Giới thiệu tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh

Một phần của tài liệu tiểu thuyết lịch sử của nguyển xuân khánh (Trang 32 - 36)

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933 tại quê ngoại – phố Huế Hà Nội. Quê nội của ông ở làng Cổ Nhuế, nơi có nghề may nổi tiếng thuộc ngoại ô thành phố. Lên sáu tuổi, ông đã chứng kiến một thảm họa của làng, đó là bệnh dịch tả. Trong nạn dịch đó rất nhiều người đã mắc bệnh rồi chết, ông cũng chịu nỗi đau mất người thân: bố, chị, thím đều chết. Nguyễn Xuân Khánh sống gắn bó với làng quê, với những người nông dân hiền lành, chất phác, hay lam hay làm. Hồi nhỏ, ông thường theo mẹ đi dự các cuộc hầu bóng, nhiều khi mẹ ông chính là bà đồng. Tất cả những kỉ niệm đó đã để lại ấn tượng sâu đậm và là chất liệu để nhà văn viết những tác phẩm của mình.

Nguyễn Xuân Khánh từng là sinh viên Đại học Y khoa, cũng là một người say mê âm nhạc và là cây văn nghệ tiếng tăm của trường. Sau thời gian quân ngũ, ông về làm việc tạp chí Văn nghệ quân đội và bắt đầu viết truyện. Có thời gian nhà văn tham gia trại sáng tác cùng các nhà văn Phù Thăng, Xuân Sách, Hoàng Văn Bổn… Trong thời gian này, ông đã viết cuốn Làng nghèo (sau này phát triển lên thành Mẫu Thượng Ngàn) nhưng không được in vì “bị quy là ảnh hưởng chủ nghĩa xét lại của Liên Xô, làm thô thiển chiến tranh,

sau đó bị cấm bút”. Không chịu bỏ cuộc, ông vẫn viết văn với bút danh khác: Đào Nguyễn

và cho ra mắt tập truyện ngắn Rừng sâu nhưng bị kỉ luật và chuyển về làm phóng viên cho báo Thiếu niên tiền phong. Một tai nạn nghề nghiệp buộc ông phải về hưu sớm. Thời gian này ông đã cùng vợ làm nghề may, nuôi lợn, có khi còn xếp hàng bán máu ở bệnh viện. Cuộc sống nhiều vất vả, khó khăn nhưng không làm nhà văn từ bỏ đam mê văn chương. Mỗi ngày ông vẫn dành thời gian để đọc sách, viết văn, dịch sách. Tiểu thuyết Trư cuồng,

Suối đen và nhiều tác phẩm dịch được ông làm trong thời gian này.

Tuy nhiên, phải đến Hồ Quý Ly (2000) rồi sau đó là Mẫu Thượng Ngàn(2006) bạn đọc gần xa mới biết nhiều đến Nguyễn Xuân Khánh. Hai tác phẩm thuộc loại “để đời” của nhà văn và có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà. Hiện nay, mặc dù đã xấp xỉ tuổi tám mươi, nhà văn vẫn còn dồi dào bút lực và tiếp tục cho ra đời tác phẩm Đội gạo lên chùa

(2011).

Các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh khá đa dạng, gồm nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, chân dung văn học, sách dịch. Các tác phẩm dịch: Những quả vàng của Nathalie Saraute; Lời nguyền cho kẻ vắng mặt của Tahar Ben Jelloun; Nhân dạng nam của Elizabeth Badinter, Người đàn bà ở đảo Saint Dominique của Bona Dominique… Truyện ngắn gồm có: Một đêm (đạt giải nhì Báo Văn nghệ quân đội năm 1963); tập truyện ngắn

Rừng sâu (1963); Hai đứa trẻ và con Mèo xóm núi; Mưa quê (tập truyện ngắn thiếu nhi

2003)… Chân dung văn học: George Sand – Nhà văn của tình yêu (1993). Tiểu thuyết:

Miền hoang tưởng (1990); Trư cuồng (2005); Hồ Quý Ly (2000); Mẫu Thượng Ngàn

(2006); Đội gạo lên chùa (2011).

Ở đây, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu hai tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết lịch sử là

Hồ Quý LyMẫu Thượng Ngàn. Hồ Quý Ly là “giấc mơ” của đời văn Nguyễn Xuân Khánh. Tác phẩm được viết đi viết lại trong vòng hai mươi năm. Ban đầu nó là truyện kịch dày khoảng 150 trang có tên là Minh Đạo (1978). Được bạn bè góp ý, khích lệ ông đã phát triển thành tiểu thuyết. Năm 1995: ông viết lại sâu hơn, có độ dày khoảng 300 trang. Từ

năm 1997 - 1999: nhà văn viết lại lần thứ ba với một sự tập trung và say mê đặc biệt. Tác phẩm đã hoàn chỉnh vào năm 1999. Ngay sau đó, Hồ Quý Lyđã nhận được giải thưởng cuộc thi viết tiểu thuyết 1998 – 2000 của Hội Nhà văn Việt Nam, sau đó là giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội (2001) và giải thưởng Thăng Long của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2002). Đặc biệt hơn, tác phẩm đã gây xôn xao dư luận, khấy động văn đàn, đưa đến nhiều cách tân cho nghệ thuật viết tiểu thuyết lịch sử. Nhà văn Trung Trung Đỉnh đã gọi Hồ Quý Ly là: một “giải pháp mới” cho tiểu thuyết lịch sử nước nhà [18, 14].

