhà Trần đang mục rủa, suy vong, thế lực nhà Hồ đang lớn mạnh. Cuộc chiến khốc liệt giữa phe bảo thủ và phe canh tân. Ở Mẫu Thượng Ngàn là thời kỳ tăm tối của dân tộc khi thực dân Pháp từng bước đặt ách đô hộ lên nước ta, đạo Thiên Chúa giáo lan rộng, các phong trào yêu nước đã ở thời kỳ thoái trào. Thời điểm gay go đối với vận mệnh dân tộc, đặt đất nước trước một thử thách sống còn: sự tồn vong.

Những thời điểm lịch sử cũng đầy tính phức tạp, ở đó cái đúng – cái sai, chân lí – sai lầm khó có thể phân định rạch ròi. Thời điểm lịch sử trong Hồ Quý Ly được cụ sư Hiền gọi

“thời thiên túy”, trời đất đảo lộn, cuồng say, con người cũng đảo điên vì quyền lực, địa

vị. Phe bảo thủ đúng hay phe canh tân đúng? Điều đó không thể có đáp án cuối cùng. Mỗi phe đều có những lí lẽ riêng, con đường riêng. Chỉ biết rằng phe nào vượt lên được quy luật đào thải, sự chuyển vần của lịch sử thì sẽ tồn tại, nếu không phải chịu sự thất bại. Đặt nhân vật vào thời điểm sóng gió, phức tạp, nhân vật trở thành những nhân vật phức tạp, không đơn giản, một chiều. Hồ Quý Ly là một nhân vật lịch sử gây nhiều tranh cãi xưa nay. Các

nhà sử học phong kiến lên án gay gắt Quý Ly bởi họ theo quan điểm “trung quân”. Ngày nay, các nhà sử học có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về Hồ Quý Ly, những thành công và cả những hạn chế của ông trong công cuộc cải cách và cuộc chiến chống quân Minh xâm lược.

Trong Mẫu Thượng Ngàn, những hành động yêu nước, chống lại kẻ thù xâm lược là chính nghĩa, nhưng sống trong thời kỳ bị thực dân đô hộ, những hành động đó bị xem là hành động “nổi loạn”. Những kẻ đi xâm lược trở thành những kẻ nắm mọi quyền lực, nắm chân lý. Những người nghĩa khí như cụ phủ Khiêm, cụ đồ Tiết… bị bắt giam, bị theo dõi. Những thanh niên yêu nước như Huy bị xem là “giặc”, bị truy đuổi. Ở đây chỉ còn lại một chân lý duy nhất: “Được làm vua, thua làm giặc”.

Chọn những thời điểm lịch sử đầy biến động, sự kiện nhưng nhà văn thể hiện chỉ trong một khoảng thời gian ngắn (Hồ Quý Ly: khoảng tám năm cuối nhà Trần; Mẫu Thượng Ngàn: khoảng vài năm từ khi Nhụ đến Cổ Đình đến khi sinh bé Nhị). Vì vậy, tác giả hay sử dụng thủ pháp “dồn nén thời gian”. Thời gian đầy ắp sự kiện, biến cố. Các sự kiện, biến cố chồng lên nhau, soi tỏ lẫn nhau. Tác giả đan cài thời gian hiện thực và thời gian quá khứ một cách hài hòa. Viết về Phạm Sư Ôn, tác giả không trình bày quá trình sinh ra, lớn lên, nổi dậy đến lúc bị xử tử mà bắt đầu khi Phạm Sư Ôn nổi dậy đánh chiếm Thăng Long trong ba ngày. Sau đó mới trình bày đoạn đời trước đó của nhân vật. Tác giả quay trở lại thời gian hiện tại khi Phạm Sư Ôn bị bắt, bị giết. Thời gian hiện tại – quá khứ - hiện tại đan cài, lồng chiếu vào nhau làm sáng rõ dần cuộc đời nhân vật và toàn bộ câu chuyện.

Một nét đặc sắc có thể thấy trong việc sử dụng thời gian của nhà văn là tác giả

thường viết về thời gian ban đêm, thời gian của ái ân, của tình yêu.Nếu như ban ngày, con

người bận rộn với những lo toan, bộn bề của cuộc sống thì ban đêm chính là thời gian con người được thư giãn, được hưởng những niềm hạnh phúc riêng tư. Màn đêm yên tĩnh, thơ mộng như một tấm màn lớn bao phủ để những cuộc yêu đương thêm thi vị, nồng cháy. Hồ Nguyên Trừng (Hồ Quý Ly) không ngờ thân hình mảnh dẻ, yều điệu của Quỳnh Hoa lại mang đến cho chàng nhiều lạc thú đến như vậy. Đặc biệt, sức quyết rũ từ mái tóc dài, thơm tho mang lại cho chàng những giây phút ngây ngất: “Những câu chuyện ghê rợn, những quyến rũ lòng người, đã đọng lại trong mớ tóc đen láy mượt mà và thơm ngai ngái, để rồi mỗi đêm nó lại xõa kín đôi vai tôi, che kín lên mình tôi, để những sợi tóc đã gắn kết tình tôi

lại với nàng” [35, 68]. Hồ Nguyên Trừng gặp Thanh Mai lần đầu tiên cũng vào ban đêm.

