Mối quan hệ giữa tính chân thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh

Một phần của tài liệu tiểu thuyết lịch sử của nguyển xuân khánh (Trang 81 - 84)

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

3.1. Mối quan hệ giữa tính chân thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh

LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

3.1. Mối quan hệ giữa tính chân thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh

Khi viết về đề tài lịch sử, một vấn đề đặt ra cho các nhà văn là xử lý mối quan hệ giữa tính chân thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật. Đối với các nhà văn viết về đề tài lịch sử giai đoạn trước, họ rất chú trọng tới tính chân thực lịch sử, coi đó là mục đích của sự sáng tạo. Nhà văn Thái Vũ đã nói rằng: “Tôi không viết tiểu thuyết mà tôi viết lịch sử. Mà đã viết

lịch sử là phải trung thực, tôn trọng sự thật không bịa”. Hư cấu nghệ thuật ở đây chỉ là bồi

đắp chỗ trống trong các trang chính sử. Đối với Nguyễn Xuân Khánh, ông cũng rất tôn trọng

tính chân thực của lịch sử. Nhà văn Hoàng Quốc Hải đã khẳng định rằng: Hồ Quý Ly

“cuốn tiểu thuyết lịch sử viết rất nghiêm túc, bám sát chính sử, tôn trọng các sự kiện chính

của lịch sử”.Nhà phê bình Lại Nguyên Ân cũng đồng quan điểm: “Nếu đặt Hồ Quý Ly bên

cạnh bộ Đại Việt sử kí toàn thư thì sẽ thấy từng chi tiết sử liệu còn lại đều được tác giả

nghiền ngẫm để chuyển hóa vào tiểu thuyết”. Nhưng nhà văn không lấy việc tái hiện sự

chân thực lịch sử làm mục đích sáng tác, lịch sử chỉ là phương tiện chuyển tải ý đồ nghệ thuật. Nguyễn Xuân Khánh coi lịch sử là “cái đinh treo”. Nhà văn coi trọng phần hư cấu, tưởng tượng nghệ thuật bởi điều đó sẽ làm nên giá trị văn chương cho tác phẩm. Trong các tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh, lịch sử hiện lên vừa chân thực vừa sinh động làm nền cho sự sáng tạo nghệ thuật cho nhà văn.

Nguyễn Xuân Khánh có cách xử lí lịch sử rất đa dạng. Lịch sử không chỉ được tái hiện sinh động mà còn được nhào nặn bởi bàn tay tài hoa, tinh tế của một nghệ sĩ tài năng. Những yếu tố mà nhà văn đảm bảo tính chính xác là các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử, bối cảnh lịch sử đến cách ăn nói, trang phục, ngôn ngữ… của từng thời kì nhất định. Nhà văn không thể tùy tiện gán trang phục của người hôm nay cho những người ở thế kỉ trước, cũng không thể có các từ ngữ quá hiện đại cho con người ở quá khứ. Nguyễn Xuân Khánh đã rất kĩ lưỡng trong việc thể hiện tính chân xác lịch sử. Trong Hồ Quý Ly, các nhân vật như Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, Hồ Hán Thương, Trần Khát Chân, Trần Nguyên Hàng, Trần Nghệ Tông, Trần Thuận Tông… đều là những nhân vật có thật trong chính sử. Các sự kiện:

Hội thề Đồng Cổ, Trần Khát Chân đánh thắng quân Chiêm, Hồ Quý Ly giết Trần Khát Chân và tôn thất nhà Trần trong hội thề Đốn Sơn đều là những sự kiện đã xảy ra trong lịch sử… Ở Mẫu Thượng Ngàn, chúng ta bắt gặp hình ảnh những cô gái thôn quê với trang phục ở TK XIX: yếm, váy, vấn tóc mỏ quạ, nhuộm răng đen… Các sự kiện trong lịch sử dân tộc: Pháp đánh thành Hà Nội lần hai, việc xây dựng nhà thờ lớn, cuộc chiến giữa người Pháp với quân Cờ Đen… Việc đảm bảo tính chân xác của lịch sử tạo nên độ tin cậy cao trong các tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh.

