Những yếu tố tác động đến phát triển đội ngũ GVDN

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên của trường trung cấp nghề việt đức lạng sơn luận văn ths giáo dục học 60 14 05 pdf (Trang 25 - 32)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.5. Những yếu tố tác động đến phát triển đội ngũ GVDN

Công tác phát triển đội ngũ GVDN chịu tác động bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, một số yếu tố được trình bày dưới đây.

1.3.5.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển dạy nghề và đội ngũ GVDN

Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh phát triển dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp, trong đó chú trọng việc xây dựng và phát triển đội ngũ GVDN. Những chủ trương, chính sách đó là những cơ sở pháp lý có tính quyết định đã chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi, tích cực cho việc phát triển đội ngũ GVDN thời gian qua và tiếp tục trong thời gian tới. Ví dụ như:

a) Chỉ thị số 40- CT/TW ngày 15/6/2/2004 của Ban bí thư khóa IX về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

- Mục tiêu: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triẻn đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.

- Nhiệm vụ chủ yếu:

+ Củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống các trường sư phạm, các trường cán bộ quản lý giáo dục;

+ Tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục;

+ Đẩy mạnh việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại phù hợp với thực tiễn Việt Nam;

+ Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

+ Xây dựng và hoàn thiện một số chính sách, chế độ với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục;

+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.hực hiện chủ trương xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

b) Quyết đinh số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010.

- Quan điểm chỉ đạo:

+ Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là đội ngũ cán bộ đông đảo nhất, có vai trò quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp nâng cao dân trí, xây dựng con người, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Nhà nước tôn vinh nhà giáo, coi trọng nghề dạy học;

+ Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng và chính quyền, coi đó là một bộ phận công tác cán bộ của Đảng và nhà nước; trong đó giáo dục giữ vai trò chính trong việc tham mưu và tổ chức thực hiện;

+ Nhà nước thống nhất chỉ đạo, quản lý và chịu trách nhiệm trong việc đào tao, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Giữ vai trò chủ đạo trong việc quản lý, bố trí, sử dụng đội ngũ nhà giáo trong các trường công lập; Tạo cơ chế, chính sách để các trường ngoài công lập được sử dụng có hiệu quả đội ngũ này;

+ Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải được tiến hành đồng bộ với việc thực hiện đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức hành chính, sự nghiệp và đảm bảo thực hiện chủ trương xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

- Mục tiêu:

+ Mục tiêu chung:

Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; Thông qua việc quản lý, phát triẻn đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV các trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp theo chuẩn, bổ sung GV cho một số lĩnh vực ngành nghề mới.

Bảo đảm toàn bộ GV dạy nghề có trình độ đào tạo quy định và đào tạo, bồi dưỡng về sư phạm, về công nghệ mới, nâng tỷ lệ giáo viện trung học chuyên nghiệp có trình độ sau đại học lên 10% vào năm 2010.

Phát triển ĐNGV thỉnh giảng cho các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp bao gồm các công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ trình độ cao, giảng viên các trường cao đẳng, đại học và các viện nghiên cứu công nghệ.

- Các nhiệm vụ chủ yếu:

+ Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo thuộc các cơ sở giáo dục và dạy nghề công lập và ngoài công lập; Bảo đảm đến năm 2010 đáp ứng đủ về số lượng, trong đó có 80% GV bậc mầm non, 100% GV các cấp, bậc học phổ thông, dạy nghề đạt chuẩn đào tạo theo quy định; 10% GV trung học và dạy nghề đạt trình độ sau đại học; Tỷ lệ bình quân giữa số lượng sinh viên và giảng viên đại học, cao đẳng là 20 sinh viên/01 giảng viên; 40% giảng viên đại học có trình độ thạc sỹ và 25% có trình độ tiến sỹ.

+ Củng cố nâng cao chất lượng hệ thống các trường, khoa sư phạm, các trường cán bộ quản lý giáo dục; đẩy mạnh việc xây dựng các trường Đại học sư phạm trọng điểm. Thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng trong các trường, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng sư phạm theo hướng hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam, trong đó chú trọng đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo, gắn với nội dung đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

+ Triển khai có hệ thống và chuẩn hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên các trường đại học, cao đẳng và GV các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; bảo đảm cho các nhà giáo được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định của Luật giáo dục, nội dung, chương trình phương pháp đào tạo phải phù hợp với yêu cầu từng bậc học.

+ Đổi mới công tác quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả; quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý giáo dục và các ngành có liên quan. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra chuyên môn. Hiện đại hóa và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống quản lý giáo dục.

+ Tiếp tục bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện và thực hiện chính sách ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Khuyến khích đội ngũ nhà giáo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đẩy mạnh sự gắn kết chặt chẽ giảng dạy với nghiên cứu khoa học, đổi mới công tác quản lý, sử dụng và giao biên chế ngành giáo dục nhằm nâng cao quyền và trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, tạo sự bình đẳng giữa các loại hình cơ sở giáo dục và đào tạo.

+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, trách nhiệm của nhà giáo và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng cao, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức, tận tụy với nghề nghiệp, làm trụ cột thực hiện các mục tiêu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

1.3.5.2. Nhu cầu phát triển dạy nghề dưới tác động của nền kinh tế - xã hội

Giữa GD nói chung, dạy nghề nói riêng, phát triển nguồn nhân lực và nền kinh tế - xã hội có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ. Dạy nghề có chức năng cung cấp nhân lực kĩ thuật phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy nó luôn gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và chịu sự tác động trực tiếp của các mục tiêu, yêu cầu đó.

