Vấn đề tình yêu trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh

Một phần của tài liệu tiểu thuyết lịch sử của nguyển xuân khánh (Trang 71 - 81)

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

2.3. Vấn đề tình yêu trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh

Tình yêu hiểu theo nghĩa rộng bao hàm tất cả mọi tình cảm tốt đẹp của con người: tình yêu gia đình, tình yêu thương giữa con người với con người, tình yêu thiên nhiên… Nhưng hiểu theo nghĩa hẹp, tình yêu là tình cảm yêu thương giữa người con trai và người con gái (đàn ông – đàn bà). Trong nội dung này, chúng tôi đề cập đến tình yêu trong hàm nghĩa hẹp: tình yêu trai gái. Có người đã định nghĩa rằng: Tiểu thuyết là những câu chuyện tình yêu. Định nghĩa này tất nhiên không thể bao quát hết phạm vi rộng lớn, muôn mặt của tiểu thuyết nhưng nó đã phản ánh được một phương rất cơ bản của tiểu thuyết: đó là tình yêu. Không có cuốn tiểu thuyết nào lại không có những câu chuyện tình yêu, kể cả vấn đề trung tâm của nó không phải là tình yêu. Những câu chuyện tình làm cho tiểu thuyết mang đậm màu sắc đời thường, làm độc giả say mê.

Trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh, tình yêu được thể hiện rất phong phú, đa dạng mà vô cùng tinh tế, sâu sắc. Tình yêu có nhiều cung bậc sắc thái: đó là mối tình ngắn ngủi thời tuổi trẻ nhưng cả cuộc đời không bao giờ quên; tình yêu từ thuở “thanh mai trúc mã” đến “bạc đầu giang long”; tình yêu của các bậc vua chúa chốn cung đình cao sang đến những tình yêu mộc mạc chân chất của những người dân quê… Tình yêu nào cũng đều đẹp, lung linh, đáng trân trọng dưới ngòi bút của tác giả.

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã có lần tâm sự: “Người làm văn chương phải có tài, nhạy cảm, biết rung động, biết nói lên phần vô thức của dân tộc, chạm vào đúng sợi tơ đàn

ẩn ngầm của từng số phận con người và của dân tộc mình” [33, 3]. Suốt một đời nghiền

ngẫm, trải lòng mình với cuộc đời, con người. Ông đã tìm ra cái hằng số chung trong tình yêu của con người Việt, dân tộc Việt, đó là tình yêu luôn gắn liền với tình nghĩa. Tình yêu có tính nhân loại nhưng cũng có tính dân tộc. Tình yêu của người Việt không chỉ là sự rung động giữa hai con tim, hòa hợp hai tâm hồn mà còn là tình cảm của con người với con người. Chính điều đó đã tạo nên lối sống ân tình của người Việt: “Một ngày nên nghĩa”, “Muối ba năm muối đang còn mặn / Gừng chín tháng gừng hãy còn cay / Đôi ta nghĩa nặng

tình dày / Có xa nhau đi chăng nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”… Tình yêu của

vợ bán rượu, cô gái cắt cỏ dành cho Phạm Sư Ôn… chính là những tình yêu như thế. Thím Pháo là mõ của làng Cổ Đình, một địa vị thấp kém nhất trong làng. Thế nhưng, thím lại rất có duyên, dễ nhìn: “Đầu tiên, phải nói thím pháo là người có duyên. Mụ chẳng đẹp nhưng có duyên. Người làng cứ ngẫm nghĩ: có duyên là cái gì? Trước hết là cái bề ngoài. Cái đẹp chẳng cần song phải dễ ưa. Không phải cái bộ mặt muốn đuổi người ta đi mà phải kéo người ta lại. Mụ ở đâu là ở đó tươi tắn hẳn lên, sinh động hẳn lên. Nhìn gương mặt ấy người ta chẳng muốn thù hằn mà chỉ thấy tin cậy. Sau mới là cái bên trong. Nó biểu hiện ra đôi con mắt. Chúng đen lay láy và hiền hậu như ẩn chứa một sự thông minh, một tấm lòng đôn hậu. Ít nói nhưng có thể hiểu được những điều người ta không nói. Biết cười khi người khác cười. Biết im lặng khi người ta cần sự cộng cảm. Nói nhiều bằng vẻ mặt, ánh mắt thậm chí bằng một khóe môi; nói ít bằng lời, nếu im lặng mà đủ hiểu thì không cần nói. Sẵn sàng chia sẻ cùng với mọi người”, “Và cũng như mọi người đàn bà khác của Cổ Đình, mụ ba Pháo cũng thắt đáy lưng ong, cũng xắn váy quai cồng, cũng lam làm không nghỉ, cũng phốp

