8. Cấu trúc của luận văn
3.3.3. Sử dụng hợp lý ĐNGV hiện có, tuyển dụng GV mới và xây
ĐNGV đầu đàn
3.3.3.1. Sử dụng hợp lý ĐNGV hiện có, tuyển dụng GV mới
ĐNGV của trường TCN Việt-Đức Lạng Sơn đã được tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, trưởng thành cùng với sự trưởng thành của nhà trường. Cùng với việc tuyển dụng GV mới, để đáp ứng về số lượng GV thì việc sử dụng hợp lý và phát huy hiệu quả tối đa của đội ngũ hiện có là giải pháp có tầm quan trọng hàng đầu và mang ý nghĩa hết sức thiết thực.
Sử dụng hợp lý ĐNGV hiện có là khai thác và phát huy thế mạnh nguồn lực con người - tài sản quý nhất của trường, đồng thời cũng hạn chế mức tối đa khiếm khuyết của ĐNGV hiện tại. Sử dụng hợp lý ĐNGV hiện có giúp cho trường thục hiện tốt nhiệm vụ đào tạo trước mắt, đồng thời tạo cơ hội từng bước nâng cao chất lượng ĐNGV sau này, thông qua con đường sàng lọc, điều chỉnh, đào tạo bồi dưỡng.
Sử dụng hợp lý ĐNGV nhằm khai thác, phát huy sức mạnh của ĐNGV lâu năm, khuyến khích họ truyền đạt những kinh nghiệm đã tích lũy cho GV trẻ, cho học sinh và cống hiến hết mình cho sự nghiệp đào tạo của trường. Đồng thời, cũng tạo cơ hội cho ĐNGV trẻ có trình độ, năng lực, phẩm chất tốt, gắn bó với trường, được thể hiện mình, được phát huy tài năng và được cống hiến cho sự nghiệp phát triển nhà trường. Sử dụng hợp lý ĐNGV hiện có sẽ góp phần quan trọng giải quyết sự thiếu hụt GV, tạo điều kiện cho trường hoàn thành kế hoạch đào tạo hàng năm, trong khi công tác tuyển dụng GV mới đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Sử dụng ĐNGV hiện có là sử dụng vừa hiệu quả, vừa thiết thực, vừa tiết kiệm, tránh lãng phí, nhất là lãng phí chất xám.
Cùng với việc sử dụng hợp lý ĐNGV hiện có, việc tuyển dụng GV mới phải đặc biệt được coi trọng, bới vì tuyển dụng GV mới không chỉ góp phần bù đắp số GV mới cho đủ số lượng mà con là cơ hội cho trường thực hiện mục tiêu điều chỉnh cơ cấu, trẻ hóa đội ngũ, thu hút nhân tài, nâng cao chất lượng đội ngũ, làm cho ĐNGV mạnh lên, giảm sức ỳ và sự trì trệ trong một số GV hiện có, đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo của trường cao đẳng nghề. Trên cơ sở điều tra, rà soát, đánh giá, phân loại thực trạng ĐNGV và căn cứ yêu cầu thực tế mà bố trí, sử dụng, nhằm khai thác và phát huy thế mạnh, giảm thiểu những bất cập của từng GV, từng khoa và toàn thể đội ngũ, để họ đóng góp nhiều hơn vào sự nghiệp đào tạo chung của trường. Việc bố trí sử dụng GV phải căn cứ khối lượng, nhiệm vụ của các khoa, như: Thực hiện kế hoạch giảng dạy của các nghề, biên soạn giáo trình, bài giảng, làm
GV chủ nhiệm lớp, hướng dẫn thực tập… Phải phù hợp với chuẩn quy định, với khả năng trình độ của từng người. Bố trí GV giảng dạy phải đúng chuyên môn nghề được đào tạo, không bố trí những GV không đủ chuẩn tham gia giảng dạy các lớp cao đẳng; Nên khai thác thế mạnh của những GV kiêm chức, bởi hầu hết GV kiêm chức là những cán bộ quản lý chủ chốt của trường, họ đã từng giảng dạy lâu năm sau đó được bổ nhiệm là cán bộ phòng, ban…Ngoài ra, nên mời đội ngũ chuyên gia tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu và giảng dạy một số môn chuyên nghành. Làm được như vậy sẽ tạo ra hệ thống giáo trình, tập bài giảng có chất lượng tốt, đảm bảo được tính khoa học, chính xác và thực tiễn.
