Công tác bố trí, sử dụng ĐNGV

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên của trường trung cấp nghề việt đức lạng sơn luận văn ths giáo dục học 60 14 05 pdf (Trang 54)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.3.Công tác bố trí, sử dụng ĐNGV

Công tác bố trí, sử dụng ĐNGV có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng giảng dạy và chất lượng đào tạo cũng như hoạt động khác của trường. Việc bố trí, sử dụng GV đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn không những phát huy được chính năng lực, sở trường của họ mà còn giúp họ yên tâm nhiệt tình với công việc, đồng thời đảm bảo được sự đoàn kết trong nội bộ cơ quan, đơn vị. Việc bố trí, sử dụng ĐNGV của trường TCN Việt-Đức Lạng Sơn những năm gần đây đã ngày càng hợp lý hơn. Hầu hết các GV đều được bố trí giảng dạy đúng chuyên môn được đào tạo. Kết quả khảo sát cho thấy có trên 90% GV được hỏi trả lời phù hợp. Bên cạnh việc phát huy vai trò của ĐNGV đầu đàn, nhà trường đã mạnh dạn bố trí, sử dụng những GV trẻ, có năng lực, có ý trí vươn lên, có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, một số GV trẻ tiêu biểu, có trình độ chuyên môn tốt được đồng nghiệp và học sinh tín nhiệm, đã được bố trí là tổ trưởng, phụ trách các khoa, tổ bộ môn.

Tuy nhiên, trên thực tế do tình trạng thiếu GV (chủ yếu là GV thực hành) nên trong những năm qua nhà trường bố trí GV lên lớp quá nhiều giờ trong học kỳ, trong năm và vượt nhiều giờ so với giờ chuẩn quy định. Việc bố trí quá nhiều giờ trong học kỳ không chỉ gây mệt mỏi, căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn ảnh hưởng đến việc học tập, nghiên cứu của GV cũng như tham gia các hoạt động khác, đồng thời cũng ảnh hưởng đến chất lượng giờ giảng nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.

2.4.4. Công tác phát triển và bồi dƣỡng ĐNGV Trƣờng Trung cấp nghề

Việt - Đức Lạng Sơn

- Định hướng chung:

+ Có chính sách ưu tiên, khuyến khích GV học tập bồi dưỡng trình độ cao như thạc sỹ, đại học, bồi dưỡng công nghệ mới nhằm đáp ứng yêu cầu của trường dạy nghề trọng điểm Quốc gia và tiếp cận trình độ khu vực.

+ Tiếp tục tuyển mới cán bộ GV theo quy định chuẩn nhằm bổ sung vào đội ngũ và chuẩn bị lực lượng cho lâu dài, tăng tỷ lệ GV/học sinh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;

+ Hình thức bồi dưỡng:

Dài hạn: Có 4 GV theo học thạc sỹ; 03 GV đang theo học ôn thạc sỹ; 03 GV theo học đại học;

Ngắn hạn: Đào tạo tổng số gần 30 lượt người tham gia các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng tay nghề, kiến thức công nghệ mới.

+ Chương trình bồi dưỡng:

Chương trình các lớp dài hạn, ngắn hạn được thực hiện theo quy định chung của nhà nước hoặc chương trình các dự án.

- Nội dung bồi dưỡng:

+ Chuyên môn: Chuyên sâu thêm một số ngành cơ khí chế tạo, cơ khí động lực, điện công nghiệp, sư phạm kỹ thuật, quản lý giáo dục.

+ Nghiệp vụ sư phạm: các lớp bồi dưỡng về lý luận dạy học, phương pháp giảng dạy.

+ Công nghệ mới: Hàn công nghệ cao, công nghệ ô tô, Điện công nghiệp, Cắt gọt kim loại.

+ Ngoại ngữ, tin học.

