Ngôn ngữ mang tính thông tấn báo chí

Một phần của tài liệu thể loại phóng sự việt nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 112 - 121)

5. Những đóng góp của luận văn

3.3.2. Ngôn ngữ mang tính thông tấn báo chí

Trong phóng sự, người viết có thể sử dụng ngôn ngữ ở nhiều góc độ khác nhau để biểu đạt nội dung. Vốn là thể loại phản ánh “người thật việc thật” cùng với yêu cầu của thời đại thì tất yếu ngôn ngữ của phóng sự giai đoạn này là “ngôn ngữ mang tính thông tấn báo chí”. Đó là ngôn ngữ sự kiện, ngôn ngữ định lượng. Lối ngôn ngữ đó có tác dụng chiến đấu trực diện khi cần lên án mặt trái tồn tại trong xã hội.

Ngôn ngữ sự kiện là ngôn ngữ bám sát sự kiện có thật và nguyên dạng để phản ánh. Phóng sự với đặc trưng thể loại là phản ánh người thật việc thật mang tính thời sự nên tác giả phải phản ánh cái có thật một cách nguyên dạng. Điều đó dẫn đến không gian và thời gian diễn ra sự kiện phải là: “Không gian, thời gian vật lý, địa lý hoàn toàn có thể định lượng chính xác” [14, tr.29]. Trong phóng sự Tôi đi bán tôi của Huỳnh Dũng Nhân, ngôn ngữ tác giả được thể hiện ở ngôi thứ nhất trong không gian cụ thể: “Tôi dừng xe cách chợ người Giảng Võ (Hà Nội) một quãng, suy tính mãi xem làm thế nào hòa nhập với họ trong vai cửu vạn. Nhiều bài báo đã viết về chợ người này nhưng tôi vẫn muốn viết thêm nữa” [17, tr.105]. Thêm nữa, cấu trúc ngôn ngữ trong phóng sự là dạng cấu trúc được tạo bởi những đối thoại liên tiếp giữa tác giả và nhân vật, giữa tác giả và người đọc. Đứng trước nạn khai phá vàng trái phép qua phóng sự Rừng vàng quằn quại, Phạm Việt Thắng góp ý giải pháp thiết thực với độc giả tiếp nhận: “Hiện giải pháp trước mắt là giao cho từng ban quản lý, cử người tuần tra canh gác. Còn lãnh đạo huyện đã đồng ý với sáng kiến của anh Lương Thanh Hải – Chủ tịch UBND huyện là xây dựng ở những điểm này thành những bãi tập dân quân tự vệ, xây dựng thành thao trường bắn đạn thật để uy hiếp bọn thổ phỉ” cũng như “về lâu dài, rất mong muốn các cấp, các ngành chức năng sớm đánh giá trữ lượng, hàm lượng vàng để kêu gọi các nhà đầu tư vào thăm dò, khai thác” [32, tr.203]. Về ngôn ngữ nhân vật thì được tác giả sử dụng trong trường hợp cần nhấn mạnh hay khẳng định một cách khách quan hiện thực được ghi lại trong tác phẩm. Ngôn ngữ nhân vật thường được xuất hiện xen kẽ với cái tôi trần thuật và vật thường được sử dụng ở hai dạng chính. Dạng thứ nhất, nhân vật trực tiếp phát ngôn với tư cách là người trần thuật hoặc phát ngôn khi cùng đối thoại với tác giả. Cụ thể là lời trần tình của một cửu vạn trong Tôi đi bán tôi (Huỳnh Dũng Nhân) cho ta thấy cuộc đời họ khốn khổ đến mức nào: “Ngày nào cũng làm