phát hừng hực sức sống của trời, của đất” [36, 233]. Làm mõ nhưng thím sống rất tử tế

không tham lam của ai bao giờ. Thím còn có cách rao rất dễ nhớ, dễ thuộc. Những quy định của làng, nước thím biến thành những câu ca có vần có vè. Ví dụ như lệnh không cho dân làng chôn người chết vào ban đêm và không được tụ họp nhiều người, thím biến thành câu ca:

Cấm làng đốt đuốc chôn đêm Cấm dân tụ họp quá trên hai người.

Cuộc đời của thím đã trải qua nhiều bất hạnh. Chồng và hai đứa con trai chết trong một lần ăn cỗ nhân lễ nhận chức tiên chỉ làng của cửu Nhậm. Còn lại bơ vơ, tuyệt vọng, thím hóa điên, chạy hát khắp làng: “Chị ba Pháo đầu tóc bù xù, vú vê thỗn thện đang múa

máy ở ngoài sân đình, ai dỗ thế nào cũng không nghe” [36, 234]. Chỉ có một mình ông hộ

Hiếu dỗ là thím nghe. Bởi lẽ, thím đã chịu nhiều ân tình của ông. Khi chồng con thím ốm, chỉ một mình ông lui vào túp lều săn sóc, thuốc men. Lúc chồng con chết, chỉ có mình ông cùng thím đi chôn cất. Khi thím bị điên, tâm thần hoảng loạn, ông đã không bỏ mặc thím, đưa thím về ngôi chùa đổ của ông, thuốc thang. Một lần nữa ông đã cứu vớt đời thím. Ân tình ấy làm sao thím trả hết được. Sự dâng hiến thím dành cho ông đâu phải chỉ là trả ơn, trả nghĩa mà nó còn là hai thân phận côi cút tìm đến nhau, sưởi ấm cho nhau. Họ đã trao cho nhau tất cả, nhận của nhau tất cả, cùng tan chảy trong dòng nước mắt biết ơn và hạnh phúc. Suốt cả cuộc đời của thím và ông sẽ chẳng thể nào quên được giây phút thăng hoa, kì diệu

đó. Đối với ông, đây là lần đầu tiên cũng là lần duy nhất trong cuộc đời, ông biết thế nào là sự đằm thắm, ngọt ngào của người đàn bà: “Đêm nay, trăng giàn giụa trong ngôi chùa đổ. Ánh trăng đêm nay làm cho đôi mắt xếch của pho Hộ pháp hình như cũng dịu bớt đi. Ánh trăng làm cho mắt chị ba Pháo long lanh. Ánh trăng làm thân hình chị như biến thành ngọc, thành ngà. Đôi vú trắng hơn. Chị ba Pháo cầm tay ông, dẫn dắt ông đi vào cõi mê hồn mà hình như ông chẳng bao giờ biết lối. Ông nâng niu bộ ngực ngọc ngà mà ông đã từng nhìn thấy khi chị điên rồ; nhưng khi ấy, đối với ông, nó vô hồn. Còn lúc này, ánh trăng và đôi

mắt của chị đã đem lại cái hồn sống động cho chúng. Ôi! Sao mà mĩ miều!” [36, 235].

