Chính sách thu hút GV giỏi

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên của trường trung cấp nghề việt đức lạng sơn luận văn ths giáo dục học 60 14 05 pdf (Trang 59)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.6. Chính sách thu hút GV giỏi

Thực tế trong những năm vừa qua, nhà trường chưa có chính sách về ưu tiên thu hút GV giỏi ở nơi khác về trường. Do vậy, việc thu hút GV giỏi vể công tác tại trường kết quả đạt được là thấp, trường cũng chưa có giải pháp cụ thể để tạo hấp dẫn, về định hướng phát triển, chính sách đãi ngộ đối với ĐNGV giỏi, để tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ. Việc thu hút ĐNGV nhờ vào văn bản của UBND tỉnh cũng chưa có sức hút các sinh viên trẻ tốt nghiệp loại khá giỏi về tỉnh công tác.

2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý ĐNGV của trƣờng TCN Việt- Đức Lạng Sơn

2.5.1. Mặt mạnh

Xuất phát từ quan điểm: Trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của người GV có tác động rất lớn đến việc bồi dưỡng tri thức, ký năng nghề nghiệp và giáo dục nhân cách cho học sinh; để xây dựng được

ĐNGV của nhà trường đủ về số lượng, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đào tạo hiện tại và nhiệm vụ lâu dài, rong thời gian qua nhà trường đã luôn quan tâm đến công tác quản lý phát triển ĐNGV cả về số lượng và chất lượng.

- ĐNGV không ngừng được tăng cường cả về số lượng và nâng cao chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Cụ thể: Năm 2001, khi trường mới thành lập chỉ có 15 cán bộ, GV, trong đó chỉ có: 03 đại học còn lại là cao đẳng và trung cấp. Đến nay, tổng số cán bộ, GV, công nhân viên của trường là: trên 70 người trong đó GV là: 55, số GV có trình độ sau đại học là 4 người, còn lại GV đều có trình độ đại học và cao đẳng. Điều đó cho thấy rằng ĐNGV của trường trong những năm qua phát triển không ngừng.

- Công tác tuyển dụng được tiến hành khá bài bản, theo đúng quy trình hướng dẫn của UBND tỉnh, Sở Nội vụ về tuyển dụng viên chức.

- Việc bố trí, sử dụng về cơ bản là phù hợp giữa ngành nghề mà GV được đào tạo với các môn được bố trí giảng dạy. Vì vậy, đã phát huy và khai thác tốt khả năng, sở trường của ĐNGV.

- ĐNGV của trường có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm, cần cù chịu khó, sáng tạo và quyết tâm tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao; có tinh thần giúp đỡ nhau trong công tác, xây dựng một tập thể đoàn kết và phát triển.

- ĐNGV năng động và sáng tạo, phần lớn thích ứng nhanh với sự phát triển của trường. Đó cũng chính là một trong những nhân tố quyết định trong việc thực hiện chủ trương đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy mà ban giám hiệu nhà trường đề ra. Do tích cực tham gia vào hoạt động bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao và tự bồi dưỡng nên phần lớn GV đã tiếp cận với công nghệ dạy học mới.

- ĐNGV của trường luôn có ý thức vươn lên, cầu thị trong chuyên môn, phấn đấu học tập để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu đào tạo của trường.

Hiện nay, có trên 80% số GV của trường đều đạt chuẩn về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

Tóm lại, công tác quản lý ĐNGV của trường TCN Việt-Đức Lạng Sơn trong những năm qua, nhất là từ khi nâng cấp lên trường TCN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Số lượng và chất lượng GV đều tăng, 100% GV được hỏi khẳng định về năng lực chuyên môn của GV đều đạt từ trung bình khá trở lên, trong đó 30% đạt khá giỏi. Sản phẩm do trường đào tạo ra được xã hội thừa nhận. Đa số học sinh ra trường đều tìm được việc làm, một số tự tạo được việc làm, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh và được các doanh nghiệp sử dụng đánh giá khá.