Với quan điểm chỉ đạo, cách thức tiến hành như đã trình bày ở trên và những kết qua đã đạt được trong công tác đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho ĐNGV có thể tin tưởng rằng trong một thời gian tới nhà trường sẽ có ĐNGV vững về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi về tay nghề. Tuy nhiên, việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho ĐNGV vẫn còn bị động, chưa có tính kế hoạch cao, kết quả đào tạo GV có trình độ thạc sỹ còn thấp, chưa

đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra là đạt trên 20% GV có trình độ thạc sỹ để đủ điều kiện thành trường cao đẳng nghề. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế và với tiêu chuẩn của Tổng cục Dạy nghề quy định thì số GV có trình độ sau đại học thì còn thiếu nhiều, để sớm đạt chuẩn theo quy định thì nhà trường cần phải quan tâm chỉ đạo quyết liệt hơn nữa vấn đề này .

Kết quả trưng cầu ý kiến về nhu cầu về các nội dung bồi dưỡng của ĐNGV (xem Phiếu hỏi ở Phụ lục 1) được thể hiện qua bảng 2.7 sau:

Từ bảng 2.7 tổng hợp cho ta thấy nhu cầu bồi dưỡng của GV nhà trường là rất đa dạng, số GV có nhu cầu về bồi dưỡng sư phạm dạy nghề nâng cao, kiến thức chuyên môn ở mức cao (trên 90%), đây là nhu cầu hết sức khách quan của ĐNGV, bởi vì những kiến thức chuyên môn về về khoa học công nghệ mới, về nghiệp vụ sư phạm tiến tiến cùng kinh nghiệm thực tế luôn có những thay đổi, cần phải bổ sung và cập nhật thường xuyên vào quá trình giảng dạy, phù hợp với thực tiễn sản xuất để sau khi ra trường học sinh có thể làm chủ ngay được các thiết bị công nghệ mới trong dây truyền sản xuất.

Bảng 2.7: Kết quả tổng hợp nhu cầu bồi dưỡng của GV

Nội du n g bồi ng Kiến thức, kỹ năng thực hành Nghiệp vụ sƣ phạm Kiến thức bổ trợ Kiến thứ c chuy ên m ô n K ỹ n ăng th ực h ành Kinh nghiệm thự c tế Sư p hạ m d ạy n gh ề n ân g c ao S ư ph ạm b ậc 1 S ư ph ạm b ậc 2 T in h ọc Ngo ại ng ữ PP n ghi ên cứu kh oa h ọc C ơ sở l ý lu ận Số GV 51/ 55 35/ 55 50/ 55 50/ 55 0/ 55 5/ 55 35/ 55 35/ 55 25/ 55 25/ 55 Tỷ lệ (%) 92,72 63,63 90,9 90,9 0 9,09 63,63 63,63 45,45 45,45

Phần lớn GV khi được hỏi, điều tra đều có nguyện vọng được tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, gồm bồi dưỡng ngắn hạn, tích luỹ học phần chứng chỉ, bồi dưỡng từ xa, tham quan, tham dự hội thảo, tham gia chuyển giao công nghệ tại các đơn vị sản xuất, các lớp tập huấn... Còn số ít GV có nguyện vọng được đào tạo bồi dưỡng nâng cao theo hệ dài hạn tập trung, trong số này chủ yếu là GV trẻ, có hướng phấn đấu.

Bảng 2.8: Bảng tổng hợp ý kiến của GV về kết quả đạt được qua các lớp bồi dưỡng

Nội dung Kết quả đạt đƣợc

Rất tốt Tốt Khá TB

1. Các lớp bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn 21 18 12 4 2. Các lớp bồi dưỡng về kỹ năng nghề 32 16 6 0 3. Các lớp bồi bưỡng về tin học, ngoại ngữ 25 27 3 0 4. Các lớp bồi dưỡng về NVSP và PP dạy

học tích cực 29 22 4 0

Qua bảng tổng hợp trên cho ta thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng dã góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề và phương pgáp giảng dạy của gaío viên. Đặc biệt ĐNGV của nhà trường hầu hết còn trẻ nên nhu cầu về bồi dưỡng kỹ năng tay nghề và nghiệp vụ sư phạm qua các lớp bồi dưỡng đạt hiệu quả rõ rệt, qua bảng tổng hợp trên ta thấy nhu cầu được bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề và kinh nghiệm thực tế đã phản ánh lên thực trạng của ĐNGV nhà trường qua đó phòng đào tạo cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng nguyện vọng của GV.