lụng bốc vác đau nhức hết cả lưng, cả ngực, cả bắp chân, bắp tay. Giá như ở quê sống tạm bợ được thì dù ăn cháo cũng còn sướng hơn ở đây. Ra đây phải chấp nhận hết tất cả, kể cả bọn trẻ con nó bắt nạt cũng chịu. Có việc làm là tốt rồi” [17, tr.113]. Dạng thứ hai, ngôn ngữ nhân vật xuất giện gián tiếp thông qua lời tác giả. Ở dạng này, nhà báo phải giữ nguyên lời nhân vật. Dạng này ta bắt gặp trong các phóng sự Hành trình đến xứ sở Hansen(Huỳnh Dũng Nhân), hay như trong Chuyện về những hồn ma ở Trường Sơn là lời hỏi đáp của Thủ tướng Võ Văn Kiệt với các anh chị em trông coi nghĩa trang được Xuân Ba ghi lại: “Các cháu ở đây có buồn không?”, Thê trả lời: “Buồn và sợ nữa nhưng lâu cũng quen được bác ạ. Chỉ tội các cháu ở đây có đứa 8 tuổi rồi vẫn chưa được đi học vì vùng này không có trường”, đến lượt Bằng: “Chứ mỗi tháng cháu thu nhập bao nhiêu?”, Bằng cảm động đáp lại: “Thưa bác, cháu thuộc thâm niên cao ở đây cộng tất tật các khoản được 75 ngàn một tháng” [1, tr.39]… Dù xuất hiện ở hình thức nào thì ngôn ngữ nhân vật cùng nhằm lằm sáng rõ chủ đề tác phẩm. Đặc điểm bật nổi của ngôn ngữ trong phóng sự giai đoạn này là linh hoạt, thẳng thắn, quyết liệt. Qua đó nhằm trực diện phê phán lên án cái xấu, cái ác. Vũ Hữu Sự không ngại ngần dùng ngôn ngữ sâu cay, thẳng thắn để phê phán tệ nạn mại dâm trong Ốc đảo đen: “Những cô gái ở đây được nhận từ đủ mười phương phật, chín phương trời Nha Trang lên, Sài Gòn lên, Lâm Đồng lên; Tây Ninh; Sóc Trăng;… đủ cả, chỉ nghe giọng nói là đủ biết. Đủ các lứa tuổi: Mười bảy, mười tám, hai mươi, ba mươi, ba lăm ba bảy,… Khách cần loại nào chủ nhà đều có ngay. Xong câu có ngay ấy một phút sau con quay lưng xuống đất đã ưỡn ẹo ra. Giá cả cũng muôn hình muôn vẻ…” [27, tr.347]. Khi đề cập đến “bia ôm”, một hiện tượng tuy mới phát sinh nhưng Huỳnh Dũng Nhân bằng sự quan sát tinh tường ông thấy: “Bia ôm từ tư nhân đã lan tỏa và bám víu vào các khách sạn, nhà hàng của các đơn vị quốc doanh… Bia ôm đã có một thế lực riêng của nó.

Người ta chiêu đãi nhau bằng bia ôm, gài bẫy nhau cũng bằng bia ôm. Người ta làm giàu bằng bia ôm và sa đọa bởi bia ôm. Khoảng cách từ bia ôm đến mại dâm trước là một bước, nay chỉ còn nửa bước. Bia ôm là triệu chứng của căn bệnh tha hóa, của một bộ phận đã rệu rã đạo lý, của việc buông lõng quản lý xã hội” [15, tr.250].

Ngôn ngữ sự kiện cần phải là ngôn ngữ bám sát sự kiện hiện hữu để phản ánh. Đó là ngôn ngữ đề cập tới các vấn đề “đang xảy ra”, “đang được xã hội quan tâm” của ngày hôm nay. Nó thường được thể hiện ở ngay nhan đề phóng sự. Thường các tác giả không dùng những từ ngữ đưa đẩy, mơ hồ, xa lạ và cũng hiếm khi sử dụng những từ ngữ biểu cảm, bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người viết. Nó biểu hiện trực tiếp điều tác giả muốn nói, chỉ rõ nội dung và địa điểm xảy ra câu chuyện. Chính điều này đã góp phần khách quan hóa tối đa điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ đó là ngôn ngữ mang tính thông tin, cập nhật. Ta thấy rất rõ trong các phóng sự: Voi ơi ta bảo voi này, Cao Bằng mùa hạt dẻ, “Lụ man tang” hay số phận những cô gái có con ngoài giá thú, Một

em bé không được vào lớp một (Huỳnh Dũng Nhân), Mệ Barie (Nguyễn

Quang Vinh), Tỉ phú bò sữa(Nguyễn Trọng Hùng),…

Ngôn ngữ sự kiện chỉ được khẳng định ở lượng sự kiện. Tính chất, bản chất, khuynh hướng của sự kiện đều qua lượng sự kiện mà có. Sức thuyết phục, độ tin cậy của sự kiện, vấn đề cũng thông qua ngôn ngữ định lượng mà có được. Nổi rõ là việc đưa ra các số liệu, trích dẫn địa điểm rõ ràng, cụ thể. Đó là một trong những đặc trưng của phóng sự. Chẳng hạn trong phóng sự Vũ Hữu Sự, Huỳnh Dũng Nhân,Việt Hòa,... Trong đoạn đầu của phóng sự Ma

