Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên của trường trung cấp nghề việt đức lạng sơn luận văn ths giáo dục học 60 14 05 pdf (Trang 91 - 101)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

Nhằm kiểm chứng tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý ĐNGV trường TCN Việt-Đức Lạng Sơn tới năm 2015, tác giả luận văn đã xin ý kiến của 70 cán bộ GV và cán bộ quản lý, trong đó có 15 cán bộ quản lý và 55 GV trong nhà trường về mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã đưa ra. Tổng hợp kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1: Tổng hợp ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp Biện pháp Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi

1. Nâng cao nhận thức tầm quan trọng

của công tác phát triển ĐNGV 75.5 24.5 0 65 35 0

2. Quy hoạch ĐNGV đáp ứng với yêu

cầu phát triển của trường 95.2 13.8 0 53 45 2

3. Sử dụng hợp lý ĐNGV hiện có, tuyển

dụng GV mới và xây dựng ĐNGV đầu đàn 96 4 0 51 48 1

4. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng

ĐNGV, khuyến khích tự bồi dưỡng 92.2 7.8 0 71.5 28.5 0 5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá, kịp

thời chấn chỉnh thiếu sót và biểu dương các điển hình tiên tiến

89.5 10.5 0 62 35 3

6. Hoàn thiện về chế độ đãi ngộ khuyến

khích đối với ĐNGV 90.5 9.5 0 65 35 0

Qua bảng trên cho thấy các ý kiến đều cho rằng việc tiến hành các biện pháp đề xuất là cấp thiết và có tính khả thi cao đối với công tác quản lý ĐNGV của nhà trường. Điều này hoàn toàn phù hợp đối với công tác quản lý ĐNGV của một trường đang phát triển.

Như vậy, các biện pháp quản lý ĐNGV đề xuất đều được đa số cán bộ quản lý và GV của trường TCN Việt - Đức Lạng Sơn cho là rất cấp thiết và có tính khả thi cao. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp này chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả công tác quản lý ĐNGV dạy nghề của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong giai đoạn tới.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở những nguyên tác lựa chon các biện pháp quản lý ĐNGV dath nghề, xuất phát từ những địn hướng phát triển ĐNGV dạy nghề ở nước ta nói chung, và định hướng công tác quản lý ĐNGV dạy nghề của trường TCN Việt - Đức Lạng Sơn nói riêng. Tác giả đã đưa ra 6 biện pháp quản lý ĐNGV của trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Các biện pháp được nêu trên của đề tài được xây dựng trên cơ sở lý luận khoa học quản lý và thực tiễn đặc thù của trường TCN Việt - Đức Lạng Sơn. Tuy nhiên các biện pháp trên mới chỉ là đề xuất, cấn được áp dụng thử nghiệm và tiếp tục hoàn thiện trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong giai đoạn hiện nay, các trường dạy nghề nói chung, trường TCN Việt - Đức Lạng Sơn nói riêng đang giữ một vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và dịch vụ xã hội. GVDN là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả công tác dạy nghề, vì vậy công tác quản lý ĐNGV của trường TCN Việt - Đức Lạng Sơn là yêu cầu hết sức cần thiết nhằm nâng cao trình độ cho ĐNGV của trường về nghiệp vụ sư phạm, kiến thức chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng nghề nghiệp, thực hiện hiện có hiệu quả nhiệm vụ dạy nghề.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn rút ra một số kết luận sau: - Đề tài bước đầu đã xây dựng dược cơ sở lý luận cần thiết của việc quản lý ĐNGV nói chung và đối với trường TCN Việt-Đức Lạng Sơn nói riêng, để ổn định, phát triển ĐNGV theo hướng nâng cao chất lượng, đáp ứng với chiến lược phát triển của trường trong giai đoạn mới.

- Đề tài đã tập trung phân tích toàn diện về thực trạng ĐNGV và công tác quản lý ĐNGV của trường TCN Việt-Đức Lạng Sơn, thấy được mặt mạnh, mặt hạn chế, nguyên nhân của thực trạng đó làm cơ sở cho việc đề xuất những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế của ĐNGV hiện nay.

- Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, kết quả điều tra, tổng hợp đề xuất 6 biện pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV của trường: Đủ về số lượng, chuẩn về trình độ, đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trước yêu cầu mới và đáp ứng nhu cầu sự phát triển trường trong tương lai

Các biện pháp nêu trên chỉ là biện pháp cơ bản, bước đầu. Để nâng cao chất lượng ĐNGV cần phải có thêm những giải pháp phù hợp và tiến hành một cách đồng bộ trên các lĩnh vực của nhà trường với mục tiêu là

nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của đất nước và sự phát triển của nhà trường.