Phải tổ chức tốt hơn các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ vào giảng dạy cho ĐNGV; tạo điều kiện để GV tham gia làm đồ dùng, thiết bị dạy học, có biện pháp tích cực thu hút GV tham gia nghiên cứu khoa học tùy theo khả năng của GV mà đưa họ tham gia vào các đề tài cấp khoa, cấp trường.
Phân công những GV có kinh nghiệm giáo dục học sinh, có điều kiện về tham gia, có khả năng tập hợp học sinh, có nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm làm GV chủ nhiệm.
Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, lựa chọn những GV có trình độ, có tín nhiệm, có năng lực quản lý, tâm huyết với nghề và có khả năng phát triển vào diện quy hoạch để tạo nguồn, trên cơ sở quy họach tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ theo yêu cầu công việc. Làm được như vậy, vừa sử dụng hợp lý ĐNGV hiện có, vừa tạo ra một đội ngũ cán bộ quản lý khoa, bộ môn đủ năng lực, đủ đức, đủ tài đáp ứng yêu cầu về cán bộ quản lý cho trước mắt và lâu dài. Đồng thời đảm bảo được tính liên tục, kế thừa trong công tác cán bộ.
- Coi trọng công tác tuyển dụng GV mới:
Việc tuyển dụng GV để bổ sung vào ĐNGV còn thiếu của trường là một công việc thường xuyên, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển ĐNGV của trường theo hướng đảm bảo số lượng, đạt chất lượng, hợp lý về cơ cấu. Việc tăng cường ĐNGV chỉ đảm bảo tính hợp lý trên cơ sở thực hiện việc quy hoach một cách khoa học về nhu cầu đội ngũ của trường, trên cơ sở những quy định về định biên như: Số lượng GV hoặc tỷ lệ sinh viên/1 GV nói chung, GV xác định cho từng nghề cụ thể.
Để thực hiện tốt công tác quy hoạch như đã trình bày ở trên, cần quan tâm các yếu tố sau:
+ Quy mô tuyển sinh hàng năm của từng nghề, khối lượng giảng dạy theo kế hoạch, từ đó định biên số lượng GV cho phù hợp.
+ Đảm bảo tính liên tục, kế thừa về trẻ hóa đội ngũ, không để xảy ra tình trạng hẫng hụt ĐNGV ở các khoa. Bố trí một tỷ lệ GV dự phòng hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghỉ ốm, sinh con… cũng phải được tính đến khi định biên ĐNGV.
+ Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác tuyển dụng như đã đề ra ở trên, nên trong quá trình tuyển dụng phải thực hiện theo đúng quy định từ khâu lập kế hoạch cho đến các khâu tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra. Trong triển khai thực hiện phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc các khâu như: Điều kiện tuyển dụng, tổ chức thi tuyển, nhận nhiệm vụ, tập sự, bổ nhiệm, nâng ngạch, điều động…
- Điều kiện tuyển dụng:
Chỉ tiêu tuyển dụng những người đạt tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng sư phạm, ngoại hình đảm bảo yêu cầu, tâm huyết gắn bó với nghề nghiệp. Số lượng GV, đối tượng tuyển phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của trường, các khoa, tổ và phải nằm trong kế hoạch tuyển dụng hàng năm của trường.
Người dự tuyển phải đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định của pháp lệnh cán bộ công chức. Nhưng đối với trường cần chú ý tới đối tượng GV hướng dẫn thực hành ưu tiên người có trình độ tay nghề cao và khả năng thực hành tốt (thợ bậc cao, nghệ nhân…). Ngoài ra, ưu tiên những người đã từng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, những người có trình độ cao.
- Quy trình tuyển dụng:
Trên cơ sở quy định tuyển dụng GV của trường đã ban hành, Phòng TC-HC ra thông báo công khai, rỗng rãi về chỉ tiêu, tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyển, nội dung thi tuyển gồm hai phần: Phần thi tuyển về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ; Phần thi tuyển về nhận thức nghề nghiệp và nghiệp vụ sư phạm.
Các nội dung kiểm tra và hình thức thi tuyển cần công bố cho mọi người dự thi trước để họ có thời gian chuẩn bị, có điều kiện thể hiện và phát huy lợi thế khả năng của mình trong việc đáp ứng yêu cầu tuyển chọn, qua đó nâng cao chất lượng tuyển chọn
Yêu cầu: Thực hiện nghiêm túc các Nghị định, Quy định về tuyển dụng và quản lý cán bộ công chức mà chính phủ đã ban hành.
