Trình độ tin học, ngoại ngữ

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên của trường trung cấp nghề việt đức lạng sơn luận văn ths giáo dục học 60 14 05 pdf (Trang 50)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.5.Trình độ tin học, ngoại ngữ

- Trình độ ngoại ngữ: chủ yếu là tiếng Anh trình độ A, B, có một số GV biết ngoại ngữ tiếng Trung Quốc trình độ A

- Trình độ tin học: 100% GV có khả năng sử dụng máy vi tính và khai thác tốt các phần mềm ứng dụng cho giảng dạy cũng như khai thác trên mạng Internet. Một số GV sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành.

Bảng 2.5: Trình độ tin học, ngoại ngữ của GV trường TCN Việt-Đức Lạng Sơn

Trình độ A B C Đại học

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

Tin học 5 9,09% 42 76,3% 4 7,2 4 7,2

Ngoại ngữ 34 61,8 12 21,8 5 9,09 4 7,2

(Nguồn: Trường TCN Việt-Đức Lạng Sơn năm 2009 )

Từ số liệu thống kê ở bảng trên cho thấy trình độ ngoại ngữ của GV chủ yếu là trình độ A, sẽ hạn chế khả năng giao tiếp khi làm việc với các chuyên gia nước ngoài. Vận hành và khai thác, sử dụng các trang thiết bị mới được đầu tư cũng kém hiệu quả.

2.4. Thực trạng công tác quản lý ĐNGV Trƣờng TCN Việt-Đức Lạng Sơn

Khi trường dạy nghề Lạng Sơn được nâng lên thành trường TCN Việt- Đức Lạng Sơn trong những năm qua, nhà trường đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm hoàn thành các nhiệm vụ công tác trọng tâm sau: Xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình trung cấp nghề, xây dựng ĐNGV… Nhận thức được vấn đề nâng cấp đào tạo từ đào tạo CNKT trở thành Trung cấp nghề cũng có nghĩa là sự chuyển biến về “chất” trong hoạt động đào tạo của trường, nhiệm vụ của từng thành viên trong trường sẽ nặng nề hơn trước nhiệm vụ xã hội đang yêu cầu. Nhờ xác định rõ nhiệm vụ, ngay từ đầu lãnh đạo các cấp đã có định hướng đầu tư xây dựng trường thành

trường đào tạo công nhân kỹ thuật có chất lượng, nên từ việc xây dựng tổ chức bộ máy, đầu tư thiết bị kỹ thuật, xây dựng kế hoạch, chương trình và mục tiêu phát triển phù hợp cho từng giai đoạn.

Trường đã ra nghị quyết phấn đấu đến năm 2012, 100% GV dạy nghề đạt chuẩn về trình độ theo quy định trong đó có trên 20% GV đi học thạc sỹ, phấn đấu đến năm 2012 trường đủ điều kiện để trở thành trường Cao đẳng nghề.

+ Cử GV đi đào tạo để nâng cao tay nghề theo hướng chuyên ngành, tiếp cận những công nghệ tiên tiến.

+ Cử GV mới tốt nghiệp Cao đẳng đi đào tạo để hoàn thiện chương trình Đại học.

+ Mời GV của những trường có kinh nghiệm đào tạo đến giảng dạy tại trường, qua đó GV của trường được tham gia học tập về kinh nghiệm giảng dạy, phương pháp giảng dạy...

2.4.1. Xây dựng quy hoạch ĐNGV

ĐNGV là nguồn lực quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Quản lý ĐNGV là hoạt động bao gồm các nội dung: Dự báo, quy hoạch phát triển ĐNGV, sử dụng và tạo môi trường thuận lợi để đảm bảo thu hút và duy trì ĐNGV làm việc có chất lượng, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu phát triển đào tạo của nhà trường.

Dự báo là công việc thường xuyên, không thể thiếu trong các loại hình hoạt động của các tổ chức xã hội. Mục tiêu cuối cùng của công tác dự báo là chỉ ra xu thế phát triển của đối tượng dự báo trong tương lai, tạo ra tiền đề cho quy hoạch, lập kế hoạch có căn cứ khoa học. Dự báo là xác lập những thông tin có căn cứ khoa học về các trạng thái của đối tượng dự báo trong tương lai, vạch ra các con đường để đạt tới trạng thái trong tương lai của đối tượng ở các thời điểm khác nhau với một độ tin cậy nhất định.