Thím cũng chưa bao giờ có những phúc giây hạnh phúc đến như vậy: “Chị cũng không hiểu tấm thân tàn tạ của ông sao còn đủ sức mạnh để đem lại hạnh phúc cho chị nhiều đến thế. Thứ hạnh phúc giao hoan, mà chồng chị khi xưa, một kẻ đương trai, lại chưa bao giờ đem

lại được cho chị như vậy”[36, 235]. Hai người chỉ ăn ở với nhau một lần, một lần duy nhất

đó thôi mà đã đơm hoa kết trái. Thím ba Pháo sinh ra được một cô con gái xinh đẹp, tươi tắn lạ thường, tên là Hoa. Sau đó, họ không về sống với nhau nhưng tình cảm của họ rất sâu nặng. Hai người đều có chung một sự quan tâm, lo lắng: tương lai của Hoa.

Tình yêu giữa Thiên Nhiên tăng Phạm Sư Ôn và cô gái cắt cỏ có giọng hát véo von đến thật tình cờ như một định mệnh. Phạm Sư Ôn là đứa con hoang của một người nô tì trót dại. Cô gái đã bỏ đứa con còn đỏ hỏn ở trước cửa chùa. Sư Vô Trụ đã nuôi nấng, dạy dỗ cậu bé. Lớn lên, cậu như một cây dại với sức trỗi dậy mạnh mẽ, sức khỏe phi phàm, cường tráng, sinh lực thừa ứ. Sư Vô Trụ dường như nhìn thấy trước tương lai của người đệ tử nhỏ bất kham nên đã dùng mọi cách để cưỡng chế bớt. Sư cho Phạm Sư Ôn học kinh kệ, giáo lí nhà Phật, cho cày ruộng quần quật, học võ nhưng cũng không thể kìm giữ chàng trai ở chốn cửa Phật. Một đêm, anh đã nghe theo tiếng gọi của cô gái cắt cỏ nên trèo tường, trốn chùa ra đồng. “Anh như bị mê hoặc, anh trông thấy dưới ánh trăng mơ hồ, một bàn tay trắng ngà vẫy gọi, anh đi theo tiếng véo von và đến bên hồ thiên nhiên, cạnh một căn lều vịt. Cô nô tì

rách rưới nhưng trắng ngút ngàn đã đứng sẵn ở đấy như để chờ anh” [35, 231]. Đêm hôm

đó, anh đã hiểu thế nào là hai chữ Thiên Nhiên: “Trong lều cỏ, một tòa thiên nhiên ngọc ngà đã cho phép chân anh lạc bước. Anh đã ân ái với cô thâu đêm. Con ngựa hoang đã gặp lại được đồng cỏ và nó đã sổng cương chẳng chịu quay về chuồng xưa. Suốt một tháng ròng đêm nào Thiên Nhiên tăng cũng trốn chùa, xăm xăm bước tới bờ đầm thiên nhiên. Suốt một

tháng ròng, đôi trai gái đã quên hết trời đất”[35, 233]. Cô gái cắt cỏ chính là cô Sáo ngày

nạt. Pham Sư Ôn đã bênh vực cô. Chỉ có một chút ân tình ngày xửa ngày xưa mà cô Sáo chẳng bao giờ quên, cô đã ấp ủ tình yêu với Thiên Nhiên tăng, trao cho anh cái quý giá nhất của người con gái. Kết tinh tình yêu ấy là cậu bé kháu khỉnh, tài hoa: Phạm Sinh. Tuy nhiên, cuộc đời đã chia họ thành hai ngã rẽ khác nhau, chẳng bao giờ gặp lại nhau nữa: Cô nô tì đã bỏ trốn để tránh sự cưỡng bức của ông chủ; thầy chùa Phạm Sư Ôn tập hợp quân nổi loạn, chống lại triều đình và bị xử tử. Tình yêu tuy ngắn ngủi nhưng suốt cả cuộc đời họ chẳng thể nào quên được.

