Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh

Một phần của tài liệu tiểu thuyết lịch sử của nguyển xuân khánh (Trang 101 - 109)

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

3.3.2. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh

Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh biểu hiện đa dạng, phong phú, giàu ý nghĩa, có tầm bao quát rộng lớn. Từ không gian nơi kinh thành tráng lệ đến không gian miền quê mộc mạc; từ không gian thực đến không gian linh thiêng gắn với những huyền thoại, truyền thuyết. Nhìn chung, chúng ta có thể xếp chúng vào hai không gian chính: không gian hẹp và không gian rộng.Không gian hẹp gắn liền với những quy tắc, luật lệ khắt khe, nơi đó con người sống bon chen, tranh quyền đoạt lợi. Ngược lại, không gian rộng gắn với thiên nhiên bao la, khoáng đạt, nơi chỉ còn tự do và tình yêu.

Không gian hẹp trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh thể hiện ở: không gian kinh thành Thăng Long (Hồ Quý Ly); không gian làng Cổ Đình, đồn điền Messmer

(Mẫu Thượng Ngàn). Kinh thành Thăng Long là nơi phồn hoa đô hội, nơi tập trung quyền

lực và sự giàu có. Vua quan đều sống tại nơi đây. Chính nơi này đã diễn ra những tranh giành khốc liệt, những thủ đoạn tàn bạo nhất. Cuộc chiến không khoan nhượng giữa phe bảo thủ và canh tân dẫn đến những cuộc tàn sát đẫm máu. Biết bao người đã chết, cảnh đầu rơi máu chảy diễn ra liên miên trong cuộc chiến giành quyền lực. Cuối cùng phần thắng đã nghiêng về phe canh tân với việc Hồ Quý Ly giết ba trăm bảy mươi người tôn thất nhà Trần tại Hội thề Đốn Sơn. Một không khí tang tóc, căng thẳng bao trùm kinh đô mới. Người ta làm tất cả những điều đó vì địa vị, quyền lực của bản thân và dòng họ. Trần Khát Chân và phe bảo thủ muốn duy trì vương triều nhà Trần cũng là duy trì, bảo vệ những đặc quyền đặc lợi của dòng họ mình. Hồ Quý Ly muốn giành lấy quyền lực tối cao để thực hiện những cải cách, những tham vọng của bản thân. Trong không gian chật hẹp, cuộc sống thật ngột ngạt, bức bối. Ở đây không có chỗ cho tự do và những tình cảm chân thật, trong sáng. Mỗi việc

làm, mỗi hành động đều có sự tính toán kỹ lưỡng, chu đáo. Trần Nguyên Hàng gả con gái cho con trai của Hồ Quý Ly vì muốn con làm “nội gián” trong hàng ngũ địch; Trần Khát Chân nhiệt tình, tận tụy giúp Quý Ly xây dựng Tây Đô để đối thủ chủ quan, chờ đợi một cơ hội tốt để tiêu diệt… Con người sống toan tính, thủ đoạn nên nhiều khi đã đánh mất những tình cảm thiêng liêng, gần gũi hoặc vì quyền lực mà người ta sẵn sàng đánh đổi những điều đó. Hồ Quý Ly, một con người tàn bạo, quyền lực, cũng chính là một con người đầy cô độc. Ông không bao giờ được nghe tiếng nói bi bô, ngây thơ và những cái ôm ấp áp, thân thương của đứa cháu ngoại; ông cũng không thể xóa đi sự đau buồn, sầu muộn của đứa con gái. Bởi chính ông, vì tham vọng quyền lực, đã biến tất cả cuộc hôn nhân của con cái thành con bài chính trị. Chính ông đã gây ra những chia lìa của chính con cháu ông.

Làng Cổ Đình bên ngoài có vẻ thanh bình, yên ổn nhưng bên trong chứa đựng biết bao con sóng ngầm. Đó là những cuộc tranh giành địa vị, ngôi thứ trong làng, xung đột dòng họ, dịch bệnh… Trong làng Cổ Đình, ngôi thứ được phân chia rõ ràng, đứng đầu là chánh tổng, tiên chỉ rồi đến lí trưởng… cuối cùng là mõ. Người ta tìm mọi cách để có được vai về trong làng. Vậy nên, ngày trước bố lí Cỏn mất một mẫu rưỡi ruộng để mua một chức danh hờ. Lí Cỏn mất hai mẫu rưỡi để mua chức lí trưởng. Quyền lực, địa vị phải mua bằng tiền (ruộng) nên khi nắm trong tay chức quyền người ta lại ra sức bóc lột, chèn ép dân đinh để lấy lại những gì đã mất.