Như vậy, dự báo đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất những hoạch định chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, giáo

dục… Đối với hoạt động quản lý ĐNGV thì dự báo giúp cho nhà quản lý - lãnh đạo đoán được xu thế, khả năng phát triển về số lượng, chất lượng, cơ cấu ĐNGV trong tương lai. Từ đó, có kế hoạch, biện pháp tác động phù hợp để đạt kết quả cao nhất, góp phần phát triển ĐNGV để đáp ứng yêu cầu thực tiễn cho cả hiện tại và tương lai.

Trước năm 2008, nhà trường chưa thực sự quan tâm tới công tác quy hoạch. Vì vậy, trong thời gian này, công tác quản lý ĐNGV chủ yếu là tập trung và xây dựng kế hoạch ngắn hạn, đưa ra các giải pháp tình thế. Đến năm 2008, khi có chủ trương của Tổng cục Dạy nghề và UBND tỉnh Lạng Sơn về việc đầu tư, xây dựng thành trường Cao đẳng nghề, Nhà trường đã tập trung xây dựng “Quy hoạch phát triển trường Trung cấp nghề Việt - Đức đến năm 2015” như sau:

Bảng 2.6: Bảng quy hoạch phát triển đội ngũ GV trường TCN Việt - Đức giai đoạn 2009 - 2015

Năm Tổng số CB- GV GV Thạc sỹ Đại học Cao đẳng SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 2009 70 55 4 7,2 45 81,8 6 11 2010 75 60 6 10 49 81,7 5 8,3 2011 98 75 10 13,3 60 80 5 6,7 2015 150 120 22 18,3 90 75 8 6,7

(Nguồn: Quy hoạch phát triển trường 2009 - 2015)

2.4.2. Công tác tuyển dụng ĐNGV

Thực tế trong những năm qua nhà trường đã làm tương đối tốt công tác tuyển dụng ĐNGV, cụ thể là: Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế hàng năm được giao, trên cơ sở nhu cầu về ĐNGV phục vụ cho công tác đào tạo, Phòng TC- HC tham mưu giúp cho Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch tuyển dụng, quy trình tuyển dụng, tiêu chuẩn và điều kiện tuyển dụng là GV giảng dạy. Để trở

thành GV trường TCN Việt-Đức Lạng Sơn, người dự tuyển phải đảm bảo các tiêu chuẩn và điều kiện sau:

- Tốt nghiệp đại học SPKT, cao đẳng SPKT, đại học kỹ thuật, phù hợp với ngành nghề mà trường cẩn tuyển (ưu tiên những người tốt nghiệp đại học bằng khá);

- Nếu tốt nghiệp các trường Đại học kỹ thuật phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm;

- Có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về độ tuổi từ đủ 18 tuổi đến dưới 40 tuổi;

- Có đủ sức khỏe công tác: không nói lắp và bị các dị tật ảnh hưởng đến công tác giảng dạy.

Các tiêu chuẩn trên, được nhà trường thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin về số lượng cần tuyển trong năm từng ngành, gửi thông báo tuyển dụng tới các trường đại học SPKT để sinh viên biết thông tin tuyển dụng của Nhà trường. Phòng TC-HC tiếp nhận hồ sơ và phối hợp với phòng đào tạo và các khoa chuyên môn tổ chức cho người dự tuyển nghiên cứu và chuẩn bị bài giảng và tổ chức giảng thử tại hội đồng trường; thành phần hội đồng bao gồm: Ban giám hiệu, trưởng các Phòng: Đào tạo, TC-HC, trưởng các khoa chuyên môn có người cần tuyển, một số GV lâu năm có cùng chuyên môn giảng dạy. Nếu kết quả đánh giá đạt yêu cầu sẽ được ký hợp đồng giảng dạy theo quy định của pháp luật. Tiếp đó đến kỳ thi tuyển viên chức do tỉnh tổ chức, cử GV chưa vào biên chế dự thi, khi đạt điểm tuyển thì được vào biên chế chính thức.

Tuy nhiên, công tác tuyển dụng có lúc chưa thật chủ động, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng chiức năng và các khoa, tổ có nhu cầu tuyển dụng, chưa thường xuyên quan hệ chặt chẽ với các trường đại học sư phạm kỹ thuật, đại học chuyên ngành là nguồn cung cấp nhân lực (GV) cho trường…Vì vậy, chưa tuyển đủ số lượng GV theo yêu cầu, dẫn đến GV phải

giảng dạy vượt giờ quy định, cá biệt có GV ở một số khoa giảng dạy vượt từ 1,5 đến 1,8 lần giờ định mức trong năm.