2.5.2. Mặt hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý ĐNGV của trường cũng còn những hạn chế, tồn tại, bất cập sau:

- Trong những năm vừa qua, công tác xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV chưa được quan tâm đúng mức vì trường mới được thành lập và chỉ tập trung vào kế hoạch xây dựng ngắn hạn, chưa có tầm chiến lược lâu dài. Cho tới cuối năm 2008, việc xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV mới được quan tâm, nhưng việc triển khai kế hoạch chưa đạt được yêu cầu.

- Số lượng GV (đặc biệt là GV thực hành, GV viên có tay nghề cao) còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế.

- Tỷ lệ ĐNGV có trình độ cao còn ít, chưa đạt mức chuẩn theo quy định. - Cơ cấu về độ tuổi, chưa hợp lý, đặc biệt là GV có kinh nghiệm giảng dạy còn chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là GV trẻ dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao. Điều này có liên quan đến kinh nghiệm giảng dạy và cuộc sống hạn chế, dẫn đến chất lượng giảng dạy phần nào cũng bị hạn chế.

- Việc nghiên cứu khoa học của GV còn quá ít, việc ứng dụng khoa học tiên tiến, công nghệ dạy học mới còn hạn chế, một số GV chưa đem hết nhiệt tình, khả năng phục vụ cho sự nghiệp đào tạo của trường.

- Ý thức học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học và sử dụng công nghệ mới vào giảng dạy của một số GV chưa cao, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy nói riêng và hội nhập nói chung.

- Chưa thường xuyên làm tốt việc kiểm tra, đánh giá chất lượng ĐNGV, phân loại GV hàng năm. Công tác quản lý ĐNGV của các khoa, tổ chưa tốt, ít kiểm tra đôn đốc và thực hiện sự quan tâm tới việc kèm cặp bồi dưỡng GV trẻ mới vào nghề.

2.5.4. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại:

- Trường được phát triển từ trường công nhân kỹ thuật lên TCN chỉ sau có 5 năm. Quy mô đào tạo tăng nhanh nên việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV chưa đáp ứng kịp.

- Công tác quy hoạch, kế hoạch trong việc xây dựng ĐNGV chưa được quan tâm đúng mức.

- Cơ chế, chính sách liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho ĐNGV chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh để thu hút và tạo điều kiện cho ĐNGV tận tâm cống hiến vì sự nghiệp. Chưa có được cơ chế, chính sách thực sự là động lực khuyến khích ĐNGV đi học nâng cao trình độ thu hút đối với những người tài trong điều kiện kinh tế còn khó khăn.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV chưa theo kịp với yêu cầu phát triển. Công tác bồi dưỡng chỉ mới dừng lại ở mức độ tập huấn ngắn ngày chưa được tổ chức thường xuyên, chưa gắn với yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại đội ngũ.

- Nguồn lực dành cho đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV chưa đáp ứng yêu cầu.

- Một bộ phận GV chưa tích cực, chủ động trong việc học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chưa thực sự tích cực phấn đấu vươn lên.

Tiểu kết chƣơng 2

Từ năm 2008 trở lại đây, công tác quản lý, công tác quy hoạch và phát triển ĐNGV của nhà trường được đổi mới và quan tâm. Tuy nhiên, công tác quản lý ĐNGV vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế ngay từ khâu xây dựng và triển khai tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, xây dựng các chế độ, chính sách ưu đãi ĐNGV của nhà trường.

Việc đánh giá đúng thực trạng ĐNGV và công tác quản lý ĐNGV của nhà trường hiện nay có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nhà trường trong giai đoạn tới. Đặc biệt, đến năm 2012 sẽ nâng lên thành trường CĐ nghề. Kết quả phân tích, đánh giá thực trạng trên sẽ giúp nhà quản lý, lãnh đạo nhà trường có một cơ sở khoa học để định hướng đúng đắn phát triển của nhà trường phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới.

