Làng Cổ Đình và hành trình trở về đạo Mẫu trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn

Một phần của tài liệu tiểu thuyết lịch sử của nguyển xuân khánh (Trang 50 - 62)

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

2.1.2. Làng Cổ Đình và hành trình trở về đạo Mẫu trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn

Ngàn

Vào thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã phát triển rất mạnh mẽ, nền kinh tế với trình độ chuyên môn hóa ngày càng cao, sản phẩm ngày càng nhiều đòi hỏi thị trường rộng lớn để tiêu thụ. Các nước tư bản ra sức tiến hành các cuộc xâm lược thuộc địa nhằm vơ vét nguồn tài nguyên giàu có và nhân công lao động dồi dào, rẻ mạt. Đông Dương là mảnh đất màu mở được người Pháp “để ý” từ lâu, chúng đã thực hiện từng bước kế hoạch xâm lược. Trong khi đó, triều đình nhà Nguyễn vẫn duy trì và củng cố chế độ phong kiến chuyên chế, chế độ lỗi thời lúc bấy giờ. Bên ngoài thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”, không cho tàu bè phương Tây vào làm ăn buôn bán, không giao thiệp với các nước phương Tây. Bên trong, nhà Nguyễn thực hiện nhiều chính sách hà khắc, sưu cao thuế nặng nên đời sống của người dân vô cùng cực khổ. Công nghiệp, thương nghiệp ít được khuyến khích phát triển, quy mô nhỏ lẻ. Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam lúc này vẫn là nền kinh tế nông nghiệp theo phương thức cổ truyền với các nông cụ thô sơ, sức kéo đơn giản lại thiếu thốn. Cuộc sống của nông dân và các tầng lớp lao động khác vẫn nghèo đói, khốn khó. Triều đình

lại ra sức cấm đoán Thiên chúa giáo, tàn sát giáo dân một cách dã man làm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Chính vì vậy, nhiều nông dân và lao động nghèo đã nổi lên chống lại nhà nước phong kiến chuyên chế và giai cấp bóc lột. Theo số liệu của các nhà sử học trong nửa đầu thế kỉ XIX đã có tới trên ba trăm cuộc nổi dậy của các tầng lớp nhân dân, tiêu biểu là các phong trào đấu tranh của Lê Hữu Tạo (1819 – 1821), Phan Bá Vành (1833 – 1834), Lê Duy Lương (1833 – 1834)… Có thể nói, nhà Nguyễn đã thi hành những chính sách chuyên chế, lạc hậu, cực đoan, kìm hãm sự phát triển của đất nước và đẩy nhân dân vào tình thế phải “đối đầu” với triều đình.

Khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, triều đình chống cự một cách yếu ớt rồi từng bước cắt đất cho giặc. Đến ngày 25/8/1883, triều đình nhà Nguyễn đã kí hiệp ước Hácmăng, gồm 27 khoản, thừa nhận Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, phần còn lại Trung Kỳ, Bắc Kỳ đặt dưới chế độ “bảo hộ”. Đất nước ta hoàn toàn rơi vào tay giặc Pháp. Việc kí kết hiệp định này đã gây ra nhiều bất bình trong đông đảo quần chúng nhân dân và một bộ phận sĩ phu yêu nước. Vì vậy, mặc dù triều đình đã ra lệnh ngừng chiến nhưng phong trào chống giặc Pháp cứu nước vẫn sôi sục khắp nơi. Tiêu biểu cho các phong trào của các sĩ phu yêu nước hưởng ứng theo chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi là các cuộc khởi nghĩa: khởi nghĩa Ba Đình do Đinh Công Tráng và Phạm Bành lãnh đạo (1886 – 1887), Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo (1885 – 1892), Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo (1885 – 1896)… Cùng thời gian này, ở nhiều nơi, nhân dân vừa sản xuất vừa chống giặc Pháp, bảo vệ những người yêu nước, trừng trị những kẻ làm tay sai. “Theo tài liệu của Pháp, riêng ở

vùng châu thổ Bắc Kỳ, đã có 250 nhóm nghĩa quân hoạt động” [51, 355]. Cuộc khởi nghĩa

lớn nhất, bền bỉ nhất, tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của người nông dân là khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) lãnh đạo. Tuy chiến đấu vô cùng anh dũng, kiên cường nhưng tất cả các cuộc khởi nghĩa này đều thất bại, bị thực dân Pháp dìm trong bể máu. Sau khi đàn áp được phong trào yêu nước của nhân dân, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa.