Đồn điền Messmer là không gian tượng trưng cho bộ máy cai trị của thực dân Pháp tại làng Cổ Đình. Ở đây có những nhà thực dân trứ danh: chiếm đất lập đồn điền, bóc lột sức lao động của người dân bản địa, đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. Mọi động tĩnh của làng Cổ Đình đều được ông chủ đồn điền chú ý. Julien đã từng tuyên bố: ở mảnh đất hắn cai trị phải thực sự “sạch” những tên phản loạn. Khi biết tin nhà cụ đồ Tiết có hai người lạ đến, hắn liền điều tra kỹ càng. Khi làng lập hội Tương tế, lớp học chữ quốc ngữ, hắn biết đây là mầm móng phản loạn nên không cho hoạt động… Julien muốn biến mảnh đất này là một tiểu vương quốc Pháp, người dân ở đây là những con chiên của chúa. Đó chính là tư tưởng của những kẻ thực dân, những kẻ đi chinh phục. Mục đích của chúng là vơ vét của cải, bóc lột sức lao động và đồng hóa dân tộc.

Như vậy, không gian hẹp là không gian tù túng, đầy rẫy những bon chen, tính toán, âm mưu. Cuộc sống trong không gian này đầy ngột ngạt, bức bối. Con người luôn phải đối phó lẫn nhau. Nhưng đây lại là không gian chính trong tác phẩm.

Không gian rộng hoàn toàn đối lập với không gian hẹp, đó là không gian của núi rừng bao la, khoáng đạt, không gian thiêng liêng, siêu thoát, nơi con người thoát ra mọi hệ lụy của trần gian. Ta thấy rằng, mỗi khi con người không sống được trong không gian hẹp, họ đều tìm đến không gian rộng. Không gian rộng giúp con người sống thanh thản, tự do, sống đúng với bản thân mình. Trần Nguyên Đán (Hồ Quý Ly) suốt một đời vì dân vì nước, đến khi tuổi già sức yếu biết không thể gánh vác được trọng trách nặng nề đã xin về ở ẩn tại Côn Sơn, vui thú điền viên, làm bạn với núi rừng. Nơi đây, quan tư đồ cảm thấy thanh thản, nhẹ nhõm. Vẻ đẹp của thiên nhiên làm con người thư thái: “Côn Sơn có nhiều hoa mọc hoang. Mùa xuân những cây hoa mọc trắng khắp vùng. Mùa hè, mùa thu, hoa mẫu đơn đỏ, hoa sim, mua tím, hoa cúc dại vàng, hoa bướm trắng, chen lẫn đá lẫn màu xanh của lá”

[35, 699]. Côn Sơn chính là một trong bảy mươi hai phúc địa của Đại Việt. Cụ lang họ Phạm (ông ngoại Nguyên Trừng – Hồ Quý Ly) suốt một đời làm thuốc, chữa bệnh cho dân nghèo. Khu vườn của cụ trở thành vườn thuốc, với nhiều loại thuốc quý. Sống trong kinh thành cụ vẫn làm bạn với thiên nhiên, đến khi tuổi già cụ lên núi Yên Tử sống cùng những người bạn già sống giữa thiên nhiên bao la, rộng lớn. Vua Trần Thuận Tông (Hồ Quý Ly) biết mình nhu nhược, không thể vực dậy được cơ đồ của ông cha nên đã giao hết mọi quyền lực cho Hồ Quý Ly, lên núi Đạm Thủy tu tiên. Sống giữa núi rừng hiền hòa, hàng ngày nghe tiếng suối chảy, chim kêu, nhà vua cảm thấy dễ chịu vô cùng. Trần Thuận Tông đã hoàn toàn trút bỏ được những nặng nề quyền lực, tham vọng nơi triều chính. Trở về với thiên nhiên, làm bạn với núi rừng, sống trong không gian thoáng đạt, tự do chính là lúc con người trở về với bản thể của chính mình.

Trong không gian rộng có không gian linh thiêng, không gian nhuốm màu huyền thoại như núi ông Đùng bà Đà, đền Mẫu… Núi ông Đùng gắn liền với huyền thoại về ông Đùng bà Đà. Huyền thoại được những người trong làng truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Câu chuyện xảy ra đã từ rất lâu. Có hai vợ chồng nọ sinh được hai anh em: một trai, một gái. Họ rất to cao, có thể gọi là những người khổng lồ. Hai anh em làm việc rất chăm chỉ nên được nhiều người trong làng thuê. Những nhà có con gái thường thuê ông Đùng, những nhà có con trai thường thuê bà Đà. Sau những lần làm việc, chung đụng với ông bà, những trai gái làng đều ngẩn ngơ, như mất hết hồn vía nhưng lại vô cùng thích thú. Các cụ trong làng thấy không thể để chuyện này tiếp diễn nên quyết định gả vợ gả chồng cho ông bà. Cách làm như sau: hai ông bà quay lưng lại với nhau và đi theo hai con đường khác nhau, trên đường đi, họ gặp người nào đầu tiên sẽ kết duyên cùng người đó. Hai ông bà đi