Tuy nhiên, các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử cũng được nhà văn hư cấu, sáng tạo

một cách hợp lí, thần tình. Hồ Quý Ly hiện lên còn “chân thực” hơn cả Hồ Quý Ly trong

chính sử. Bởi Hồ Quý Ly trong lịch sử là đối tượng để các nhà sử học luận công - tội, đóng góp – hạn chế cho sự vận động của lịch sử dân tộc còn Hồ Quý Ly trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh là một con người đời thường, một con người đang sống, đang cựa quậy. Nhà văn xây dựng Hồ Quý Ly trong nhiều mối quan hệ, soi chiếu từ các nhân vật khác nhau để nhân vật hiện lên đa dạng, nhiều chiều, đầy phức tạp. Bên cạnh một nhà cải cách táo bạo, quyết liệt là hình ảnh một người chồng, người cha, người ông đầy tình yêu thương. Bên ngoài là một con người đầy nhẫn tâm tàn bạo, giết người không ghê tay, bên trong lại là một con người biết trọng người tài, hết lòng vì đất nước. Xưa nay, người đọc biết đến Trần Khát Chân với tư cách là một vị anh hùng, người đã đánh tan quân Chiêm, đọc tác phẩm Hồ Quý Lyta còn thấy đây là một có tâm hồn nhạy cảm, biết yêu quý cái đẹp, cảm thông với những con người khốn khổ, bất hạnh. Đồng thời cũng có thể sử dụng mọi thủ đoạn để tiêu diệt kẻ thù: kế nội gián, mĩ nhân kế, sai Sử Văn Hoa viết cuốn sách bôi nhọ Hồ Quý Ly… Nhân vật công chúa Huy Ninh được nhà văn hư cấu, tưởng tượng trở thành một nhân vật toàn vẹn, sinh động. Trong chính sử, Huy Ninh chỉ được nhắc đến trong hai câu đối nổi tiếng gắn với nhân vật Hồ Quý Ly. Trong tác phẩm, bà hiện lên là một người phụ nữ xinh đẹp có tâm hồn thánh thiện, phát phát sự an lành, tình yêu cho tất cả mọi người.

Hư cấu, tưởng tượng để các nhân vật lịch sử hiện lên toàn diện, sinh động đã được nhiều nhà tiểu thuyết lịch sử sử dụng trong các sáng tác của mình. Nhân vật Trần Thủ Độ

(Trần Thủ Độ - Ngôi vua và những chuyện tình của Ngô Văn Phú) hiện lên vừa là một võ

tướng tài giỏi vừa là một người đa tình. Những đoạn văn miêu tả sự tương tư, thất tình làm cho nhân vật gần gũi, đời thường hơn. Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử bao giờ cũng sinh động hơn nhân vật lịch sử bởi lẽ các nhà văn đã thổi vào đó sự sống cho nhân vật. Nhân vật lịch sử bao giờ cũng được hư cấu, tưởng tượng thêm nhưng mức độ và cách hư cấu có sự

khác nhau giữa các nhà văn. Ngô Văn Phú chỉ hư cấu thêm một số chi tiết, mức độ hư cấu còn ít, căn bản vẫn không làm thay đổi hình tượng nhân vật trong nhận thức người đọc từ trước đến nay. Tác phẩm đó vẫn dùng văn để kể sử. Còn với Nguyễn Xuân Khánh thì khác hẳn, nhân vật của ông hiện lên thực sự là nhân vật tiểu thuyết.

Nguyễn Xuân Khánh còn có cách xử lí lịch sử đầy phóng khoáng. Có những nhân vật

hoàn toàn do sự hư cấu, tưởng tượng của nhà văn và có khi lịch sử chỉ là bối cảnh, là phong nền cho nhân vật hư cấu hoạt động. Trong các tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh, số lượng các nhân vật hư cấu khá nhiều, nhân vật nào cũng đặc sắc, ấn tượng. Trong Mẫu