Bước sang giai đoạn đầu những năm đầu thế kỉ XX (trước năm 1930), những điều kiện mới đã làm bộc phát phong trào mới: phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Tầng lớp có vai trò tích cực nhất trong cuộc cách mạng đầu TK XX là lớp trí thức Nho học mới: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can… “Dưới tác động của luồng tư tưởng dân chủ tư sản, những trí thức Nho học trẻ tiến bộ Việt Nam tin rằng: có thể thực hiện được ước mơ giải phóng đất nước bằng con đường Trung Hoa và Nhật Bản. Họ

cho rằng hai nước đó vì là đồng văn, đồng chủng với người Việt Nam nên có thể trực tiếp giúp đỡ Việt Nam đánh Pháp. Họ cùng chủ trương phải xây dựng ở Việt Nam một chính thể

mới, ít ra cũng là quân chủ lập hiến hay tư sản đại nghị” [51, 318]. Phan Bội Châu chủ

trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến như Nhật. Ông lập ra hội Duy Tân (1904), tổ chức phong trào Đông Du (1906 – 1908)… Phan Chu Trinh chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao dân khí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp, làm cho dân giàu nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả quyền độc lập cho nước Việt Nam.

Do hạn chế về lịch sử, về giai cấp nên Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cũng như các sĩ phu cấp tiến của phong trào yêu nước đầu TK XX đã không thể tìm ra con đường giải phóng dân tộc. Sau một thời gian hoạt động, các phong trào lần lượt bị thực dân Pháp dập tắt. Sau này, Bác Hồ đã nhận định: con đường của cụ Phan Bội Châu chẳng khác gì “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”, còn cách làm của cụ Phan Chu Trinh chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương. Các phong trào yêu nước này không thể đi đến thành công nhưng nó dấy lên một loạt các phong trào yêu nước nổ ra khắp nơi.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, giai cấp tư sản Việt Nam mặc dù còn hạn chế về số lượng và thế lực kinh tế, chính trị nhưng đã bắt đầu vươn lên vũ đài đấu tranh với thực dân Pháp. Các hoạt động của họ diễn ra sôi nổi, nhiều hình thức khác nhau, lôi cuốn được đông đảo quần chúng tham gia: cuộc vận động chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa, chống độc quyền thương cảng Sài Gòn, đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu, lễ truy điệu để tang cụ Phan Chu Trinh, đấu tranh đòi thả nhà yêu nước Nguyễn An Ninh…

Cuối cùng, những phong trào yêu nước những năm đầu thế kỉ XX đầu bị đàn áp. Đất nước rơi vào một thời kì đen tối, lầm than. Sự thất bại của các phong trào này chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến và khuynh hướng dân chủ tư sản trong nhiệm vụ giải phóng đất nước. Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt vô cùng quan trọng, đưa nhân dân Việt Nam sang con đường cứu nước mới: cứu nước theo con đường vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự ra đời của Đảng đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối của các phong trào yêu nước trước đó, lái con thuyền cách mạng đi từ thắng lợi này sang thắng lợi khác.

Mẫu Thượng Ngànlấy bối cảnh lịch sử những năm cuối TK XIX, đầu TK XX (trước

thương của dân tộc. Thực dân Pháp từng bước đặt ách thống trị lên đất nước ta, tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa. Cùng với việc khai thác các tiềm lực kinh tế, chúng thực hiện chính sách nô dịch về văn hóa. Văn hóa phương Tây đang ngày càng ảnh hưởng sâu rộng, đi cùng với nó là Thiên chúa giáo. Lúc này, đạo Phật tồn tại hàng nghìn năm ở nước ta đã suy vi, đạo Nho cũng rơi vào bất lực trước những thay đổi mạnh mẽ của thời cuộc, Thiên chúa giáo ngày càng lan rộng. Nguyễn Xuân Khánh đã chọn thời điểm lịch sử cực kì khó khăn của dân tộc, đặt vận mệnh đất nước trước một thử thách lớn: sự tồn vong. Nhà văn đã kiến giải sự tồn vong đó trên khía cạnh văn hóa. Bởi lẽ, văn hóa chính là diện mạo của một dân tộc, làm nên nét riêng của một đất nước. Đánh mất văn hóa, dân tộc đó sẽ không thể tồn tại, giữ nguyên được những tinh hoa văn hóa qua bao thăng trầm, biến thiên của lịch sử, dân tộc đó vẫn trường tồn. Đất nước ta xưa kia đã bị Trung Quốc đô hộ một nghìn năm, chúng đã thực hiện những chính sách vô cùng thâm độc nhằm đồng hóa dân tộc. Thế nhưng, trải qua bao đau thương, văn hóa Việt Nam vẫn tồn tại, biến đổi và trường tồn để vươn lên làm chủ lại đất nước. Văn hóa Việt như một mạch nguồn chảy mãi không bao giờ dứt. Giờ đây, một lần nữa, dân tộc ta lại rơi vào một thử thách, thử thách căm go hơn bởi đây là một nền văn hóa hoàn toàn khác, một nền văn hóa trái ngược, xa lạ với văn hóa phương Đông. Cuộc đụng độ về văn hóa lần này không chỉ ở phương diện hai quốc gia mà còn là hai nền văn hóa: văn hóa phương Đông – văn hóa phương Tây.