Nhà trường phải xây dựng kế hoạch có tính chất chiến lược trong tuyển dụng GV để đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa đáp ứng được yêu cầu lâu dài.. Cần có cơ chế, chính sách đãi ngộ ưu tiên để thu hút những người có trình độ về công tác giảng dạy ở trường.
- Thực hiện nghiêm túc và vận dụng đúng đắn các quy định của Nhà nước về tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ cán bộ, GV trong trường.
- Phải thống nhất quan điểm và đạt được sự đồng thuận cao trong lãnh đạo nhà trường về việc tuyển dụng, phân công bố trí sử dụng, đãi ngộ, điều chuyển cán bộ, GV.
- Phải có tiêu chí cụ thể rõ ràng và sát thực tế để đánh giá, phân loại được năng lực, đạo đức, ý thức trách nhiệm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, GV.
- Thống nhất sự lãnh đạo của cấp Ủy, chỉ đạo của Ban giám hiệu tới các khoa, bộ môn trong việc bố trí, sử dụng, điều động GV.
3.3.3.2. Xây dựng ĐNGV đầu đàn
Khái niệm GV đầu đàn: Là những GV giỏi về chuyên môn, có trình độ sư phạm, có uy tín, kinh nghiệm nghề nghiệp, có ảnh hưởng tích cực đến các đồng nghiệp.
- Trong những năm qua, Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu nhà trường thực sự đã quan tâm chỉ đạo và triển khai việc xây dựng ĐNGV đầu đàn và điều này đã được thể hiện qua các việc làm như sau: Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý từ tổ trưởng, trưởng phó các khoa, bộ môn. Trên cơ sở quy hoạch đó, phòng tổ chức - hành chính phối hợp với các khoa, tổ bộ môn xây dựng kế hoạch cho đi đào tạo các lớp: Cao học, lý luận chính trị, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn, công nghệ mới, kết hợp với động viên thu hút một số GV ở các cơ sở, các doanh nghiệp, các trường có chuyên môn phù hợp với các ngành, nghề mà trường đang đào tạo về làm GV, cán bộ quản lý của trường.
Trong quá trình bố trí, sử dụng GV, nhà trường cần quan tâm xây dựng ĐNGV đầu đàn cho từng chuyên ngành, từng khoa và cho một số nghề trọng điểm của nhà trường. Cần xác định rõ đây là lực lượng chủ đạo sẽ tham gia tích cực trong mọi hoạt động tổ chức quản lý quá trình đào tạo của trường. Trong điều kiện môi trương sư phạm có nhiều thay đổi, trong giai đoạn chuyển đổi hình thức Dạy nghề, chính ĐNGV đầu đàn sẽ là những người đi đầu trong việc xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu, ngân hàng đề thi, tham gia chuyển đổi phương pháp giảng dạy, triển khai thực hiện chương trình dạy nghề mới..
Trong phạm vi một tổ, bộ môn, một khoa, ĐNGV này sẽ là nòng cốt để cập nhật, sưu tầm, ứng dụng những kiến thức khoa học, công nghệ mới, duy trì tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi, thống nhất những nội dung chuyên môn để đưa vào giảng dạy, tổ chức các hoạt động sư phạm trong bộ phận. Bên cạnh đó học còn là những hạt nhân quan trọng tham gia kèm cặp, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn, NVSP và thích ứng với môi trường làm việc. Những kết quả hoạt động của ĐNGV đầu đàn trong mỗi bộ phận sẽ là cơ sở quan trọng giúp nhà trường xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trong toàn trường.
Hằng năm, căn cứ vào kết quả giảng dạy và hoạt động sư phạm của mỗi GV như: Dự giờ, tham gia hội giảng các cấp, tổ chức xây dựng bài giảng cho GV trong tổ, bộ môn, khoa, các bộ phận phát hiện các cá nhân tiêu biểu để xây dựng GV đầu đàn cho từng lĩnh vực cụ thể.
Ngoài ra việc xây ĐNGV đầu đàn cần phải chú ý đến các yếu tố khác như năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và khả năng sáng tạo trong công việc, phẩm chất đạo đức lối sống, trách nhiệm nghề nghiệp của GV nhằm lựa chọn những nhân tố điển hình để nhân rộng ra toàn trường.