túy: quằn quại những nẻo về!, Việt Hòa đã có thống kê cụ thể: “Một thực

trạng đau lòng qua thống kê thì trong tổng số các đối tượng nghiện ma túy hiện nay có tới 80% nằm ở tuổi 15 – 30” [29, tr.87]. Cũng cùng một đề tài,

hậu quả không lường của tệ nạn này: “Chỉ hai năm 1992 -1993 tại Hòa Bình đã xảy ra 1000 vụ án cả kinh tế lẫn hình sự. Công an đã triệt phá 42 ổ nhóm, bắt 704 tên, 100% đều nghiện hút” [28, tr.129]. Để hiểu rõ hơn sự thiếu thốn, khó khăn của lính đảo Huỳnh Dũng Nhân cung cấp cho ta số liệu như sau: “Một chiến sĩ trên đảo chỉ xài được 6 lít nước ngọt mỗi ngày, diện tích là 6.6m2 một người, tiêu chuẩn ăn là 6.600 đồng một ngày” [17, tr.90]

Trưởng thành hơn về mặt thể loại, phóng sự dù ở giai đoạn nào vẫn không tách rời chức năng thông tin – phản ánh – thẩm mỹ. Nó phải phản ánh hiện thực trực tiếp, chính xác nhất và phải “tranh thủ được trái tim người đọc” nên ngôn ngữ trong phóng sự phải vừa là ngôn ngữ văn học vừa là ngôn ngữ thông tấn báo chí.

KẾT LUẬN

Phóng sự là thể loại đặc biệt, chiếm nhiều ưu thế trong phản ánh hiện thực. Nó vừa có khả năng thông tin những vấn đề mang tính thời sự vừa có khả năng chứa đựng lí lẽ, cách đánh giá, nhìn nhận vấn đề. Thêm nữa, nó còn có chức năng thẩm mỹ. Qua mỗi phóng sự luôn chứa đựng thông điệp của tác giả gửi đến độc giả đứng từ nhiều góc độ khác nhau. Đó có thể là thái độ lên án, phê phán trực diện đối với cái xấu nhưng cũng có thể là lòng cảm thương cho số phận bất hạnh của những kiếp người,… Tựu chung lại thể loại phóng sự luôn tỏ rõ sức sống tiềm tàng của nó qua quá trình sinh thành phát triển kể từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX cho đến nay ở nước ta.

Hiện thực đất nước, xã hội và con người vẫn luôn vận động và biến đổi thì thể phóng sự cũng không ngừng chuyển mình để bắt kịp với nhu cầu thời đại. Bắt rễ từ hiện thực cuộc sống thể phóng sự đã hồi sinh đúng vào thời điểm sau 1975. Các tác giả thời ấy đã kịp thời ghi nhận, phản ánh kịp thời tình hình khó khăn của đất nước, và cho đến nay các cây bút phóng sự vẫn tỏ rõ được tài năng của họ trên những mảnh đất khác nhau của hiện thực cuộc sống. Phóng sự đã phát huy trọn vẹn chức năng trong bước đi của nó từ sau 1975 đến nay khi có những khai phá rộng, sâu trên mảnh đất hiện thực bằng những hình thức phù hợp, tương ứng. Cụ thể là sự mở rộng đề tài, phạm vi phản ánh từ những khó khăn, bất công trong cuộc sống đến những số phận cơ khổ lẫn những tấm gương người tốt việc tốt trong xã hội. Với sự góp mặt đông đảo của các tác giả: Phùng Gia Lộc, Xuân Ba, Vũ Hữu Sự, Phạm Việt Thắng, Huỳnh Dũng Nhân,… các tác phẩm phóng sự giai đoạn này đã đem lại cho ta cái nhìn thẳng thắn về hiện thực đất nước, cái nhìn sâu sắc về đời sống xã hội và cũng là cái nhìn đậm chất nhân văn về hiện thực con người. Tất cả nội

dung phong phú đó được thể hiện cô đọng thông qua sự kết hợp giữa ngôn ngữ thông tấn báo chí với ngôn ngữ mang tính văn chương và được phản ánh trong cái nhìn mang tính thẩm định của người trần thuật với giọng điệu phong phú tùy. Những cách tân kịp thời của thể loại phóng sự góp phần tạo nên diện mạo mới cho nền văn học lẫn báo chí Việt Nam ngày nay.