Trong tình thế đó, văn hóa Việt lại trỗi dậy mạnh mẽ, tràn đầy sức sống, nhân dân quay trở lại với văn hóa dân gian, tín ngưỡng thuần Việt, nguyên sơ tồn tại bao đời nay: Đạo Mẫu. Đạo Mẫu là một tín ngưỡng bản địa, một tín ngưỡng lớn và phổ cập. Tín ngưỡng đó lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, duy trì, che chở cho con người: “Ở nước ta, đạo Mẫu thờ tứ phủ, tức là bốn Mẹ: Mẹ Trời, Mẹ Đất, Mẹ Nước và Mẹ Người. Mẹ Trời là Mẫu Thượng Thiên, Mẹ Người là Mẫu Liễu. Mẹ Nước là Mẫu Thoải.

Mẹ Đất rừng là Mẫu Thượng Ngàn” [35, 421]. Thờ Mẹ là tôn thờ những gì cao quý và đẹp

đẽ nhất. Ai sinh ra trong cuộc đời mà lại không có mẹ, mẹ là người yêu thương, che chở và nơi trở về bình an của tất cả mọi đứa con. Trở về với tín ngưỡng nguyên sơ của dân tộc là minh chứng bản sắc văn hóa Việt sẽ không bao giờ mất đi, sẽ sinh sôi, trường tồn dù phải đối đầu với những phong ba của lịch sử.

Để thể hiện một cách đậm nét văn hóa dân tộc, không nơi nào thích hợp hơn là tìm về không gian làng quê, nơi thể hiện rõ nét sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của văn hóa Việt. Cái gốc rễ của văn hóa dân tộc chính là văn hóa làng, “chúng ta là những người nhà quê”, nhà

văn đã từng nói như vậy. Làng Cổ Đình trong Mẫu Thượng Ngàntiêu biểu cho làng quê của Việt Nam. Ở đó chứa đựng những phong tục tập quán tốt đẹp lẫn những hạn chế trong cách sống, nếp nghĩ của người dân. Cổ Đình là một làng quê bán sơn địa, nơi đây có đồng ruộng mênh mông, hồ Huyền, sông Son, núi ông Đùng bà Đà đậm chất huyền thoại, đền Mẫu linh thiêng nằm trên đỉnh núi. Cũng như bao làng quê khác, ngôi chùa, đình làng, gốc đa cổ thụ… là những biểu tượng thiêng liêng và niềm kiêu hãnh của cả làng. Người Kẻ Đình vẫn thường ngâm nga câu ca:

Đầu làng có một cây đa Cuối làng cây gạo, ngã ba cây đề.

Ngay đầu làng là cây đa “một cây đa cổ thụ trứ danh, gốc to chục người ôm không xuể”, “cây đa vừa hùng vĩ vừa đẹp, người trong làng ai cũng biết. Người ta dùng nó làm điểm xác định vị trí. Ví dụ: “Làng tôi là làng Già, cách cây đa Cổ Đình hai cây số về phía

đông”” [36, 220]; “Người ta bảo chắc cây đa phải đến trên ba trăm tuổi. Tán của nó che

kín mẫu đất. Cây đa to sừng sững, đứng ở tít xa đã trông thấy ngọn của nó vươn lên khỏi

lũy tre làng”; “Bốn cái rễ phụ ở bốn phía đâm xuống đất lâu ngày dần lớn lên thành bốn

thân cây nhỏ khác, tuy nhỏ nhưng cũng phải bằng cột nhà. Các cụ bảo đó là quân hầu, tứ trụ triều đình phò tá thần cây… Trên những chùm rễ phụ, người ta buộc những ông bình

vôi, trong bụng đã đặc kịt”[36, 220]. Cây đa cổ thụ linh thiêng bởi nó đã trải qua bao biến

động của lịch sử. Cây đa đã chứng kiến những vụ thảm sát những người yêu nước, những tai họa của dân làng… Người ta gọi nó là “Thần cây”, thờ cúng như một vị thần để mong ngài che chở, bảo vệ. Dưới gốc đa có một ngôi chùa nhưng ngôi chùa đã đổ, chỉ có ông Hộ Hiếu vẫn ở đó nhưng người ta sợ không dám đến. Vào thời Phật giáo lụi tàn, ngôi chùa không còn là nơi an ủi, xoa dịu nỗi khổ của những người dân quê.

