Những mảng hiện thực phức tạp trong đời sống

Một phần của tài liệu thể loại phóng sự việt nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 69 - 73)

5. Những đóng góp của luận văn

2.2.2. Những mảng hiện thực phức tạp trong đời sống

Hiện thực phức tạp trong đời sống tồn tại bên trong những vấn đề mới đã và đang nảy sinh trong thời đại mới của đất nước. Yêu cầu khái thác cái mới lạ cũng là tất yếu đối với những người cầm bút, ở đây là những nhà phóng sự.

Các cây bút phóng sự tài ba đã không bỏ lỡ một dịp, một cơ hội nào để tìm, khám phá những đề tài mới nhằm phản ánh “hiện thực phức tạp trong đời sống”. Đó là những phóng sự viết về những đề tài như nghề bán sức lao động, con nuôi kể cả những thứ “nghề” bất hợp pháp như nghề tống tiền, nghề đòi nợ thuê,...

Hiện nay chúng ta không né tránh những cái mới lạ. Điều quan trọng là quan niệm, thái độ, sự đánh giá và thẩm định của tác giả trước những hiện tượng đó như thế nào. Chính điều đó quyết định giá trị tác phẩm. Đây là ta đề cập đến thế giới quan và đặc biệt là tài năng phát hiện vấn đề của tác giả. Chúng ta đã biết đặc điểm nổi bật nhất của phóng sự là nó có khả năng phản ánh hiện thực dưới dạng một bức tranh nóng bỏng hơi thở của đời sống. Bức tranh ấy vừa có sức khái quát, vừa chi tiết sống động với những con người và sự việc xác thực. Những con số, sự kiện, tình huống, con người ấy được coi là nguyên liệu để xây dựng tác phẩm. Một phóng sự hay còn phải có được những luận cứ tiêu biểu, gây ấn tượng mạnh mẽ và phải cung cấp được những chi tiết sống động mà bản thân người viết đã quan sát, thu thập được để công chúng có thể hình dung về vấn đề, sự kiện, con người, hoàn cảnh, tình huống,... một cách sống động như thể chính họ đang được trực tiếp chứng kiến.

Trong loạt phóng sự của Vũ Hữu Sự ta nhận thấy rất rõ những vấn đề mới của xã hội. Trong Chợ giời số phận Vũ Hữu Sự phản ánh thế giới hoạt động không mấy minh bạch của các nhà ngoại cảm, các thầy tử vi, các chư tiên phật, các pháp sư thầy phù thủy, các đồng cô bống cậu, các thầy xóc thẻ bói bài và ông đã bắt gặp đội quân “làm dịch vụ cho các thánh ấy” [27, tr.73]. Độc đáo, sâu cay trong phóng sự Đừng bắt bà chúa kho phải tham nhũngVũ Hữu Sự là hình ảnh nhốn nháo, chen lấn của con người khi đổ xô đến Bà Chúa mà lạy lục, mà đút lót, kẻ thì xin, người thì vay…cho những lợi ích bất

chính của họ. Đây là hiện trạng vẫn đang diễn ra hầu như khắp mọi nơi trên đất nước mỗi khi dịp lễ lộc đến. Cảnh ấy đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến vẻ mỹ quan lẫn trang nghiêm nơi đền đài của đất nước.

Trên báo đài ngày nay vẫn không vắng những tin tức những con người nhẫn tâm hành hạ những đứa trẻ mà họ gọi là con nuôi. Tiếp cận hiện thực ấy, Vũ Hữu Sự có dịp ghi nhận và phản ánh một cách sâu sắc trong phóng sự Con nuôi. Đó là một hình thức thu lợi cá nhân ở mọi khía cạnh trên thân phận người con nuôi. Nào là biến chúng thành đầy tớ: “Thằng con nuôi ngoài công việc chính “gánh vác đỡ đi” cái căn số cao nặng cho bậc quý tử của anh, còn được cử chuyên trách một vạt đất khá rộng, tới non một sào vốn là đất công” [27, tr.99]. Nào là trá hình bán dâm: “Tất cả những gái bán dâm từ nơi khác đến, nếu muốn được hành nghề, muốn được an toàn, đều phải nhận làm con nuôi hay em nuôi một kẻ nào đó” [27, tr.108]. Trong cái nhìn thực dụng của: “Các nhà làm ăn ngoài phố quen gẩy bàn tính, nhìn ra ngay cái lợi của việc nuôi “con nuôi”. Thứ nhất là được ơn, được nghĩa. Thứ hai là được tha hồ sai bảo, đánh chửi vô tội vạ. Thứ ba là không tốn tiền công” [27, tr.101].