Trong khuôn khổ luận văn này, kết quả phân tích đánh giá trên là cơ sở quan trọng để giúp tác giả đề xuất các biện pháp quản lý ĐNGV của nhà trường, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trường trong những năm tới.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG NGHỀ VIỆT - ĐỨC LẠNG SƠN

3.1. Định hƣớng phát triển của Trƣờng Trung cấp nghề Việt-Đức Lạng Sơn đến 2015

3.1.1. Định hướng phát triển

Căn cứ các chủ trương của Đảng, Nhà nước của Tổng cục dạy nghề và của UBND tỉnh Lạng Sơn, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật trong giai đoạn mới. Trường Trung cấp nghề Việt-Đức Lạng Sơn đã xác định hướng phát triển trường từ nay đến năm 2015 như sau: Phát triển trường Trường Trung cấp nghề Việt- Đức Lạng Sơn là trường đa ngành, đa nghề, đa trình độ đào tạo, phấn đấu đến năm 2012 có 100% GV được bồi dưỡng về chyên môn và nghiệp vụ sư phạm, 100% GV đạt chuẩn về trình độ, sử dụng thành thạo máy vi tính, đến năm 2015 đạt trường Cao đẳng nghề tiếp cận trình độ Quốc gia và một số nghề tiếp cận trình độ khu vực.

3.1.2. Mục tiêu và yêu cầu

3.1.2.1. Mục tiêu

Phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật đạt chuẩn quốc gia, một số nghề tiếp cận khu vực.

+ Quy mô đào tạo vào năm 2015 đạt 3500 học sinh, sinh viên.

+ Là trung tâm đào tạo nhân lực kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cao của tỉnh và trong nước. Tập trung phát triển một số nghề trọng điểm: Cơ điện nông thôn, Cắt gọt kim loại, Công nghệ hàn, Điện công nghiệp; Trường có đủ năng lực đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho ĐNGV dạy nghề của tỉnh.

+ Là trung tâm đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho lao động nông thôn.

3.1.2.2. Yêu cầu

- Phát triển trường phù hợp với định hướng phát triển của hệ thống dạy nghề của quốc gia, định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Phát triển toàn diện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ và đào tạo nghề cho lao động nông thôn… Gắn kết đào tạo với thực tiễn sản xuất của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

- Xây dựng chương trình, giáo trình, ĐNGV và cán bộ quản lý, cơ sở vật chất theo chuẩn quốc gia và một số nghề từng bước tiếp cận với chuẩn khu vực, tiếp cận và ứng dụng các phương pháp tiên tiến, kỹ thuật công nghệ hiện đại trong quá trình quản lý, giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

- Hội nhập, mở rộng quan hệ hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động dịch vụ tư vấn nhằm khẳng định vị thế và từng bước nâng cao uy tín của trường.

Để thực hiện mục tiêu phát triển, Trường TCN Việt-Đức Lạng Sơn cần thực hiện đổi mới và phát triển một cách đồng bộ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực công tác của trường, trong đó vấn đề quản lý ĐNGV, đây là nhiệm vụ mang tính chiến lược của nhà trường.

3.2. Các nguyên tắc lựa chọn biện pháp quản lý ĐNGV

3.2.1. Nguyên tắc tính hệ thống

Hệ thống là tập hợp các yếu tố, giữa chúng có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau và với môi trường bên ngoài tạo nên tính chỉnh thể của hệ thống. Từ khái niệm trên, khi tiến hành lựa chọn các biện pháp phải đảm bảo tính gắn kết của các biên pháp với nhau, có ảnh hưởng và tác động, thúc đẩy lẫn nhau, phù hợp với các quy định chung, có như vậy mới tạo ra được hệ thống các biện pháp có hiệu quả.

