Mô hình quản lý hành chính (mệnh lệnh tập trung)

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên của trường trung cấp nghề việt đức lạng sơn luận văn ths giáo dục học 60 14 05 pdf (Trang 36)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5.1. Mô hình quản lý hành chính (mệnh lệnh tập trung)

Theo mô hình này, hiệu trưởng nhà trường được xem như người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra ĐNGV trên cơ sở nhiệm vụ của nhà trường. Đặc trưng của mô hình này là ở cấp dưới khả năng chuyên môn là điểm quan trọng nhất, ở cấp trên khả năng quản lý hành chính là chủ chốt.

Ưu điểm: Mô hình quản lý hành chính lấy mục tiêu của tổ chức nhà trường làm căn cứ trong việc xác định nội dung quản lý ĐNGV. Vì vậy, nó

bám sát nhiệm vụ chính trị nhà trường, đảm bảo tính thống nhất từ trên xuống.

Hạn chế: Nếu tuyệt đối hóa mô hình này, sẽ dẫn đến các quyết định mang tính mệnh lệnh áp đặt: gây ra tâm lý phục tùng gò bó, giảm sức sáng tạo, tính chủ động trong thực hiện các nhiệm vụ học tập và tự nghiên cứu. Vorke Smith đã lưu ý: “Nhược điểm của mô hình quản lý này là thường coi nhẹ sự đóng góp của cá nhân GV vào việc phát triển nghề nghiệp của mình, và hơn thế nữa, nó còn nguy hiểm hơn ở chỗ chỉ những gì tương đối để đánh giá sẽ được coi là có giá trị, còn những gì tầm thường ít quan trọng lại ít được chú ý tới” .

1.5.2. Mô hình quản lý dựa trên cơ sở tăng cƣờng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Theo mô hình này, các tổ chuyên môn, được xem như chịu trách nhiệm chính trên cơ sở nhiệm vụ mà ban giám hiệu giao cho. Đặc trưng của mô hình này là cấp dưới khá linh hoạt là điểm quan trọng nhất, cấp trên có khả năng tổng quát là chủ yếu. Quyền tự chủ là quyền quản lý của các cơ sở mà không có sự can thiệp bên ngoài.

Ưu điểm: Mô hình này lấy công tác chuyên biệt làm căn cứ trong việc xác định nội dung quản lý ĐNGV. Tăng tính chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ. Mỗi cá nhân và mỗi nhóm đều muốn có sự độc lập ở mức độ nào đó đối với lãnh đạo cấp trên.

Hạn chế: Mô hình này, nếu tuyệt đối hóa sẽ dẫn đến tình trạng cục bộ, địa phương chủ nghĩa có thể gây ra tâm lý “ly khai” giảm sức mạnh tập thể trong việc thực hiện mục tiêu chung.

Tóm lại “Trong mỗi một tổ chức đều có sự phân quyền nào đó, nhưng cũng không thể có sự phân quyền tuyệt đối vì nếu những người quản lý phải giao phó hết quyền lực của mình, vị thế quản lý của họ sẽ mất đi, vị trí của họ sẽ bị loại bỏ, vậy sẽ không có cơ cấu tổ chức”.

1.5.3. Mô hình quản lý quan tâm đến mỗi con người

Với mô hình này, các nhà quản lý nhượng bộ, quan tâm nhiều đến quan hệ con người trong đơn vị của mình. Điều đặc biệt quản lý của mô hình này là các mối quan hệ cấp dưới, cấp trên, ranh giới công việc và tình cảm đan xen lẫn nhau với tư cách: “thực thể của tự nhiện và xã hội”, mỗi cá nhân GV đều chịu sự chi phối của những quy luật tâm lý.

Ưu điểm: lấy tình cảm làm cơ sở trong việc xác định nội dung quản lý, tăng sự nhiệt tình trong việc thực nhiện nhiệm vụ.

Hạn chế: nếu tuyệt đối hóa mô hình quản lý này sẽ dẫn tới tình trạng “gia đình chủ nghĩa”, đồng thời gây ra tâm lý bè phái, các chỉ tiêu có tính pháp lệnh của nhà trường khó thực hiện.