Tình nghĩa đã gắn kết hai vợ chồng Sử Văn Hoa. Sử Văn Hoa xưa kia là một chàng học trò nghèo khó, lên kinh đô để dự thi. Không có tiền thuê trọ, chàng trai ở ngôi chùa đổ. Cảm mến chàng học trò nghèo, thông minh, chịu khó, cô gái bán rượu đã đem lòng thương yêu. Hằng ngày vẫn đến giúp đỡ chàng trai. Sau khi đỗ đạt, nhiều nhà quyền thế có ý gả con cho Văn Hoa nhưng chàng trai từ chối, tìm lại cô bán rượu mơ xinh đẹp, tốt bụng. Tình cảm của họ nảy nở từ những ngày gian khó, đến khi vinh hoa phú quý cũng chẳng phụ nhau. Tình yêu ấy thật đáng trân trọng!

Khi tình yêu và tình nghĩa trở thành một, con người sống với nhau cao đẹp và bền chặt vô cùng. Nó là chất keo kết dính tình yêu và tình người. Nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh bao giờ cũng là những con người đầy cao cả, bao dung, cao thượng, đầy vị tha trong tình yêu. Đặc biệt là những người phụ nữ. Những người phụ nữ có xuất thân, hoàn cảnh, địa vị, tính cách khác nhau nhưng nhân vật nào cũng đẹp, một vẻ đẹp hài hòa giữa thể chất và tâm hồn.

Công chúa Huy Ninh (trong Hồ Quý Ly) là một công chúa nhà Trần, có vẻ đẹp mảnh mai, cao sang, quý phái: “Cô mảnh mai yếu đuối như một bông hoa, đẹp như một chiếc bình ngọc quý mong manh, trong vắt, tưởng như bất cứ một thứ gì thô kệch nặng nề đều có thể

xâm hại” [35, 544]. Đặc biệt, Huy Ninh có một vẻ đẹp thánh thiện, mang đến cho người

khác sự an lành, ấm áp: “Dưới ánh mắt của bà, người thiện cũng như người ác đều được ân huệ, ví như một bóng mát bao la giữa mênh mông nắng. Người tốt thấy mình tốt hơn. Người xấu không thấy xấu hổ và chợt lóe nhìn thấy ánh sáng vơi nhẹ. Nghĩa là cảm thấy an lành”

[35, 600]. Bà đã lặng lẽ bên cạnh chồng, sám hối cho những tội ác của chồng, cầu mong người chồng sớm hoàn thành đại nghiệp: “Bà chưa hề bao giờ trách móc ông nửa lời, dù ông làm những việc mà bản thân ông cũng thấy ghê gớm. Bà khiêm nhường, lặng lẽ, dịu dàng…” [35, 547]; “Ông càng lao vào chính trường bao nhiêu, ông càng kính trọng sự

thánh thiện, an lành trên gương mặt bà bấy nhiêu” (549). Bà như một vị Bồ Tát ban phát tình yêu thương và có sức mạnh cảm hóa lòng người.

Bà ba Váy (trong Mẫu Thượng Ngàn) có một vẻ đẹp mơn mởn, tràn đầy sức sống:

“Người được gọi là bà Ba là một người đàn bà có sắc đẹp lồ lộ ai trông cũng thấy ngay. Một vẻ đẹp của sức sống. Một cái đẹp của da thịt mỡ màng. Người đàn bà ấy trắng lắm. Có vẻ làm việc đồng áng giỏi mà da thịt vẫn trắng bóc. Con mắt đen lay láy. Đôi lông mày nằm ngang như hai nét mực tàu vẽ trên khuôn mặt tròn vành vạnh. Mớ tóc vấn khăn trên đầu

cũng đen mượt. Ở bà ta, ở chỗ nào da thịt hở ra cũng thấy ngồn ngột, ngọt ngào” [36, 57].