Mẫu Thượng Ngànra đời sau đó sáu năm (2006) nhưng đã được tác giả thai nghén từ

lâu. Năm 1959, khi tham gia trại sáng tác quân đội, nhà văn đã viết Làng nghèo. Truyện viết về một làng quê chiến đấu chống thực dân Pháp. Trong cuốn đó, nhà văn viết rất thương tâm và có rất nhiều nhân vật chết, có lẽ vì vậy mà cuốn sách không được xuất bản, nhà văn bị “cấm bút”. Thế nhưng, ý tưởng viết về làng quê, văn hóa làng vẫn âm ỉ trong lòng tác giả. Năm 2001, sau khi hoàn thành Hồ Quý Ly, lật lại bản thảo cũ, những ý tưởng ấy lại bùng lên. Trải qua bao năm tháng, giờ đây nhà văn đã già, đã qua nhiều trải nghiệm, thăng trầm của cuộc sống, suy nghĩ cũng khác đi nhiều. Ông mở rộng vấn đề thành văn hóa làng, văn hóa Việt. Nhà văn tâm sự: “Tôi mở rộng thành cuốn tiểu thuyết mới và đẩy lùi lịch sử trở về thời Pháp bắt đầu xâm chiếm đất nước ta giai đoạn giao lưu văn hóa Đông – Tây cưỡng

chế bằng bạo lực. Chính giai đoạn này bộc lộ chất Việt Nam rõ hơn” [76, 15]. Nhiều nhân

vật, sự kiện trong tác phẩm được lấy từ những con người, sự kiện của chính quê hương ông:

“Bà tổ Cô bí ẩn trong truyện chính là cụ tôi, bà Ba Váy chính là chị họ tôi, vợ một ông

chánh tổng. Bà Mõ khốn khổ chính là hàng xóm gia đình tôi…”; trận dịch tả cũng là kí ức

không thể nào quên mà nhà văn đã trải qua: “Năm 1938, một câu chuyện bi thương đã xảy ra trong làng tôi, đó là dịch tả. Thầy tôi, chị tôi rồi thím tôi lần lượt chết cả. Lúc đó tôi mới sáu, bảy tuổi ngồi trông con mèo cho nó không nhảy qua xác chị tôi để chị không bị quỷ

nhập tràng…”. Tất cả những trải nghiệm, sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa Việt cộng với tài

năng của một nghệ sĩ đã “thăng hoa” thành Mẫu Thượng Ngàn. Tác phẩm đã đạt giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2006.

Từ Hồ Quý Ly đến Mẫu Thượng Ngàn là những suy nghĩ, tìm tòi không ngừng của

Nguyễn Xuân Khánh, tác giả luôn làm mới mình và đưa đến những bất ngờ cho người đọc. Tác phẩm thể hiện tinh hoa, bút lực của một nhà văn đã đến độ chín. Đối với tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thì hai tác phẩm này thực sự là một đóng góp quan trọng trong tiến trình đổi mới nghệ thuật viết tiểu thuyết lịch sử nước nhà. Hồ Quý Ly đánh dấu mốc quan trọng, đưa

tiểu thuyết lịch sử thực sự là tiểu thuyết, khắc phục những hạn chế của các tác phẩm trước đó, mở đầu cho giai đoạn viết tiểu thuyết lịch sử theo hướng đổi mới. Mẫu Thượng Ngànlại mở rộng cách hiểu, cách quan niệm, cách xử lí chất liệu lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử. Lịch sử không chỉ là nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử được ghi chép trong chính sử mà còn là lịch sử của nhân dân, của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

U

Tóm lại:U thực tiễn sáng tác trong thời gian gần đây cho chúng ta cái nhìn mới về quan niệm tiểu thuyết lịch sử. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử ngày nay có ý nghĩa rộng, bao chứa cả những tác phẩm vốn được coi là tiểu thuyết dã sử, tiểu thuyết kiếm hiệp, tiểu thuyết phong tục… Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ sau 1975 đến nay đã có những thành công rất đáng ghi nhận từ nghệ thuật biểu hiện đến nội dung, tư tưởng. Đặc biệt, nó nở rộ vào những năm đầu của thế kỉ XXI, với những tác phẩm công phu, độc đáo, đặc sắc, có nhiều cách tân:

Hồ Quý Ly, Giàn thiêu, Mẫu Thượng Ngàn… Nguyễn Xuân Khánh với hai tiểu thuyết lịch

sử của mình đã góp một tiếng nói quan trọng cho những thành tựu của tiểu thuyết giai đoạn này và hứa hẹn sẽ mở ra nhiều triển vọng trong tương lai.

Một phần của tài liệu tiểu thuyết lịch sử của nguyển xuân khánh (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)