Song, để phát huy sức mạnh của nó một cách hiệu quả, các cấp quản lý phải biết thống nhất sự khác biệt của cấp dưới: Hiểu biết thấu đáo và có lòng tin vào tương lai, đồng thời hiểu được vị trí của mỗi GV trong tập thể nhà trường luôn biến đổi. Với nhà quản lý, người lãnh đạo và chỉ huy cần hội tụ những phẩm chất cá nhân như: Kiên trì, rèn luyện năng lực thuyết phục, sự khéo léo trong ứng xử.

1.5.4. Mô hình quản lý dựa trên cơ sở kết hợp các mô hình trên

Theo York (1997) “Mô hình hợp tác thu hút cả người quản lý lẫn người GV, mà trong đó mỗi bên đều biết nhượng bộ. Cán bộ quản lý thì hạn chế sự can thiệp, ra lệnh mà bảo đảm điều kiện thuận lợi cho ĐNGV hoạt động một cách độc lập, sáng tạo. Về phía mình, người GV biết tiếp nhận điều đó ngoài việc đáp ứng các nhu cầu đó cho bản thân cá nhân mình thì cần tích cực tham gia hoạt động phát triển ĐNGV vì lợi ích nhà trường”.

Nhu cầu phát triển của một GV để họ tiến thân có lúc khác với nhu cầu để thực hiện mục tiêu chung của nhà trường và của hệ thống. Chính vì vậy mà công tác quản lý ĐNGV cần phân tích kỹ nhu cầu cá nhân của GV thông qua

nhu cầu tổ chức, từ đó xây dựng kế hoạch chiến lược cho việc quản lý ĐNGV của các nhà trường.

Tiểu kết chƣơng 1

Để làm rõ cơ sở lý luận quản lý ĐNGV nói chung, ĐNGV dạy nghề nói riêng, chúng tôi đã phân tích nội dung một số khái niệm liên quan đến đề tài như: quản lý ĐNGV, quản lý nhà trường, các mô hình quản lý nhà trường của các nước, các quan niệm về quản lý, đã làm sáng tỏ về các đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ, vai trò của trường Dạy nghề đồng thời cũng làm rõ, nhiệm vụ, vai trò của ĐNGV trường dạy nghề trong thời kỳ đổi mới giáo dục hiện nay, phân tích rõ ràng, toàn diện những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ĐNGV. Chương 1, là cơ sở lý luận khoa học hết sức quan trọng trong việc đổi mới quản lý ĐNGV, đáp ứng ngày một tốt hơn trước yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GV CỦA TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ VIỆT - ĐỨC LẠNG SƠN

2.1. Đặc điểm địa phƣơng và qúa trình hình thành và phát triển trƣờng trung cấp nghề Việt - Đức Lạng Sơn

2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội và phát triển dạy nghề của tỉnh Lạng Sơn

2.1.1.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc, cửa ngõ nối Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN cũng như Quốc tế, có 11 huyện, thành phố, 226 xã, phường, thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 832.378 ha, dân số 732.515 người, Lạng Sơn là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc, trong đó dân tộc Nùng chiếm 42,95%, dân tộc Tày chiếm 35,88%, dân tộc Kinh chiếm 16,52%, dân tộc Dao 3,47%, còn lại là các dân tộc Hoa, Hmông, Sán chay... chiếm tỷ lệ rất nhỏ, sinh sống xen kẽ với cộng đồng các dân tộc khác.

Lạng Sơn có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, có trên 220 km đường biên giới Quốc gia với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Dọc tuyến biên giới có 20 xã và một thị trấn của 5 huyện biên giới với 2 cửa khẩu quốc tế, 02 cửa khẩu quốc gia và 07 điểm chợ biên giới. Đề án xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đang được đẩy nhanh thực hiện, phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Lạng Sơn trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ, kết nối, giao thương giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước trên thế giới.

Với vị trí địa lý thuận lợi và tốc độ đầu tư nhanh đã tạo cho Lạng Sơn có một vị thế mới trong hợp tác đầu tư và hội nhập, tạo tiền đề cho Lạng Sơn phát triển trên con đường thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH.