“Nói đến cây đa phải nói đến ông Thần Cẩu, tức con chó đá thờ” [36, 223]. Ông

Thần Cẩu được làm bằng đá xanh nhẵn bóng, được trấn yếm để giúp dân làng tránh được tà khí từ nghĩa địa chiếu vào cổng làng. Thần Cẩu rất linh thiêng, là thần bảo hộ của cả làng. Ai đụng đến thần sẽ bị trừng trị. Chính vì vậy mà khi Cửu Nhậm trộm vật thiêng ném ra giữa hồ thì con trai lão suýt chết, “đi xem bói thầy bảo ăn cắp vật linh của thánh thần,

không mang trả ngay thì mất mạng như chơi” [36, 225].

Khác với ngôi chùa đổ nát, đình làng thật to lớn, bề thế, đẹp lộng lẫy: “Ngôi đình là niềm kiêu hãnh của người dân Kẻ Đình, thậm chí là niềm kiêu hãnh của cả một vùng đất chung quanh hồ Huyền. Ngôi đình thật đẹp. Nó nằm ở thôn Trung, chỗ ngã ba giữa những

con đường dẫn đến thôn Thượng, thôn Hạ và thôn Viên (xóm Vườn)” [36, 677]. Ngôi đình do một bà quý phi, vợ vua, lúc về già đem tiền xây dựng. Nó được làm rất công phu tinh xảo. Những chạm khác trong ngôi chùa được làm rất tỉ mỉ, công phu, hóm hỉnh thể hiện những ước ao thầm kín của những người dân quê: những hình ảnh sinh động đời thường, những hình ảnh tình tứ, huyền thoại về ông Đùng bà Đà… Ngôi đình chính là nơi hội họp của Hội đồng kì mục làng, là nơi bắt đầu của hội Kẻ Đình.

Không gian làng Cổ Đình đậm chất dân gian, huyền thoại. Nơi đây mỗi địa danh, mỗi con sông, núi rừng đều gắn với bao sự tích. Nó sẽ là nơi nuôi dưỡng cho những tâm hồn Việt, là nguồn chảy văn hóa sẽ không bao giờ vơi cạn.

Làng Cổ Đình có hai dòng họ chính: họ Vũ, họ Đinh. “Mả họ Vũ Xuân phát về đường hào lí: Chánh tổng, tiên chỉ, lí trưởng làng này đều nằm hết trong tay họ Vũ. Họ

Đinh Công thì nổi tiếng về đường đỗ đạt và cá tính ương hướng” [36, 115]. Xưa nay, hai họ

vẫn ganh đua nhau, hiềm tị lẫn nhau. Khi thực dân Pháp đô hộ, Pháp dùng chức sắc làng để bóc lột nhân dân thì họ Vũ ngày càng giàu có và quyền thế, trong khi họ Đinh theo ông Đốc, ông Đề nên nằm trong “tầm ngắm” của bọn thực dân. Ông đồ Tiết đi tù năm năm, hai con ông là Chất, Phác phải biệt tích. Cả dòng họ chỉ được cụ Lễ làm quan to nhưng cũng không được trọng dụng. Ở chốn thôn quê “Cái bệnh thèm làm quan, thèm danh, thích phân chia

ngôi thứ ấy là căn bệnh cố hữu của người Nam từ nhiều đời” [36, 132]. Người xưa đã nói

rằng: “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”, giàu có mà không vai vế, ra đình không được ngồi mâm trên thì cũng bị khinh thường. Chẳng vậy mà khi xưa ông Vũ Xuân Cảo (bố của lí Cỏn) phải cắn răng bán một mẫu rưỡi ruộng để mua cái hư danh là chánh Cảo, để không bị gọi là “bố cu, mẹ đĩ”, có danh mà chẳng lợi lộc, quyền hành gì. Trong làng Cổ Đình, ngôi thứ được phân chia rất rõ ràng, đứng đầu là Hội đồng kì mục gồm các bậc trên của làng: cụ Chánh Thi, cụ tiên chỉ Nhậm, ông lí Cỏn, ông hương Ất… dưới là dân đinh, cuối cùng là mõ. Mõ là hạng cùng nhất trong số những dân cùng, bị mọi người khinh

Một phần của tài liệu tiểu thuyết lịch sử của nguyển xuân khánh (Trang 50 - 62)