3.2.2. Nguyên tắc tính thực tiễn, khả thi

Thực tiễn là những hoạt động vật chất có tính mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

Lựa chọn các biện pháp phải xuất phát từ nhu cầu thực tế, sự mong muốn và khả năng của ĐNGV và trong điều kiện cụ thể của nhà trường. Khi thực hiện các biện pháp phải đảm bảo tính khả thi cao. Các biện pháp phải phù hợp với đối tượng, sát thực tế, đáp ứng được mục tiêu chung của nhà trường và mục tiêu của GV.

3.2.3. Nguyên tắc tính chất lượng và hiệu quả

Chất lượng là sự phù hợp với mục đích, là sự hài lòng của khách hàng (người học). Tính chất lượng và hiệu quả của sự lựa chọn các biện pháp đó là: Sau khi thực hiện các biện pháp sẽ đạt được mục tiêu đề ra với đầu tư hợp lý.

3.3. Các biện pháp quản lý ĐNGV trƣờng TCN Việt-Đức Lạng Sơn

Trên cơ sở lý luận đã nghiên cứu ở chương 1, xuất phát từ thực trạng ĐNGV của nhà trường, căn cứ vào quan điểm, định hướng mục tiêu đề ra, căn cứ vào định hướng phát triển của nhà trường gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, một số biện pháp chủ yếu của công tác quản lý phát triển

ĐNGV trong trường nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới được đề xuất như sau:

3.3.1. Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của công tác phát triển ĐNGV

3.3.1.1. Vị trí, ý nghĩa của biện pháp

ĐNGV và cán bộ quản lý giáo dục là đội ngũ cán bộ đông đảo nhất, có vai trò quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp nâng cao dân trí, xây dựng con người, đào tạo nhân lực cho đất nước. Nhà nước tôn vinh nhà giáo, coi trọng nghề dạy học. ĐNGV là những chiến sỹ tiên phong trên mặt trận văn hóa, để họ có thể hoàn thành sư mệnh của mình cần phải giúp họ nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về vai trò, vị trí của giáo dục đối với việc tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và vấn đề tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững.

Trước tình hình “Một bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách chưa làm tấm gương tốt cho học sinh” (trích trong chỉ thị 40/CT

của Ban Bí thư TW), cần phải có biện pháp tích cực đồng bộ trong việc nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng và đạo đức lối sống cho đội ngũ cán bộ, GV...

Ngoài những nội dung trên, mỗi GV của trường TCN Việt-Đức Lạng Sơn cần phải và hiểu biết đầy đủ về quá trình hình thành và phát triển của trường, truyền thống đoàn kết nhất trí cũng như định hướng phát triển của trường trong giai đoạn phát triển mới, để từ đó xác định rõ được trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, không ngừng phấn đấu rèn luyện và học tập để vươn lên đáp ứng nhu cầu phát triển sự nghiệp đào tạo của trường.

Trong sự nghiệp đào tạo của mình, GV không chỉ là người trang bị kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho người học mà còn thông qua “dạy chữ ” để “dạy người”, tiếp tục hoàn thiện nhân cách cho học sinh, để khi học sinh tốt nghiệp ra trường có đủ phẩm chất về Đức - Trí - Thể- Mỹ, gắn bó với nghề nghiệp, có ích cho xã hội. Vì vậy, hơn ai hết, ĐNGV phải có lập trường, tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt và thực sự là tấm gương sáng cho HS, noi theo. Đó cũng là nhiệm vụ của nhà giáo được quy định trong điều 72 Luật Giáo dục… Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, không ngừng học tập rèn luyện, để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học…

Thực tế những năm gần đây, ngành giáo dục-đào tạo và đội ngũ nhà giáo đang đứng trước những thách thức mới, đó là “một số hiện tượng tiêu

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên của trường trung cấp nghề việt đức lạng sơn luận văn ths giáo dục học 60 14 05 pdf (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)