Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV, khuyến khích

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên của trường trung cấp nghề việt đức lạng sơn luận văn ths giáo dục học 60 14 05 pdf (Trang 81 - 86)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.4. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV, khuyến khích

3.3.4.1. Vị trí, ý nghĩa của biện pháp

Thực hiện Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15/06/2004 của Ban bí thư TW Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD, đề án: Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 -2010 của Thủ tướng chính phủ cũng đã chỉ rõ mục tiêu: ”Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi nhày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”.

Như vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho ĐNGV có vị trí, ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó không chỉ là cơ hội cho mỗi GV tự vươn lên hoàn thiện mình mà còn giúp cho nhà trường có ĐNGV đảm bảo chất lượng, hợp lý về cơ cấu trình độ. Mỗi giai đoạn phát triển của trường ứng với mỗi giai đoạn phát triển của ngành, của đất nước và sẽ đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với mỗi GV và cho cả ĐNGV. Để đáp ứng được yêu cầu đó việc đào tạo và bồi dưỡng là con đường duy nhất để ĐNGV tự khẳng định mình, để tồn tại và phát triển và để tránh nguy cơ tụt hậu.

Mặt khác, trong bối cảnh khoa học công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, người GV muốn theo kịp thời đại thì không thể bằng lòng với những kiến thức mình đã có mà phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt.

3.3.4.2. Nội dung, cách tiến hành:

Căn cứ mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ ĐNGV theo hướng chuẩn hóa chức danh GV và đảm bảo chất lượng. Việc tổ chức triển khai thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng GV cần phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV là một hoạt động phức tạp, đa dạng cả về số lượng, nội dung, hình thức, trình độ và cả các mức độ bồi dưỡng cũng khác nhau. Vì vậy, hoạt động này đòi hỏi phải có sự quản lý một cách khoa học, đảm bảo chặt chẽ từ khâu kế hoạch, tổ chức thực hiện đến việc kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng.

+ Nâng cao trình độ ĐNGV của trường phải đáp ứng được cả yêu cầu trước mắt và lâu dài. Đặc biệt chú trọng đến hoạt động nâng cao trình độ bằng hình thức tự đào tạo, tự bồi dưỡng một cách thường xuyên của ĐNGV.

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng GV của trường phải được kết hợp hài hòa giữa trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường với nhu cầu tự phát triển, hoàn thiện của bản thân mỗi GV.

- Yêu cầu của việc đào tạo, bồi dưỡng:

+ Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ĐNGV phải được kế hoạch hóa ( kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch dài hạn) trong đó phải xác định được mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, biện pháp tiến hành và các điều kiện đảm bảo. Kế hoạch này phải không ảnh hưởng đến đào tạo của nhà trường.

+ Phải thông tin cho giáo vên biết kế hoạch, các loại hình, nội dung và điều kiện tham gia các lớp bồi dưỡng để họ có thể lựa chọn lớp học phù hợp với điều kiện, nhu cầu của bản thân và hướng phát triển nghề nghiệp tương lai của từng cá nhân.

+ Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho ĐNGV phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, linh hoạt với các biện pháp đồng bộ như: Động viên, khuyến khích, hành chính, kinh tế…, tạo thành một phong trào học tập nâng cao trình độ đối với GV.

+ Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học... phải phục vụ thiết thực cho chính công việc giảng dạy chuẩn hóa ĐNGV của trường, tránh bệnh hình thức trong đào tạo, bồi dưỡng.

+ Mỗi GV phải nhận thức được việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, không chỉ là công việc của lãnh đạo nhà trường, khoa, bộ môn mà chính là công việc quan trọng của bản thân họ, để từ đó xác định tinh thần và thái độ tham gia học tập tốt.

- Nội dung cách tiến hành:

Nội dung: Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo Cao đẳng nghề vào năm 2012, nhà trường cần phải tiến hành nhiều biện pháp nhằm quản lý và phát triển ĐNGV, không chỉ có trình độ chuyên môn vững vàng mà còn phải có phẩm chất đạo đức tốt, đạt chuẩn về trình độ, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao. Một trong những biện pháp quan trọng phải thực hiện là đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV. Nội dung của công tác đào tạo, bồi dưỡng này bao gồm:

+ Đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về chuyên môn, gồm:

Nâng cao năng lực chuyên môn theo yêu cầu chuẩn hóa (học cao học, đại học, các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ).