Vốn bắt nguồn từ hiện thực nằm trong thế vận động nên thể loại phóng cần được xem xét, nhìn nhận, đánh giá trong mối tương quan thể loại với hoàn cảnh xã hội. Chính thế, thể phóng sự luôn cần những cây bút bản lĩnh, không ngại dấn thân chụp lại những bức ảnh sắc nét, góc cạnh của cuộc sống. Và về phía người làm công tác nghiên cứu rất cần phải nắm vững đặc trưng thể loại để có những kết luận, nhận xét, bình giá xác đáng nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Xuân Ba (1995), Vẫn phải tin vào những giọt nước mắt, Tập phóng sự, Nxb Văn học, Hà Nội.

2. Xuân Ba (2004), Thời chưa xa người chưa cũ, Tập phóng sự, Nxb Văn học, Hà Nội.

3. Lê Văn Ba (2007), Phía sau nghề báo, nhà báo, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 4. Trúc Chi – Nguyễn Công Thắng (1989), Tiếng kêu của con chim gõ kiến, Tập phóng sự, Nxb Hội Văn học Nghệ thuật Phú Khánh.

5. Đức Dũng (Sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu) (2004), Phóng sự báo chí hiện đại, Sách tham khảo nghiệp vụ, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

6. Lê Tiến Dũng (2005), Giáo trình lí luận văn học (phần tác phẩm văn học), Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

7. Phan Cự Đệ (Chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục.

8. Hà Minh Đức (2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.

9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) (2007), Từ

điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

10. Lê Phú Khải (2000), Nhà báo anh là ai?, Nxb Thanh niên.

11. Tam Lang, Hoàng Đạo, Nguyễn Đình Lạp (2010), Tôi kéo xe, Phóng sự Việt Nam 1932 – 1945, Nxb Văn học.

12. Nguyễn Văn Long – Lã Nhâm Thìn (Đồng chủ biên) (2009), Văn học

Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục.

13. Phương Lựu (Chủ biên) (2006), Lí luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục. 14. Nguyễn Tri Niên (2006), Ngôn ngữ báo chí, Tiểu luận, Nxb Thanh niên. 15. Huỳnh Dũng Nhân (1995), Ăn tết trong rừng chó sói, Tập phóng sự, Nxb Lao động.

16. Huỳnh Dũng Nhân (2012), Để viết phóng sự thành công, Nxb Thông tấn. 17. Huỳnh Dũng Nhân (2012),Kính thưa osin, Tuyển tập phóng sự, Nxb Thông tấn.

18. Nhiều tác giả, Nguyễn Tri Thức (Tuyển chọn) (2006), Mỗi ngày một vạn

bước, Tuyển tập phóng sự, ghi chép nhân vật, Nxb Thanh niên.

19. Vũ Trọng Phụng (2010), Cạm bẫy người, Nxb Văn học. 20. Vũ Trọng Phụng (2010), Cơm thầy cơm cô, Nxb Văn học. 21. Vũ Trọng Phụng (2010), Kỹ nghệ lấy Tây, Nxb Văn học.

22. Hoàng Minh Phương (2000), Phương pháp thực hiện phóng sự báo chí, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

23. Huỳnh Như Phương (2010), Lý luận văn học (nhập môn), Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

24. Trần Huy Quang (1995), Phóng sự, Tuyển, Nxb Văn học.

25. Dương Xuân Sơn (2004), Các thể báo chí chính luận nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

26. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2012), Lí luận văn học (tập 2,tác phẩm và thể

loại), Nxb Đại học Sư phạm.

27. Vũ Hữu Sự (1998), Chuyện đời thường mà không thường, Tập phóng sự, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.

28. Vũ Hữu Sự (1996), Sự đời, Tập phóng sự, Nxb Lao động.

29. Tuần báo Văn nghệ (1997), Bút ký phóng sự được giải (năm1996 – 1997), Nxb Hội Nhà văn.

30. Nguyễn Hoài Thanh (2010), Khảo luận về phóng sự văn học của Vũ

Trọng Phụng, Nxb Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

31. Nguyễn Hoài Thanh (2010), Thể ký Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 nhìn

từ lý luận thể loại, Chuyên khảo, Nxb Đại học Sư phạm Tp. HCM.

Thanh niên.

33. Hữu Thọ (2010), Bình luận báo chí thời đổi mới, Nxb Trẻ. 34. Lê Ngọc Trà (2005), Lí luận và văn học, Nxb Trẻ.

Một phần của tài liệu thể loại phóng sự việt nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 112 - 121)