2.4.5. Chế độ đãi ngộ đối với ĐNGV (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc thực hiện chế độ đãi ngộ đối với ĐNGV có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì, khi thực hiện tốt sẽ có tác dụng khuyến khích thi đua, tạo sự

công bằng, đoàn kết trong cơ quan và thực hiện đúng sẽ giải quyết hài hòa cả ba lợi ích (cán bộ - GV, nhà trường và nhà nước), đây vừa là yêu cầu vừa là giải pháp của các nhà trường hiện nay.

Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng bằng khả năng và sự cố gắng của chính mình nhà trường đã và đang từng bước thực hiện tốt mọi chính sách, chế độ, tiền lương, tiền thưởng và có khoản phụ cấp đứng lớp với GV. Nghiên cứu vận dụng một cách linh hoạt các văn bản hiện hành, trong đó là nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/01/2206 của chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Trường đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế thi đua khen thưởng. Trong các quy chế này có nhiều nội dung có tác động trực tiếp đến ĐNGV như:

- Chi bồi dưỡng thù lao cho việc ra đề thi, coi thi và chấm thi

- Chi bồi dưỡng cho GV khi tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, các ngày truyền thống của nhà giáo

- Đơn giá thanh toán trả giờ giảng vượt tiêu chuẩn

- Từ việc tiết kiệm chi tiêu và nguồn quỹ thu được, hàng tháng nhà trường còn chi phần thu nhập tăng thêm bằng 0,5 lần lương cơ bản/ tháng và phụ cấp chức vụ/tháng cho cán bộ GV.

Ngoài ra, trường còn quan tâm từ việc tổ chức cho GV đi học tập, khảo sát tham quan ở các trường có kinh nghiệm trong đào tạo nghề; Cho đến việc duy trì, phát triển đời sống tinh thần cho cán bộ, GV như: Hỗ trợ tiền đi tham quan nghỉ mát, thăm hỏi kịp thời khi cán bộ, GV gặp khó khăn. Với những GV có thành tích cao trong công tác, trong các kỳ thi, hội giảng được nhà trường đề nghị UBND tỉnh tặng bằng khen và được đề nghị nâng lương sớm hơn quy định. tạo điều kiện để GV được học tập và bồi dưỡng nâng cao. Bên cạnh đó những GV có biểu hiện vi phạm, hiệu quả công tác thấp sẽ áp dụng giảm lương tăng thêm, không được hưởng các chế độ ưu đãi khác của nhà trường.

Đối với GV được cử đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nhà trường đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ với quy định hỗ trợ tích cực cho GV; theo đó GV được hưởng nguyên lương cơ bản, được hỗ trợ hoàn toàn học phí, lệ phí trong suốt thời gian đi học.

Tuy vậy, bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được trong việc thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ đối với ĐNGV vẫn còn hạn chế sau: Những kích thích về kinh tế chưa đẩy mạnh để khuyến khích ĐNGV học tập nâng cao trình độ nhất là đi học lấy bằng thạc sỹ; Trường chưa có kinh phí hỗ trợ cho cán bộ, GV đi học cao học, đại học; Các khoản tiền hỗ trợ mua tài liệu, giáo trình, kinh phí bảo vệ luận văn v.v... các khoản thu nhập thêm hàng tháng còn thấp, lại không được trả thường xuyên, vượt giờ giảng chậm được thanh toán. Bởi vậy, để kịp thời động viên khích lệ và khuyến khích ĐNGV, trong thời gian nhà trường cần phải nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện những điểm hạn chế này.

2.4.6. Chính sách thu hút GV giỏi

Thực tế trong những năm vừa qua, nhà trường chưa có chính sách về ưu tiên thu hút GV giỏi ở nơi khác về trường. Do vậy, việc thu hút GV giỏi vể công tác tại trường kết quả đạt được là thấp, trường cũng chưa có giải pháp cụ thể để tạo hấp dẫn, về định hướng phát triển, chính sách đãi ngộ đối với ĐNGV giỏi, để tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ. Việc thu hút ĐNGV nhờ vào văn bản của UBND tỉnh cũng chưa có sức hút các sinh viên trẻ tốt nghiệp loại khá giỏi về tỉnh công tác.