2. Khuyến nghị

Để xây dựng, nâng cao chất lượng ĐNGV dạy nghề, nhằm tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng dạy nghề, tác giả luận văn xin có một số khuyến nghị sau:

2.1. Đối với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội:

- Cần có chính sách ưu đãi đối với ĐNGV dạy nghề, xây dựng và ban hành chế độ tiền lương đối với ngạch viên chức GV dạy nghề.

- Bổ sung tiêu chuẩn đối với từng đối tượng GV dạy nghề (GV dạy lý thuyết, GV dạy thực hành, GV lý thuyết và thực hành…).

- Ban hành các chính sách hỗ trợ đối với GV dạy nghề nhất là GV dạy nghề đang công tác ở các tỉnh miền núi.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các thể chế, chính sách về đào tạo ĐNGV dạy nghề.

2.2. Đối với UBND tỉnh Lạng Sơn

- Cần ban hành các chính sách khuyến khích, thu hút nghệ nhân, các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật trong các doanh nghiệp, người có tay nghề cao tham gia giảng dạy nghề.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, cấp kinh phí cho trường để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, đào tạo, chuẩn hóa…

- Cần có chính sách thu hút các sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi, GV tốt nghiệp các đại học SPKT và những người có trình độ cao về về làm công tác giảng dạy tại trường.

2.3. Đối với trường TCN Việt - Đức

- Nghiên cứu, vận dụng các bỉện pháp đã đề xuất trong đề tài nhằm phát triển ĐNGV, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, hơp lý về cơ cấu, đáp ứng được sự phát triển của nhà trường đến năm 2015.

- Hàng năm cần dành một khoản kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho ĐNGV của trường.

- Nhà trường cần thường xuyên duy trì, đảm bảo các chế độ đãi ngộ cho ĐNGV, tăng cường chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho ĐNGV của trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng. Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà gaío và cán bộ quản lý giáo dục.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục 2009- 2020 (lần thứ 13) công bố ngày 18 tháng 12 năm 2008.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật Giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia,Hà Nội 2005. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2001). Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010

5. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Quyết định số 52/2008/QĐ- BLĐTBXH ngày 05/5/2008. Ban hành Điều lệ trường Trung cấp nghề. 6. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Quyết định số 57/2007/QĐ-

BLĐTBXH Ban hành quy định sử dụng, bồi dưỡng GV dạy nghề.

7. Đặng Quốc Bảo (1999) . Khoa học quản lý và tổ chức. NXB thống kê Hà Nội. 8. Đặng Quốc Bảo (2009). Quản lý nhà trường, bài giảng lớp cao học khóa 8

Đại Học Giáo Dục – Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

9. Nguyễn Quốc Chí & Nguyễn Thị Mỹ Lộc(2008). Lý luận đại cương về quản lý. Bài giảng cho học viên chuyên ngành Quản lý giáo dục

10. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004). Những quan điểm Giáo

dục hiện đại, Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Sư phạm. 11. Đỗ Minh Cƣơng, Nguyễn Thị Doan. Phát triển nguồn nhân lực giáo dục

đại học Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội

12. Nguyễn Đức Chính (2009). Chất lượng và quản lý chất lượng Giáo dục và Đào tạo bài giảng lớp cao học quản lý, ĐHQG.

13. Nguyễn Tiến Đạt (2006). Kinh nghiệm và thành tựu phát triển Giáo dục và đào tạo trên thế giới, tập I: Giáo dục và Đào tạo ở các khu vực văn hóa châu Âu và châu Á tập II: Giáo dục và Đào tạo ở các khu vực văn hóa châu Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương. Nxb GD, Hà Nội.

14. Vũ Cao Đàm (2005). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

15. Nguyễn Minh Đƣờng. Một số ý kiến về chất lượng và hiệu quả Giáo dục,

Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội, 2004.

16. Phạm Minh Hạc (2005). Nguồn lực con người,yếu tố quyết định sự phát triển Xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Đặng Xuân Hải (2002). Nhận diện khái niệm quản lý và lãnh đạo trong quá trình điều khiển nhà trường, Tạp chí phát triển giáo dục, số:4/8/2002. 18. Đặng Bá Lãm (chủ biên - 2005). Quản lý nhà nước về Giáo dục – Lý

luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc Gia. Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009). Quản lý nguồn nhân lực, Bài giảng lớp cao học Khóa 8 – Đại học Giáo dục- Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

20. Tập thể tác giả(2001). Từ điển tiếng Việt. Nhà xuất bản Đà Nẵng

21. Nguyễn Ngọc Quang (1990). Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý Giáo dục. Trường Cán bộ quản lý Giáo dục, Hà Nội.