Vẻ đẹp ấy mang lại cho người đàn ông nhiều lạc thú. Bà lại mang đầy đủ phẩm chất của một người tình, người vợ, người mẹ. Những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ từ bao đời nay: Giàu tình yêu thương, đức hi sinh, chịu thương chịu khó, bao dung, giàu lòng vị tha. “Bà ba Váy là một người hồn nhiên. Thuở con gái, bà hồn nhiên dâng hiến cho người mình yêu. Khi bị bán làm nàng hầu cho ông Lý, bà hồn nhiên đẻ một bầy con cho chồng. Lúc gặp lại người xưa, bà hồn nhiên quay trở lại tìm những rung động thật sự mà trong cuộc sống vợ chồng bà không tìm thấy. Đến khi ông Lý mắc bệnh, bà lại hồn nhiên quay trở về bổn phận làm vợ, chẳng nghĩ đến sự sống chết, tận tụy chăm sóc cho chồng, thậm chí dùng cả bầu

sữa của mình để gọi chồng trở về cõi nhân gian” [36, 739].

Như vậy, tình yêu gắn với tình nghĩa là một nét đẹp riêng của tình yêu người Việt, đặc biệt là những người đàn bà Việt. Tình yêu ấy phù hợp với cách sống, cách cư xử của người Việt Nam. Đọc những câu chuyện tình trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh cho chúng ta thêm yêu, thêm tin tưởng vào tình yêu, vào cuộc đời.

Tình yêu trong mỗi môi trường khác nhau, hoàn cảnh khác nhau lại có cách thể hiện riêng của nó. Nguyễn Xuân Khánh am hiểu cả tình yêu trong chốn cung đình lầu son gác tía lẫn những tình yêu mộc mạc, chân chất ở chốn làng quê. Dù xuất phát từ những mục đích khác nhau, song tình yêu luôn cao đẹp, tỏa sáng, vượt lên tất cả. Trong Hồ Quý Ly, tác giả thể hiện tình yêu ở chốn cung đình. Các cuộc hôn nhân của họ đều gắn với các mưu cầu về chính trị. Hồ Quý Ly và công chúa Huy Ninh là đôi “thanh mai trúc mã”, Quý Ly yêu quý người em họ từ ngày còn bé. Cuộc tình của họ đã trở thành giai thoại trong dân gian gắn với câu đối:

Thanh Thử điện tiền thiên thụ quế Quảng Hàn cung lí nhất chi mai.

Công chúa Huy Ninh chính là nàng Nhất Chi Mai. Nhưng nhà Trần đã có quy định là con cái nhà Trần chỉ được lấy người trong dòng họ. Vua Minh Tông đã gả Huy Ninh cho tôn thất Trần Nhân Vinh. Quý Ly đành ngậm ngùi lấy một cô gái hiền dịu khác. Mối tình chỉ được tác thành khi tôn thất Trần Nhân Vinh chết trong loạn Dương Nhật Lễ và Quý Ly ngày càng có địa vị cao trong triều. Vua Trần Nghệ Tông muốn dùng cuộc hôn nhân này để ràng buộc Quý Ly với họ Trần.

Cuộc hôn nhân giữa vua Trần Thuận Tông và Thánh Ngẫu cũng không ngoài mục đích đó. Thuận Tông là con trai út của Nghệ Hoàng. Thánh Ngẫu là con gái của Hồ Quý Ly và công chúa Huy Ninh. Nghệ Tông đứng ra tác thành cuộc hôn nhân này với nhiều mục đích. Một trong những mục đích quan trọng nhất là ràng buộc Quý Ly với nhà Trần ngày một sâu sắc hơn. Đứa cháu sinh ra vừa là cháu của Nghệ Hoàng vừa là cháu của Quý Ly. Ông sẽ không còn lo Hồ Quý Ly sẽ cướp đoạt ngôi báu nhà Trần. Còn với Quý Ly, ông

Một phần của tài liệu tiểu thuyết lịch sử của nguyển xuân khánh (Trang 71 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)