2.4.3. Công tác bố trí, sử dụng ĐNGV

Công tác bố trí, sử dụng ĐNGV có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng giảng dạy và chất lượng đào tạo cũng như hoạt động khác của trường. Việc bố trí, sử dụng GV đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn không những phát huy được chính năng lực, sở trường của họ mà còn giúp họ yên tâm nhiệt tình với công việc, đồng thời đảm bảo được sự đoàn kết trong nội bộ cơ quan, đơn vị. Việc bố trí, sử dụng ĐNGV của trường TCN Việt-Đức Lạng Sơn những năm gần đây đã ngày càng hợp lý hơn. Hầu hết các GV đều được bố trí giảng dạy đúng chuyên môn được đào tạo. Kết quả khảo sát cho thấy có trên 90% GV được hỏi trả lời phù hợp. Bên cạnh việc phát huy vai trò của ĐNGV đầu đàn, nhà trường đã mạnh dạn bố trí, sử dụng những GV trẻ, có năng lực, có ý trí vươn lên, có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, một số GV trẻ tiêu biểu, có trình độ chuyên môn tốt được đồng nghiệp và học sinh tín nhiệm, đã được bố trí là tổ trưởng, phụ trách các khoa, tổ bộ môn.

Tuy nhiên, trên thực tế do tình trạng thiếu GV (chủ yếu là GV thực hành) nên trong những năm qua nhà trường bố trí GV lên lớp quá nhiều giờ trong học kỳ, trong năm và vượt nhiều giờ so với giờ chuẩn quy định. Việc bố trí quá nhiều giờ trong học kỳ không chỉ gây mệt mỏi, căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn ảnh hưởng đến việc học tập, nghiên cứu của GV cũng như tham gia các hoạt động khác, đồng thời cũng ảnh hưởng đến chất lượng giờ giảng nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.

2.4.4. Công tác phát triển và bồi dƣỡng ĐNGV Trƣờng Trung cấp nghề

Việt - Đức Lạng Sơn

- Định hướng chung:

+ Có chính sách ưu tiên, khuyến khích GV học tập bồi dưỡng trình độ cao như thạc sỹ, đại học, bồi dưỡng công nghệ mới nhằm đáp ứng yêu cầu của trường dạy nghề trọng điểm Quốc gia và tiếp cận trình độ khu vực.

+ Tiếp tục tuyển mới cán bộ GV theo quy định chuẩn nhằm bổ sung vào đội ngũ và chuẩn bị lực lượng cho lâu dài, tăng tỷ lệ GV/học sinh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;

+ Hình thức bồi dưỡng:

Dài hạn: Có 4 GV theo học thạc sỹ; 03 GV đang theo học ôn thạc sỹ; 03 GV theo học đại học;

Ngắn hạn: Đào tạo tổng số gần 30 lượt người tham gia các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng tay nghề, kiến thức công nghệ mới.

+ Chương trình bồi dưỡng:

Chương trình các lớp dài hạn, ngắn hạn được thực hiện theo quy định chung của nhà nước hoặc chương trình các dự án.

- Nội dung bồi dưỡng:

+ Chuyên môn: Chuyên sâu thêm một số ngành cơ khí chế tạo, cơ khí động lực, điện công nghiệp, sư phạm kỹ thuật, quản lý giáo dục.

+ Nghiệp vụ sư phạm: các lớp bồi dưỡng về lý luận dạy học, phương pháp giảng dạy.

+ Công nghệ mới: Hàn công nghệ cao, công nghệ ô tô, Điện công nghiệp, Cắt gọt kim loại.

+ Ngoại ngữ, tin học.

Với quan điểm chỉ đạo, cách thức tiến hành như đã trình bày ở trên và những kết qua đã đạt được trong công tác đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho ĐNGV có thể tin tưởng rằng trong một thời gian tới nhà trường sẽ có ĐNGV vững về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi về tay nghề. Tuy nhiên, việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho ĐNGV vẫn còn bị động, chưa có tính kế hoạch cao, kết quả đào tạo GV có trình độ thạc sỹ còn thấp, chưa

đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra là đạt trên 20% GV có trình độ thạc sỹ để đủ điều kiện thành trường cao đẳng nghề. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế và với tiêu chuẩn của Tổng cục Dạy nghề quy định thì số GV có trình độ sau đại học thì còn thiếu nhiều, để sớm đạt chuẩn theo quy định thì nhà trường cần phải quan tâm chỉ đạo quyết liệt hơn nữa vấn đề này .