Kinh tế phát triển sẽ tác động hỗ trợ trở lại, tăng đầu tư cho GD nói chung, dạy nghề nói riêng, nâng cao được qui mô và chất lượng GD và dạy nghề, qua đó kinh tế lại tiếp tục phát triển hơn. Hình thành và phát triển nền

kinh tế thị trường có tác động rất mạnh đến cơ cấu việc làm và làm cho nó luôn biến động, thay đổi. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và theo đó là sự chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội ở mỗi thời kì đặt ra yêu cầu mới về số lượng, về cơ cấu lao động kĩ thuật, về chất lượng, chú trọng đặc biệt những tiêu chí, những yêu cầu cao về phẩm chất lao động của con người lao động kĩ thuật, con người công nghiệp… đòi hỏi GD và dạy nghề phải đáp ứng đầy đủ và kịp thời. Muốn vậy, đất nước cần phải có một đội ngũ GVDN hùng hậu, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và có chất lượng cao.

1.3.5.3. Nhu cầu phát triển dạy nghề dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại

Ngày nay, dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hóa, nền kinh tế thế giới đã và đang có những biến đổi lớn về cơ cấu, loại hình, phương thức hoạt động, sản phẩm... Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Cuộc cách mạng KH-CN hiện đại đã và đang làm thay đổi nhanh chóng nội dung lao động, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động... đặt ra nhu cầu lớn về NNL có chất lượng cao, phù hợp về cơ cấu trình độ và cơ cấu ngành nghề. Sự biến đổi về cơ cấu, loại hình, phương thức hoạt động, sản phẩm... của nền kinh tế ở nước ta trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của thị trường và hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay đã và đang có tác động lớn đến cơ cấu nhân lực hay lực lượng lao động và đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đối với người lao động, nhất là về năng lực thực hành nghề nghiệp và tác phong lao động của người lao động ở mọi cấp trình độ nghề.

Đồng thời, sự phát triển của khoa học - công nghệ đã làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục trong các nhà trường, đồng thời đòi hỏi giáo dục phải cung cấp được nguồn nhân lực có trình độ cao. Nó cũng tạo

ra những điều kiện, tiền đề mới cho sự phát triển GDNN như: không ngừng bổ sung nội dung và nâng cao trình độ KH - CN của các hoạt động GDNN, hiện đại hoá trang thiết bị dạy học, sử dụng các công nghệ dạy học tiên tiến... Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong mọi lĩnh vực quản lí, tổ chức quá trình dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học cũng như cách đo lường, đánh giá kết quả học tập và công nhận thành tích của người học. Kết hợp nhiều hình thức và phương pháp dạy học khác nhau nhằm phát huy tính tích cực và chủ động của người học và nâng cao hiệu suất bài dạy. Thành tích học tập của HS được công nhận thông qua hệ thống các tín chỉ giúp cho quá trình đào tạo được linh hoạt hơn.

Điều đó đòi hỏi GD nói chung, dạy nghề nói riêng phải có sự đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ. GD và dạy nghề phải định hướng mũi nhọn đào tạo đội ngũ công nhân và kĩ thuật viên trong các ngành kĩ thuật cao cũng như trong các ngành có ứng dụng công nghệ cao, chú trọng năng lực thích ứng, sáng tạo, chủ động tiếp thu và sử dụng các công nghệ mới một cách nhanh chóng, đồng thời định hướng đại trà đào tạo lao động kỹ thuật đáp ứng nhu cầu rộng rãi, tạo khả năng hoà nhập vào thị trường lao động luôn biến động.

Rõ ràng là đội ngũ GVDN cần phải được phát triển mạnh mẽ về các mặt để đáp ứng được nhu cầu của công tác dạy nghề dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại.

1.3.5.4. Nhu cầu phát triển dạy nghề dưới tác động củaquá trình hội nhập quốc tế

Toàn cầu hóa và tiến trình hội nhập quốc tế đã và đang diễn ra hết sức sôi động đưa tới những cơ hội và thách thức lớn lao đối với GD và dạy nghề; điều đó có tác dộng mạnh mẽ tới sự phát triển đội ngũ GVDNở nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển dạy nghề dưới những tác động đó.

Quá trình hội nhập khu vực và thế giới sẽ thúc đẩy và tạo thêm điều kiện về nhiều mặt như thông tin, chuyên gia, tài chính,... để GD sau trung học nói chung, dạy nghề nói riêng nước ta vươn lên, thu hẹp dần khoảng cách so

với các nước tiên tiến, đạt các chuẩn mực khu vực và thế giới về chất lượng và hiệu quả GD và dạy nghề. Việc các nước cung ứng dịch vụ GD đại học và dạy nghề cho học sinh, sinh viên Việt Nam ngay tại nước ta hay tại các nước đó là cơ hội thuận lợi để chúng ta mở rộng qui mô HS, SV được học các trình độ đào tạo sau trung học.

Nhiều cơ hội được tạo ra để thu hút đầu tư của nước ngoài, đặc biệt là đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hiện đại hóa điều kiện học tập, chất lượng GD và dạy nghề sẽ dần được nâng lên, điều đó giúp thúc đẩy mạnh quá trình đổi mới, cải cách GD và dạy nghề theo quan điểm khoa học và công nghệ tiên tiến của thời đại.

Hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện để GD đại học và dạy nghề Việt Nam tiếp cận với những xu thế tất yếu và trao đổi kinh nghiệm với các thành tựu tiên tiến của GD&ĐT khu vực và thế giới, đẩy mạnh hợp tác về mọi mặt trong GD đại học và dạy nghề.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên của trường trung cấp nghề việt đức lạng sơn luận văn ths giáo dục học 60 14 05 pdf (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)