2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý ĐNGV của trƣờng TCN Việt- Đức Lạng Sơn

2.5.1. Mặt mạnh

Xuất phát từ quan điểm: Trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của người GV có tác động rất lớn đến việc bồi dưỡng tri thức, ký năng nghề nghiệp và giáo dục nhân cách cho học sinh; để xây dựng được

ĐNGV của nhà trường đủ về số lượng, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đào tạo hiện tại và nhiệm vụ lâu dài, rong thời gian qua nhà trường đã luôn quan tâm đến công tác quản lý phát triển ĐNGV cả về số lượng và chất lượng.

- ĐNGV không ngừng được tăng cường cả về số lượng và nâng cao chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Cụ thể: Năm 2001, khi trường mới thành lập chỉ có 15 cán bộ, GV, trong đó chỉ có: 03 đại học còn lại là cao đẳng và trung cấp. Đến nay, tổng số cán bộ, GV, công nhân viên của trường là: trên 70 người trong đó GV là: 55, số GV có trình độ sau đại học là 4 người, còn lại GV đều có trình độ đại học và cao đẳng. Điều đó cho thấy rằng ĐNGV của trường trong những năm qua phát triển không ngừng.

- Công tác tuyển dụng được tiến hành khá bài bản, theo đúng quy trình hướng dẫn của UBND tỉnh, Sở Nội vụ về tuyển dụng viên chức.

- Việc bố trí, sử dụng về cơ bản là phù hợp giữa ngành nghề mà GV được đào tạo với các môn được bố trí giảng dạy. Vì vậy, đã phát huy và khai thác tốt khả năng, sở trường của ĐNGV.

- ĐNGV của trường có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm, cần cù chịu khó, sáng tạo và quyết tâm tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao; có tinh thần giúp đỡ nhau trong công tác, xây dựng một tập thể đoàn kết và phát triển.

- ĐNGV năng động và sáng tạo, phần lớn thích ứng nhanh với sự phát triển của trường. Đó cũng chính là một trong những nhân tố quyết định trong việc thực hiện chủ trương đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy mà ban giám hiệu nhà trường đề ra. Do tích cực tham gia vào hoạt động bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao và tự bồi dưỡng nên phần lớn GV đã tiếp cận với công nghệ dạy học mới.

- ĐNGV của trường luôn có ý thức vươn lên, cầu thị trong chuyên môn, phấn đấu học tập để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu đào tạo của trường.

Hiện nay, có trên 80% số GV của trường đều đạt chuẩn về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

Tóm lại, công tác quản lý ĐNGV của trường TCN Việt-Đức Lạng Sơn trong những năm qua, nhất là từ khi nâng cấp lên trường TCN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Số lượng và chất lượng GV đều tăng, 100% GV được hỏi khẳng định về năng lực chuyên môn của GV đều đạt từ trung bình khá trở lên, trong đó 30% đạt khá giỏi. Sản phẩm do trường đào tạo ra được xã hội thừa nhận. Đa số học sinh ra trường đều tìm được việc làm, một số tự tạo được việc làm, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh và được các doanh nghiệp sử dụng đánh giá khá.

2.5.2. Mặt hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý ĐNGV của trường cũng còn những hạn chế, tồn tại, bất cập sau:

- Trong những năm vừa qua, công tác xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV chưa được quan tâm đúng mức vì trường mới được thành lập và chỉ tập trung vào kế hoạch xây dựng ngắn hạn, chưa có tầm chiến lược lâu dài. Cho tới cuối năm 2008, việc xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV mới được quan tâm, nhưng việc triển khai kế hoạch chưa đạt được yêu cầu.

- Số lượng GV (đặc biệt là GV thực hành, GV viên có tay nghề cao) còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế.

- Tỷ lệ ĐNGV có trình độ cao còn ít, chưa đạt mức chuẩn theo quy định. - Cơ cấu về độ tuổi, chưa hợp lý, đặc biệt là GV có kinh nghiệm giảng dạy còn chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là GV trẻ dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao. Điều

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên của trường trung cấp nghề việt đức lạng sơn luận văn ths giáo dục học 60 14 05 pdf (Trang 54)