mãi, đi mãi rất lâu không gặp ai và họ gặp lại nhau. Như vậy, số phận đã bắt họ phải lấy nhau. Những cuộc ái ân của ông bà làm rung chuyển cả làng xóm, không ai có thể ngủ được. Họ bị đuổi ra khỏi làng và lên núi sống. Nhưng cũng vẫn không được yên, cuối cùng họ bị thiêu chết. Từ đó, núi làng Cổ Đình có tên là ông Đùng bà Đà. Ngọn núi này đã trở thành nơi che chở cho những số phận cùng cực, che chở cả những phút giây hạnh phúc của con người. Anh Mường Rồ và cô Ngơ cũng có số phận như hai ông bà. Họ bị làng đuổi phải chạy vào nơi đây, họ được sống bên nhau dưới sự che chở của ông bà. Tục “trải ổ” cũng gắn liền với huyền thoại về ông bà. Trong ngày hội, các chàng trai, cô gái yêu nhau có thể tạo cho mình một chiếc ổ thơm tho, một chiếc giường tình trong những hang hốc, dưới tán cây rộng lớn để ân ái với nhau. Núi ông Đùng bà Đà đã trở thành không gian linh thiêng, không gian phồn thực, không gian của tình yêu.

Đền Mẫu nằm trên núi ông Đùng bà Đà là không gian của sự thăng hoa, siêu thoát, cứu rỗi cuộc đời bất hạnh của người dân quê. Người dân quê tìm thấy sự an ủi, che chở từ Mẫu, để tạm thời quên đi những cay cực trong cuộc đời trần tục. Mỗi cuộc hầu đồng chính là sự thăng hoa siêu thoát của một tập thể. Cô đồng Mùi lâng lâng, các hầu dâng, con nhang đệ tử đều ngây ngất đắm say. Trong hoàn cảnh mất nước, những tín ngưỡng chính thống đã suy tàn, người dân quê tìm thấy sự nương tựa tinh thần ở tín ngưỡng thờ Mẫu.

Một không gian nghệ thuật có ý nghĩa là vạch nối giữa không gian hẹp và không gian rộng đó chính là không gian lễ hội. Lễ hội được những con người ở không gian hẹp tổ chức nhưng hướng đến không gian rộng. Lễ hội là lúc giải tỏa những khát khao, ẩn ức dấu kín của mỗi người. Trong lễ hội không có quyền lực thống trị, không có những luật lệ, quy định khắt khe, ở đó chỉ có niềm vui, sự tự do, hạnh phúc. Trong Hội Kẻ Đình (Mẫu Thượng Ngàn), mọi người được thi thố tài năng: đua thuyền, đấu vật, thi thổi cơm, dâng hương đền Mẫu… đặc biệt là lễ rước ông Đùng bà Đà và tục “trải ổ”. Tục “trải ổ” là một điều hấp dẫn của hội, khi đó con người được tự do yêu đương, tự do dâng hiến mà không phải chịu sự áp đặt của bất cứ luật lệ nào. Trong lễ hội, con người được sống trong sự tự do ít ỏi nơi không gian hẹp.

Thời gian nghệ thuật – Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh không chỉ là thời gian – không gian cho nhân vật sống, hoạt động mà đã trở thành một kí hiệu nghệ thuật thể hiện quan niệm, tư tưởng của nhà văn. Thời gian nghệ thuật là thời gian dồn nén, phức tạp đặt mỗi nhân vật vào sự thử thách, đồng thời đó là thời gian của tình yêu, hạnh phúc. Không gian nghệ thuật là sự đối lập, tương phản giữa không

gian hẹp và không gian rộng. Đó chinh là sự đối lập giữa thực tại con người sống và ước mơ, khát khao vượt lên thực tại. Thời gian – không gian nghệ thuật là một thành tố tạo nên sự thành công của tác phẩm.