22. Thủ tƣớng Chính phủ (2001). Một số biện pháp cấp bách xây dựng ĐGNG của hệ thống GDQD, Chỉ thị số:18/2001/CT-TTg ngày 27/8/2001.

23. Nguyễn Đức Trí (2001). Nghiên cứu mô hình đào tạo GV kĩ thuật, dạy nghề ở trình độ đại học cho các trường THCN và Dạy nghề. Báo cáo Tổng kết đề tài cấp Bộ. Viện NCPTGD. Hà Nội.

24. Nguyễn Đức Trí (2010). Quản lí quá trình đào tạo trong nhà trường. NXB Khoa học và Kĩ thuật. Hà Nội.

25. Nguyễn Đức Trí (2010). Giáo dục nghề nghiệp - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Khoa học và Kĩ thuật. Hà Nội.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

PHIẾU XIN Ý KIẾN GV (Về nhu cầu bồi dưỡng)

Kính gửi: Các thầy, cô giáo trƣờng TCN Việt - Đức Lạng Sơn

Căn cứ vào nhu cầu và tình hình thực tế công tác trong những năm qua,

đề nghị các đồng chí cho biết những nhu cầu được bồi dưỡng của bản thân (bao gồm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và

những kiến thức bổ trợ khác).

( Đề nghị đánh dấu X vào ô thích hợp trong bảng sau)

Nội du n g bồi ng Kiến thức, kỹ năng thực hành Nghiệp vụ sƣ phạm Kiến thức bổ trợ Kiến thứ c chuy ên m ô n K ỹ n ăng th ực h ành Kinh nghiệm thự c tế Sư p hạ m d ạy n gh ề nâ ng c ao S ư ph ạm b ậc 1 S ư ph ạm b ậc 2 T in h ọc Ngo ại ng ữ P P nghi ên cứu kh oa h ọc C ơ sở l ý lu ận

Các ý kiến cần bổ sung ( nếu có)

... ... ...

Phụ lục 2

PHIẾU XIN Ý KIẾN GV

(Về các kết quả công tác quản lý ĐNGV đạt được)

Kính gửi: Các thầy, cô giáo trƣờng TCN Việt – Đức Lạng Sơn

Căn cứ vào công tác quản lý ĐNGV của nhà trường trong những năm qua về kết quả công tác bồi dưỡng GV, công tác nghiên cứu khoa học, việc thực hiện chế độ chính sách đối với GV. Đề nghị đồng chí cho biết về các mức độ về kết quả đạt được.

( Đề nghị đánh dấu X vào ô thích hợp trong bảng sau)

Nội dung

Kết quả đạt đƣợc Rất tốt Tốt Khá TB

1. Các lớp bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn 2. Các lớp bồi dưỡng về kỹ năng nghề. 3. Các lớp bồi bưỡng về tin học, ngoại ngữ 4. Các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm

và phương pháp dạy học tích cực

Phụ lục 3

PHIẾU XIN Ý KIẾN GV

(Về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý ĐNGV)

Kính gửi: Các thầy ( Cô) Trƣờng TCN Việt -Đức Lạng Sơn

Để có những căn cứ khách quan cho việc đề xuất một số biện pháp quản lý đội GV trường TCN Việt - Đức Lạng Sơn trong giai đoạn mới, bằng kinh nghiệm giảng dạy, đồng thời cũng có nhiều suy nghĩ về vấn đề quản lý ĐNGV. Xin đồng chí cho biết về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp.

(Xin đồng chí đánh dấu (x) vào ô thích hợp trong bảng sau)

Biện pháp Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi

1. Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của công tác phát triển ĐNGV

2. Quy hoạch ĐNGV đáp ứng với yêu cầu phát triển của trường

3. Sử dụng hợp lý ĐNGV hiện có, tuyển dụng GV mới và xây dựng ĐNGV đầu đàn

4. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV, khuyến khích tự bồi dưỡng

5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá, kịp thời chấn chỉnh thiếu sót và biểu dương các điển hình tiên tiến

6. Hoàn thiện về chế độ đãi ngộ khuyến khích đối với ĐNGV

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên của trường trung cấp nghề việt đức lạng sơn luận văn ths giáo dục học 60 14 05 pdf (Trang 91 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)