Cuộc sống muôn màu muôn vẻ thì con người cũng sống với những bộ mặt khác nhau, đi trái lại với những giá trị đạo đức tốt đẹp. Không nhỏ một tầng lớp trong thế giới ăn mày qua Kỹ nghệ ăn màycủa Vũ Hữu Sự là thế giới của “những kẻ hoàn toàn có khả năng lao động nhưng lại chọn việc ăn xin như một cái nghề” [27.tr.129]. Họ đã phải đóng kịch thật giỏi, phải tập luyện hàng loạt động tác kịch rất công phu. Đây là dạng lừa đảo dùng đủ mọi mánh khóe để gợi đến tối đa lòng thương của thiên hạ, lợi dụng lòng từ tâm của con người. Khi mà vòng xoáy của cuộc sống cuốn con người theo những lo toan, bề bộn chất ngất có những Chuyện đời thường mà không thường được Vũ Hữu Sự ghi nhận chân xác mà hình như ai trong chúng ta cũng như tìm thấy mình trong câu chuyện này: “Sáng người ta đã nhào ra khỏi nhà, tỏa đi các

nơi, nháo nhào, quay cuồng, vật lộn… Sẩm tối mới quay về, bơ phờ, dốc trong những đồng tiền chủ yếu là tiền lẻ. Những đồng tiền nóng hổi hơi người, nhàu nát, đồng nào cũng thâm xỉn lại bởi đã bị láng rất nhiều lớp mồ hôi tay, bòn mót được trong ngày. Để rồi lại bị căng lên bởi những cuộc va chạm ấy… Trí thức va chạm kiểu trí thức, bình dân va chạm kiểu bình dân. Những chuyện vặt ấy muôn hình muôn vẻ nhưng đều giống nhau ở một điểm: từ những cái rất vặt rồi cứ xé dần, cứ lũy thừa dần thành những chuyện tày đình. Cao trào nhất là khi những cẳng tay, cẳng chân vào cuộc” [27, tr.152]. Quá nhiều những vấn đề trong xã hội mà dường như phóng sự đã luôn hoàn thành sứ mệnh của nó một cách trọn vẹn nhất khi nó không chừa một góc khuất nào trong xã hội, kể cả thế giới của Nặc nô thời mở cửa (Vũ Hữu Sự). Vay mượn là chuyện bình thường trong đời sống xã hội, là sự thể hiện tương trợ nhau giữa người với người trong lúc khó khăn. Nhưng đi kèm với sự phát triển thì lòng người cũng nguội lạnh dần đi, những giá trị trong họ cũng dần băng hoại mà phóng sự cần lên tiếng để loại trừ, tiêu diệt. Việc dùng nặc nô để đòi nợi là chuyện chẳng tốt đẹp gì, “bởi lẽ bọn nặc nô, thời nào cũng vậy, đều là bọn bất nhân. Nhiều khi chỉ vì mấy đồng bạc mà bọn chúng đánh đập, lăng nhục người ta không thương tiếc” [28, tr.114].

Gần đây là phóng sự Kính thưa osin của Huỳnh Dũng Nhân đề cập tới giới osin muôn màu muôn vẻ có cả mặt tốt lẫn mặt xấu không kém phần sinh động trong bức tranh hiện thực xã hội những năm đầu thế kỷ XXI này. Theo lăng kính của ông thì “nghề này là cần thiết, thậm chí quá cần thiết” nên chăng có dịch vụ, một nơi đào tạo hẳn hoi để đáp ứng cho nhu cầu cần của xã hội. Bước vào những năm đầu thiên niên kỷ mới, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền báo chí Việt Nam, phóng sự lại một lần nữa bùng nổ trở thành thể loại quan trọng phản ánh mọi mặt đời sống. Sự phát triển của phóng sự gắn liền với yêu cầu của từng giai đoạn.

Một phần của tài liệu thể loại phóng sự việt nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 69 - 73)