Kinh tế Lạng Sơn liên tục tăng trưởng với tốc độ khá so với bình quân chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng dần. Sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển tương đối toàn diện. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển đúng hướng, từng bước khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ phát triển nhanh. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và từng bước khai thác được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp trong GDP giảm từ 51,04% năm 2000 xuống còn 35% năm 2009 , ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 12,59% lên 18,45% , ngành dịch vụ từ 36,37% lên 41,5% .Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giai đoạn 2006-2010 bình quân hàng năm tăng trên 10% . GDP bình quân đầu người tính theo giá thực tế năm 2009 đã đạt trên 15 triệu đồng.

2.1.1.2. Thực trạng về công tác dạy nghề của tỉnh Lạng Sơn

Tính đến năm 2009, Lạng Sơn có 14 cơ sở dạy nghề trong đó:

- 01 Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông bắc thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- 01 Trường Trung cấp nghề Việt-Đức Lạng Sơn thuộc Sở LĐ-TB&XH

- 10 Trung tâm dạy nghề thuộc huyện quản lý và 01 Trung tâm dạy nghề thuộc Liên Đoàn lao động tỉnh; 01 Trung tâm dạy nghề Phụ nữ thuộc Hội Phụ nữ tỉnh.

Biểu dưới đây cho thấy thực trạng phân bố các cơ sở dạy nghề hiện tại trên địa bàn tỉnh.

Bảng 2.1: Cơ sở dạy nghề trong tỉnh tính đến 2009 phân theo huyện/TP

TT Tên TP/huyện Dân số

(người) Diện tích (km2) Cơ sở dạy nghề (cơ sở) 1 TP Lạng Sơn 80.310 78,13 02 2 H. Bắc Sơn 65.378 699,91 01 3 H. Bình Gia 54.006 1.093,30 01 4 H. Cao Lộc 73.832 641,56 02 5 H. Chi Lăng 79.216 707,86 01 6 H. Đình Lập 27.961 1.188,50 01 7 H. Hữu Lũng 114.666 807,73 02 8 H. Lộc Bình 80.003 1.000,96 01 9 H. Văn Lãng 50.172 563,30 01 10 H. Văn Quan 58.212 550,37 01 11 H. Tràng Định 62.620 999,62 01

(Nguồn: Sở LĐ-TB&XH Lạng Sơn năm 2009 )

Tuy mạng lưới các cơ sở dạy nghề được phủ khắp trên toàn tỉnh, nhưng các trung tâm dạy nghề hầu hết mới được thành lập, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, ĐNGV và cán bộ quản lý còn kiêm nhiệm nên mỗi năm các trung tâm chỉ đào tạo được từ 500 đến 600 học viên là lao động nông thôn. Chủ yếu là dạy Sơ cấp nghề.

Trong giai đoạn 2006-2009, hàng năm bình quân trên 5.000 học sinh được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Các cơ sở dạy nghề đã và đang thực hiện tốt vai trò đào tạo phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Trên thực tế nhu cầu của thị trường lao động về lao động có trình độ CMKT được các cơ sở dạy nghề đáp ứng được phần lớn nhưng lao động có trình độ tay nghề cao vẫn còn rất thiếu và yếu.

Từ năm 2007 bắt đầu triển khai dạy nghề theo 3 cấp trình độ, theo báo cáo năm 2009 Lạng Sơn thực hiện đào tạo: 500 Cao đẳng nghề; 2000 Trung cấp nghề và 2500 Sơ cấp nghề.

Các nghề đào tạo hệ trung cấp nghề của các cơ sở dạy nghề tập trung chủ yếu vào các nghề như: Nghề cơ điện nông thôn, sửa chữa ô tô xe máy, hàn kim loại, cắt gọt kim loại, điện công nghiệp và dân dụng, may dân dụng và công nghiệp, kỹ thuật tin học, điện tử dân dụng, cơ điện và nghề trồng trọt, chăn nuôi. Hệ sơ cấp nghề thì chủ yếu tập trung đào tạo các nghề như: tin học, cắt may dân dụng và công nghiệp, sửa chữa cơ khí, cơ điện nông thôn, sửa chữa điện dân dụng và một số nghề cơ bản khác.

Hầu hết cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn mới thành lập, các cơ sở đã có truyền thống lâu năm thì lại được đầu tư mới nên cơ sở vật chất, trang thiết bị còn khá mới và hiện đại; máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy nghề hầu hết đều sản xuất sau năm 2000.

Hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị hầu hết đều được đầu tư mới và hiện đại, bước đầu đáp ứng nhu cầu dạy và học. Trình độ của GV chủ yếu từ cao đẳng, đại học trở lên và trên 80% có nghiệp vụ sư phạm. Công tác đào tạo nghề Lạng Sơn đã bước đầu khởi sắc góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 22,32% năm 2005 lên 32% vào năm 2009.

Một số hạn chế về công tác dạy nghề:

Một số ngành nghề chưa được chú trọng đào tạo cả hệ dài hạn và ngắn hạn như các ngành nghề thuộc quản lý, dịch vụ, du lịch, bảo dưỡng..., một số ngành nghề được quá nhiều cơ sở đào tạo như điện dân dụng, tin học, cắt may cơ điện nông thôn... Đặc biệt các nghề công nghệ cao như công nghệ ô tô, cơ điện tử... chưa tổ chức tuyển sinh được. Lao động nông nghiệp của tỉnh vẫn chiếm tỷ lệ rất cao và hầu hết là lao động chưa qua đào tạo trong khi các nghề về nông nghiệp chủ yếu là đào tạo ngắn hạn.

Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo nghề chủ yếu là kiêm nhiệm, ĐNGV dạy nghề thiếu về số lượng, trình độ GV không đồng đều, cần được tiếp tục từng bước kiện toàn, nâng cao trình độ cả về chuyên môn giảng dạy và nghiệp vụ sư phạm , GV các trung tâm dạy nghề chủ yếu là hợp đồng.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển trường TCN Việt - Đức Lạng Sơn

Cùng với sự phát triển chung của cả nước trong thời kỳ đổi mới, với lợi thế về điều kiện địa lý, nơi có các cửa khẩu quốc tế thông thương với Trung Quốc, trong những năm qua đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn đã phát triển. Từ sự phát triển đó, nhu cầu về NNL có kỹ thuật cao, nhằm đáp ứng và góp phần tạo sự phát triển bền vững đã trở thành vấn đề bức xúc cho hiện tại và cho tương lai của Lạng Sơn. Để thực hiện các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển NNL, trong đó có lĩnh vực đào tạo nghề, tại QĐ số 69/QĐ- UBND ngày 19/12/2001 tỉnh Lạng Sơn đã quyết định thành lập trường Dạy nghề Lạng Sơn. Đến năm 2006, trường Dạy nghề Lạng Sơn được chuyển đổi thành trường TCN Việt-Đức Lạng Sơn theo quyết định số 1849/QĐ-UBND ngày 14/12/2006 của UBND tỉnh Lạng Sơn.

Được sự chỉ đạo thường xuyên của Tổng cục Dạy nghề và sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, chỉ trong vòng thời gian ngắn trường đã hoạt động ổn định, phát triển vững chắc, hình thành môi trường sư phạm chuyên nghiệp với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, sạch đẹp.

Trường đã tuyển sinh và đào tạo khóa 9 hệ TCN, mỗi năm tuyển sinh trên 600 học sinh hệ TCN, đào tạo sơ cấp nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên 3.000 học sinh. Nhà trường đã chú trọng đến kỹ năng tay nghề trong đào tạo TCN, rèn luyện đạo đức, tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động... nên hầu hết học sinh ra trường đều tìm được việc làm và có thu nhập ổn định. Trong đó, có nhiều học sinh được tuyển chọn đi làm tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, một số phục vụ xuất khẩu lao động.

Đến nay, có 90% GV có trình độ đại học và sau đại học, 95% đạt chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn, trường đã xây dựng đồng bộ cơ sở vật chất, trường được hỗ trợ nguồn vốn ODA của Chính phủ CHLB Đức để đầu tư thiết bị cho nhóm nghề Cơ khí và nghề Điện - Điện tử với các trang thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng nhiệm vụ đào tạo nghề trình độ cao. Hiện tại, trường đang tiếp tục triển khai dự án đầu tư và phát triển, mở rộng quy mô.

2.1.2. Nhiệm vụ, mục tiêu của trường

2.1.2.1. Nhiệm vụ của trường

- Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức nghề

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên của trường trung cấp nghề việt đức lạng sơn luận văn ths giáo dục học 60 14 05 pdf (Trang 36)