giữa hồ Tị Huyên đình (đình tránh sự ồn ào). Khi Thanh Mai xuất hiên, sự khỏe khoắn, tươi tắn của nàng đã làm Nguyên Trừng thực sự sững sờ. Thanh Mai có tiếng hát “trong veo” làm mê hoặc người. Đêm hôm đó, họ đã đàn hát rất tâm đầu ý hợp. Thiên Nhiên tăng Phạm Sư Ôn (Hồ Quý Ly) bị tiếng hát của cô gái cắt cỏ mê hoặc trong một đêm trăng tuyệt đẹp. Nếu là ban ngày, chắc hẳn chàng nhà sư không đủ can đảm vượt qua những giới nghiêm nơi cửa Phật để đi theo tiếng hát. Nhưng đây lại là ban đêm, một đêm trăng. Ánh trăng tưới ánh sáng huyền ảo, mê hoặc lên mọi vật. Màn đêm che phủ tất cả, tiếp sức cho Thiên Nhiên tăng vượt rào đến chỗ cô gái. Trong đêm trăng, cô gái cắt cỏ nghèo khổ, rách rưới trở nên xinh đẹp, tươi mát, trắng ngút ngàn làm chàng trai trẻ thừa mứa sinh lực không thể kìm lòng. Chàng trai trẻ đã lạc lối, lần đầu tiên chàng hiểu thế nào là nghĩa hai tiếng “Thiên Nhiên”. Đêm trăng lung linh, mờ ảo đã tiếp sức cho đôi bạn trẻ. Để rồi một tháng ròng, đêm nào Phạm Sư Ôn cũng vượt rào đến lều cỏ, một tháng trời “đôi trai gái đã quên hết đất trời”

[36, 233].

Đặc biệt, trong Mẫu Thượng Ngàn, thời gian ban đêm càng được tác giả sử dụng nhiều hơn. Thời gian ban đêm gắn với tình yêu của những người đàn bà Việt. Đây là một dụng ý của nhà văn. Nguyễn Xuân Khánh đã nói rằng: “Đề cập đến nhục cảm không có gì là xấu, sự giao hòa đàn ông và đàn bà là đẹp nhất và người nhất, không thể lảng tránh. Nó thể hiện sức sống Việt, phồn thực Việt và làm nên sức mạnh Việt Nam cứu rỗi dân tộc và

nhân bản” [76, 15]. Đêm trăng mùa “trải ổ” đã đem lại niềm hạnh phúc say mê, mãnh liệt

cho đôi trai gái trẻ: hai Phác – cô Váy. Đêm trăng đó suốt đời họ không thể nào quên được để rồi hai mươi năm sau, cũng đêm trăng ngày hội đã dẫn bước chân của bà ba Váy đến chiếc ổ ngày xưa. Đêm trăng mà thím ba Pháo dâng hiến cho ông hộ Hiếu ở ngôi chùa đổ đã kết tinh thành một đứa trẻ xinh tươi lạ thường. Đêm trăng đã biến thím Pháo “thành ngọc

thành ngà”,đã cho ông Hiếu biết thế nào là sự ngọt ngào, đằm thắm của người đàn bà. Đêm

trăng đã đưa đến cho họ những giây phúc tràn đầy hạnh phúc và cảm động biết bao! Đêm trăng trên hồ Huyền làm Nhụ vừa thích vừa sợ. Nhụ và Điều đã làm lễ cưới nhưng hai đứa vẫn “để dành”, “để dành” chờ “mùa quả chín”. Thế nhưng, đêm trăng đó, hai đứa đã thực sự cuồng si. Đêm trăng đã làm Nhụ đẹp hơn, quyến rũ hơn, làm Điều hoàn toàn mất trí:

“Đêm ấy sáng trăng, Sáng vằng vặc. Ánh sáng huyền ảo, nhễ nhại làm cho mọi vật trở nên lung linh hơn, đẹp đẽ hơn. Nhất là các cô con gái dậy thì. Gặp ánh trăng, có thể nói các cô đẹp thêm lên gấp mấy lần. Ánh trăng tưới vào, tóc sẽ đen hơn mượt mà hơn, đôi mắt sẽ lúng liếng hơn. Hợp với ánh trăng nhất hạng là làn da. Cứ tưởng như nó được tắm bằng sữa. Nó

óng ả trắng nõn như ngó cần, nó hồng hào mũm mĩm như da em bé…” [36, 638], “Điều chỉ mới nhìn thấy tấm lưng trần trắng muốt, hãy còn những giọt nước dư đọng sáng long lanh trong ánh trăng, thì đã chẳng thể cầm lòng. Hắn ôm lấy cô, và bế cô lên mặc cho cô vùng vẫy. Rồi hắn đặt cô nằm trên thuyền, lật chiếc yếm hồng để cho ánh trăng tràn rụa trên

khắp người cô. Và lần này thì hắn cuồng dại hơn. Hắn sấn sổ hôn vào đôi nhũ hoa” [36,

639]. Các câu chuyện tình yêu trong Mẫu Thượng Ngànluôn gắn với màn đêm và ánh trăng. Trăng chính là chất men để đêm đẹp hơn, lãng mạn hơn, đắm say hơn. Ánh trăng biến những cuộc ái ân trở nên huyền ảo, thăng hoa. Như vậy, thời gian đêm trăng gắn với tình yêu lứa đôi, gắn với những giây phút hạnh phúc của con người.

Một phần của tài liệu tiểu thuyết lịch sử của nguyển xuân khánh (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)