U

Tóm lại:UTrong tiểu thuyết lịch sử của mình, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh có sự tìm tòi, khám phá về mặt nghệ thuật. Sự tìm tòi, khám phá nghệ thuật đó thể hiện ở nhiều mặt, nhiều phương thức biểu hiện khác nhau. Những đổi mới đó có rất nhiều ý nghĩa trong tiến trình phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam. Nhà văn không chỉ có sự kết hợp hài hòa giữa tính chân thực lịch sử và sự hư cấu, tưởng tượng mà còn đặt sự hư cấu, sáng tạo là tiêu chí quan trọng cho người nghệ sĩ khi sáng tác. Theo đó, tiểu thuyết lịch sử không còn là sự minh họa lịch sử mà trở thành tiểu thuyết thực sự. Sự đổi mới mạnh mẽ thể hiện ở nghệ thuật trần thuật. Từ điểm nhìn trần thuật đến giọng điệu, kết cấu đều mang đến sự bất ngờ, hấp dẫn, thể hiện tài năng của nhà văn. Thời gian – Không gian nghệ thuật góp phần tô đậm thêm cuộc đời, số phận của nhân vật. Những đóng góp về mặt nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh thực sự là những đóng góp quan trọng cho tiểu thuyết lịch sử nước nhà. Đưa tiểu thuyết lịch sử bước sang giai đoạn mới.

KẾT LUẬN

Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ khi ra đời đến nay đã đi được một chặng đường dài cùng với những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Tiểu thuyết lịch sử giai đoạn từ 1975 đến nay đã có những thành tựu đáng ghi nhận, đặc biệt là những năm đầu của TK XXI. Các nhà tiểu thuyết lịch sử đã dần dần xóa bỏ “khoảng cách sử thi” đưa lịch sử trở nên gần gũi với cuộc sống ngày hôm nay. Lịch sử không chỉ là nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử đã được ghi chép trong chính sử mà còn là lịch sử của nhân dân, của cuộc sống đời thường được các nhà văn hư cấu, tưởng tượng. Đồng thời, các nhà văn đã chú ý đến tính chất văn chương, chất tiểu thuyết. Tác phẩm không còn là cái nhìn đơn giản, một chiều mà có cái nhìn đa chiều, được soi sáng từ nhiều góc độ. Tác phẩm là một bản hòa âm đa thanh, phức điệu. Chính vì vậy, chúng ta cần có một quan niệm mới về tiểu thuyết lịch sử.

Trong giai đoạn từ sau 1975 đến nay, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh với những cuốn tiểu thuyết đồ sộ, công phu, có nhiều đổi mới đã trở thành một hiện tượng trong nền văn học Việt Nam. Nguyễn Xuân Khánh sáng tác từ những năm kháng chiến chống Mỹ nhưng do sự cố nghề nghiệp nhà văn bị “treo bút”. Không nản lòng, ông vẫn sáng tác với bút danh khác (Đào Nguyễn) và lặng lẽ tìm tòi, suy ngẫm để rồi cho ra đời những tác phẩm có chất lượng. Năm 2000, nhà văn cho ra đời tác phẩm Hồ Quý Ly. Hồ Quý Ly ra đời đã gây xôn xao dư luận và đạt được nhiều giải thưởng cao quý. Sáu năm sau, nhà văn tiếp tục gây ngạc nhiên bạn đọc với tác phẩm Mẫu Thượng Ngàn. Mẫu Thượng Ngàn là kết tinh những suy tư, nghiền ngẫm của một nhà văn luôn nghĩ về văn hóa Việt, dân tộc Việt. Năm 2011, ở tuổi đã ngót nghét tám mươi nhưng bút lực vẫn còn dồi dào, ông tiếp tục dâng tặng đời tác phẩm

Đội gạo lên chùa. Đây thực sự là những tác phẩm tạo nên dấu ấn lớn trong nền văn học dân

tộc. Nếu bình chọn cho nhà tiểu thuyết tiêu biểu nhất những năm đầu TK XXI, tôi sẽ bỏ một phiếu cho nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ khảo sát hai cuốn tiểu thuyết lịch sử của ông là: Hồ Quý LyMẫu Thượng Ngàn. Đội gạo lên chùa mới ra đời tháng 7/2011 nên chúng tôi chưa có điều kiện nghiên cứu. Chúng tôi hy vọng sẽ tìm hiểu sâu hơn, kỹ hơn, toàn diện hơn những sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh trong một công trình khác.

Về mặt nội dung, những cuốn tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh đề cập đến những vấn đề thiết thực, có nhiều ý nghĩa trong cuộc sống ngày hôm nay. Nhà văn viết về

lịch sử thời quá khứ nhưng là để soi chiếu hiện tại và tương lai. Những vấn đề mà ông cha ta đã đối mặt, đã giải quyết cũng là những vấn đề mà thế hệ ngày nay và mai sau tiếp tục làm. Trong Hồ Quý Ly là vấn đề giữa đổi mới và bảo thủ. Đổi mới là một tất yếu của lịch sử, có đổi mới mới có tiến bộ và đạt được những thành tựu to lớn hơn. Nhưng vấn đề đặt ra là đổi

Một phần của tài liệu tiểu thuyết lịch sử của nguyển xuân khánh (Trang 101 - 109)