Nâng cao kiến thức liên quan về ngoại ngữ, tin học…

+ Đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về NVSP: Thiết kế bài giảng; Các kỹ năng và phương pháp giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy nghề; Sử dụng phương tiện day học; Các kỹ năng giao tiếp sư phạm; Phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh - sinh viên; Công tác GV chủ nhiệm, công tác quản lý học sinh - sinh viên (giáo dục, rèn luyện đạo đức lối sống cho học sinh - sinh viên); Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục truyền thống cho HS, SV.

Ngoài việc bồi dưỡng hoàn thiện các năng lực nói trên cần đặc biệt chú trọng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tích cực của HS, SV.

Đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về kỹ năng nghiên cứu khoa học: Phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học. Tổ chức hội thảo chuyên đề, sinh hoạt tập thể. Các hướng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên ngành, khoa học ứng dụng. Coi nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa hoc - kỹ thuật phục vụ cho công tác đào tạo là đòn bẩy thúc đẩy việc nâng cao chất lượng ĐNGV của trường.

Đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước và các kiến thức khác.

Cách tiến hành:

Trong điều kiện vừa phải thực hiện nhiệm vụ đào tạo vừa phải xây dựng phát triển về cơ sở vật chất, vừa phải đào tạo bối dưỡng nhằm chuẩn hóa đội ngũ và nâng cao chất lượng ĐNGV, việc tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV trong trường phải thực hiện thật khoa học, theo một kế hoạch chặt chẽ và có tính khả thi cao. Để thực hiện tốt công tác này, Ban giám hiệu phải chỉ đạo các đơn vị chức năng làm tốt công việc sau:

Khảo sát, tổng hợp tình hình và phân loại nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV, đánh giá một cách khoa học, khách quan thực trạng ĐNGV làm cơ sở cho việc quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

Xây dựng định hướng, chương trình phát triển và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV trẻ và những GV mới.

Tổ chức và phối hợp tổ chức thực hiện tốt các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo chức năng của từng đơn vị trong trường.

Công khai hóa về quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV làm cho mỗi GV nhận thức đầy đủ nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng là nâng cao trình độ mọi mặt, vừa là quyền lợi, làm cho mỗi giáo xác định đúng đắn động cơ và mục tiêu phấn đấu.

Trên cơ sở kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đã được xây dựng, Hiệu trưởng cần trực tiếp chỉ đạo các đơn vị chức năng và các cá nhân phối hợp chặt chẽ thực hiện nghiêm túc kế hoạch đề ra.

Để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng GV đạt kết quả và phù hợp với yêu cầu thực tỉễn của trường cần chú ý một số điểm sau:

Dựa vào kết quả rà soát, đánh giá phân loại ĐNGV, cần tiến hành xem xét lựa chọn đối tượng tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng phải đúng đối tượng và theo đúng mục tiêu đã xác định.

Việc lựa chọn, bố trí GV đi đào tạo, bồi dưỡng cần có sự phù hợp giữa hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm, phương thức đào tạo, khả năng và điều kiện thực tế của nhà trường và bản thân mỗi GV.

+ Đối với việc bồi dưỡng kiến thức chung cho GV như: Chính trị, nghiệp vụ sư phạm… có thể tổ chức tại trường vào thời gian thích hợp (trong dịp hè hàng năm).

3.3.4.3. Điều kiện thực hiện

Chi bộ, Ban giám hiệu phải đặt đúng vị trí và tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV, có quy hoạch, kế hoạch cụ thể, có cơ chế, quy

định hợp lý và chỉ đạo thống nhất, tạo động lực mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Phải đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng và ứng dụng sau khi GV đã được đào tạo, bồi dưỡng.

Nhà trường cần dành một phần kinh phí nhiều hơn từ các nguồn thu khác để hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho ĐNGV. Coi đây là nguồn đầu tư cho phát triển.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên của trường trung cấp nghề việt đức lạng sơn luận văn ths giáo dục học 60 14 05 pdf (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)