Kết quả trưng cầu ý kiến về nhu cầu về các nội dung bồi dưỡng của ĐNGV (xem Phiếu hỏi ở Phụ lục 1) được thể hiện qua bảng 2.7 sau:

Từ bảng 2.7 tổng hợp cho ta thấy nhu cầu bồi dưỡng của GV nhà trường là rất đa dạng, số GV có nhu cầu về bồi dưỡng sư phạm dạy nghề nâng cao, kiến thức chuyên môn ở mức cao (trên 90%), đây là nhu cầu hết sức khách quan của ĐNGV, bởi vì những kiến thức chuyên môn về về khoa học công nghệ mới, về nghiệp vụ sư phạm tiến tiến cùng kinh nghiệm thực tế luôn có những thay đổi, cần phải bổ sung và cập nhật thường xuyên vào quá trình giảng dạy, phù hợp với thực tiễn sản xuất để sau khi ra trường học sinh có thể làm chủ ngay được các thiết bị công nghệ mới trong dây truyền sản xuất.

Bảng 2.7: Kết quả tổng hợp nhu cầu bồi dưỡng của GV

Nội du n g bồi ng Kiến thức, kỹ năng thực hành Nghiệp vụ sƣ phạm Kiến thức bổ trợ Kiến thứ c chuy ên m ô n K ỹ n ăng th ực h ành Kinh nghiệm thự c tế Sư p hạ m d ạy n gh ề n ân g c ao S ư ph ạm b ậc 1 S ư ph ạm b ậc 2 T in h ọc Ngo ại ng ữ PP n ghi ên cứu kh oa h ọc C ơ sở l ý lu ận Số GV 51/ 55 35/ 55 50/ 55 50/ 55 0/ 55 5/ 55 35/ 55 35/ 55 25/ 55 25/ 55 Tỷ lệ (%) 92,72 63,63 90,9 90,9 0 9,09 63,63 63,63 45,45 45,45

Phần lớn GV khi được hỏi, điều tra đều có nguyện vọng được tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, gồm bồi dưỡng ngắn hạn, tích luỹ học phần chứng chỉ, bồi dưỡng từ xa, tham quan, tham dự hội thảo, tham gia chuyển giao công nghệ tại các đơn vị sản xuất, các lớp tập huấn... Còn số ít GV có nguyện vọng được đào tạo bồi dưỡng nâng cao theo hệ dài hạn tập trung, trong số này chủ yếu là GV trẻ, có hướng phấn đấu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.8: Bảng tổng hợp ý kiến của GV về kết quả đạt được qua các lớp bồi dưỡng

Nội dung Kết quả đạt đƣợc

Rất tốt Tốt Khá TB

1. Các lớp bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn 21 18 12 4 2. Các lớp bồi dưỡng về kỹ năng nghề 32 16 6 0 3. Các lớp bồi bưỡng về tin học, ngoại ngữ 25 27 3 0 4. Các lớp bồi dưỡng về NVSP và PP dạy

học tích cực 29 22 4 0

Qua bảng tổng hợp trên cho ta thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng dã góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề và phương pgáp giảng dạy của gaío viên. Đặc biệt ĐNGV của nhà trường hầu hết còn trẻ nên nhu cầu về bồi dưỡng kỹ năng tay nghề và nghiệp vụ sư phạm qua các lớp bồi dưỡng đạt hiệu quả rõ rệt, qua bảng tổng hợp trên ta thấy nhu cầu được bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề và kinh nghiệm thực tế đã phản ánh lên thực trạng của ĐNGV nhà trường qua đó phòng đào tạo cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng nguyện vọng của GV.

2.4.5. Chế độ đãi ngộ đối với ĐNGV

Việc thực hiện chế độ đãi ngộ đối với ĐNGV có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì, khi thực hiện tốt sẽ có tác dụng khuyến khích thi đua, tạo sự

công bằng, đoàn kết trong cơ quan và thực hiện đúng sẽ giải quyết hài hòa cả ba lợi ích (cán bộ - GV, nhà trường và nhà nước), đây vừa là yêu cầu vừa là giải pháp của các nhà trường hiện nay.

Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng bằng khả năng và sự cố gắng của chính mình nhà trường đã và đang từng bước thực hiện tốt mọi chính sách, chế độ, tiền lương, tiền thưởng và có khoản phụ cấp đứng lớp với GV. Nghiên cứu vận dụng một cách linh hoạt các văn bản hiện hành,

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên của trường trung cấp nghề việt đức lạng sơn luận văn ths giáo dục học 60 14 05 pdf (Trang 50)