Thượng Ngànhoàn toàn là nhân vật do nhà văn hư cấu. Điều này khác so với các tiểu thuyết

lịch sử trước đây. Trong các tác phẩm trước đây, bao giờ nhà văn cũng chú tâm xây dựng nhân vật lịch sử thành những nhân vật chính. Các nhân vật hư cấu chỉ bổ sung làm nổi bật nhân vật chính hoặc đóng vai trò quan trọng song song với nhân vật lịch sử. Trong Vạn Xuâncủa nữ sĩ Yveline Feray, để khắc họa hình ảnh một Nguyễn Trãi tài hoa nho nhã được nhiều người phụ nữ mến mộ, yêu thương. Ngoài những người phụ nữ đã ghi trong sử sách, nhà văn còn sáng tạo ra hình ảnh hai người phụ nữ rất đặc sắc: Tiểu Mai, Nhụy Lài. Tiểu Mai là một kĩ nữ tài hoa, xinh đẹp nổi tiếng khắp kinh thành. Ngay lần đầu tiên gặp Nguyễn Trãi, khi đó là một nho sinh, nàng đã nhận ra đây là một con người lỗi lạc khác thường, có tâm hồn nhạy cảm nên đem lòng yêu thương. Trong những ngày Nguyễn Trãi bị giam lỏng ở Đông Quan, Tiểu Mai vẫn tìm mọi cách để giúp đỡ chàng. Còn Nhụy Lài là một người hầu nhưng yêu thầm nhớ trộm ông chủ. Nàng ghen với những người phụ nữ xinh đẹp, tài năng được Nguyễn Trãi yêu nên đã tìm mọi cách làm hại họ. Nhà văn tỏ ra rất am tường tâm trạng, diễn biến tâm lý của những người phụ nữ Việt. Trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, tuyến nhân vật hư cấu đóng vai trò chính song song với tuyến nhân vật lịch sử. Tuyến truyện về cuộc đời nhân vật An và gia đình ông giáo Hiến là mạch truyện chính song song cùng mạch truyện về người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, Quang Trung.

Những nhân vật hoàn toàn hư cấu được Nguyễn Xuân Khánh xây dựng công phu thành những hình tượng nghệ thuật đặc sắc. Sử Văn Hoa, Phạm Sinh, Thanh Mai, Sư Vô Trụ… trong Hồ Quý Ly còn Mẫu Thượng Ngàn là cả tập thể dân làng Cổ Đình: Trịnh Huyền, Nhụ, Điều, bà tổ cô, cô Mùi, bà ba Váy… Những nhân vật hư cấu thể hiện rõ tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Sử Văn Hoa thể hiện quan niệm của tác giả về một nhà trí thức chân chính trong cơn cuồng phong của lịch sử. Một kẻ sĩ ngay thẳng, cứng cỏi, luôn nghĩ đến hồn sông núi. Thanh Mai tiểu biểu cho số phận những người phụ nữ tài sắc lênh

đênh, chìm nổi trong cuộc đời đầy xáo trộn, loạn li. Sư Vô Trụ là biểu hiện của tấm lòng Phật, cứu nhân độ thế, hướng con người vào con đường từ bi, trút bỏ mọi hận thù trong cuộc đời. Mẫu Thượng Ngàn là một tập thể nhân vật hư cấu mang số phận của cả dân tộc trong thời kỳ bị thực dân Pháp đô hộ, trong cuộc đụng độ với văn hóa phương Tây đồng thời thể hiện sức sống trường tồn của văn hóa dân tộc.

Nguyễn Xuân Khánh luôn coi trọng chất tiểu thuyết trong tiểu thuyết lịch sử. Tiểu thuyết lịch sử trước hết phải là tiểu thuyết, mang đầy đủ đặc trưng thể loại. Vì vậy một mặt nhà văn tôn trọng sự chân thực lịch sử mặt khác coi trọng sự hư cấu, sáng tạo. Lịch sử chỉ là phương tiện để nhà văn biểu đạt những vấn đề của cuộc sống hôm nay. Vì vậy, nhà phê bình Nguyễn Văn Dân đã coi tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh là “tiểu thuyết lịch sử luận giải”.

Một phần của tài liệu tiểu thuyết lịch sử của nguyển xuân khánh (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)