5. Những đóng góp của luận văn
2.1.1. Những sai lầm trong sản xuất nông nghiệp
Đất nước ta với nền kinh tế mà trong đó phát triển nông nghiệp luôn là vấn đề trọng điểm, trọng tâm. Trải qua bao thế kỷ cuộc sống của dân ta vẫn luôn gắn chặt với đồng ruộng, đó là nguồn sống của họ. Nếu như trong hoàn cảnh chiến tranh, đất nước cần huy động sức người, sức của, sức mạnh tập thể từ nhân dân để chống giặc thì việc tập thể hóa sản xuất, hình thành mô hình “hợp tác xã” là hoàn toàn hợp lý nhằm thắt chặt tình đoàn kết giữa quân với dân. Một mô hình mà con người sống và sản xuất hướng đến lợi ích, thu hoạch chung rồi chia đều cho tất cả chứ không vì lợi ích của riêng ai. Đó là yêu cầu tất yếu của thời chiến và có còn phù hợp chăng khi hoàn cảnh đất nước đã chuyển mình sang thời đại mới, thời đại mà người dân được tắm mình trong không khí hòa bình, độc lập. Chính thế, sau 1975 thì “hợp tác xã vẫn là vấn đề tranh luận gay gắt”, việc tồn tại của nó “vẫn câu hỏi nổi cộm” trong dư luận, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đất nước. Bằng cái nhìn sâu sắc khi nắm bắt thực trạng này mà các cây bút phóng sự như Xuân Ba, Trần Huy Quang đã cho ra đời những tác phẩm đặc sắc, phản ánh kịp thời “người thật, việc thật”.
Cuộc sống của nhân dân rất khốn đốn khi kinh tế đất nước vẫn còn vận hành theo cơ chế quản lý bao cấp thời chiến mà trong đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng không nhỏ. Vì thế vấn đề đổi mới trong quản lý sản
xuất nông nghiệp là vô cùng cấp thiết. Qua phóng sự Người xưa của ta nay,
tác giả Xuân Ba đã gợi lại sinh động tình hình thời cuộc lúc bấy giờ. Tác phẩm ghi lại những trăn trở, tìm tòi cũng như cả quá trình đầy khó khăn, trở ngại của việc thực hiện khoán hộ từ lý thuyết đến thực hành của Bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc. Có đủ độ lùi thời gian chiêm nghiệm về đất nước, con người, tác giả không thể ngăn ngòi bút cất nên những dòng tâm sự mở đầu: “Có lẽ đành ngậm ngùi thốt lại câu hỡi người xưa của ta nay khi ngồi lại với những người thân của ông Kim Ngọc. Tưởng như đã diệu vợi, đã lăng lắc về một thời chưa xa với những người chưa cũ, hóa ra mới ngót bốn chục năm” [2, tr.7]. Từ sáng kiến đến trở thành “Nghị quyết của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tháng 9 năm 1966” đó “ là sự đột phá chính xác vào mắc xích chủ yếu nhất của quy trình tổ chức sản xuất tập thể, là vấn đề quản lý lao động, một đổi mới quan trọng trong tư duy kinh tế” [2, tr.6], thế mà “bị đình lại mãi cho đến năm 1981, có chỉ thị khoán 100 và 22 năm sau (5-8-1988) mới được thể hiện cô đọng súc tích sinh động trong Nghị quyết 10 của Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp với cốt lõi: xã hộ viên được xem là một đơn vị kinh tế tự chủ trong hợp tác xã nông nghiệp đem lại sự hồi sinh cho nông thôn Việt Nam” [2, tr.6]. Vì những sáng kiến mà ông Kim Ngọc phải “chịu sự phê bình kiểm điểm của cấp trên vì chính sách khoán hộ: làm phá nát hợp tác xã của Bác Hồ đưa nông dân lên thành tư bản” [2, tr.13]. Nhưng ông không nản chí, “sau khi cá nhân cùng tập thể tỉnh ủy chịu sự phê bình của cấp trên, chấp hành nghiêm chỉnh lệnh trên. Ông đành cho đình phương thức khoán hộ lại” [2, tr.15]. Những người nông dân suốt cuộc đời sống vì mảnh đất quê hương mình thì họ rất biết ơn ông,“họ chỉ biết ông kéo được bà con nông dân những xã viên của họ gần hơn mảnh đất sinh ra củ khoai hạt lúa, rồi qua những vụ khoán như thế, đời sống người nông dân no lành hơn, khấm khá hơn, hợp tác xã đóng góp cho Nhà nước, làm nghĩa vụ với nhà nước hơn...” [2, tr.16], ông
không khoán trắng nhưng ít nhiều vẫn phải khoán từng việc cụ thể thì họ vui vẻ làm liền theo ý ông, đó là khoán “khoán chui”, bước đầu của đổi mới kinh tế nông nghiệp. Cho đến năm 1978, từ sự gợi ý của ông, tổng kết tình hình thực tế, tỉnh ủy lại ra Nghị quyết 15 với nội dung khoán toàn bộ cây màu vụ mùa đông. Năm 1979, tỉnh lại xin Trung ương cho khoán thử cây lúa, nghĩa là trở lại với khoán hộ... đến Nghị quyết khoán 10 của Bộ chính trị tháng 8 năm 1988” [2, tr.17].
Nhiều hệ lụy bất cập trong quản lý sản xuất nông nghiệp theo cơ chế bao cấp thời ấy, điển hình là tình trạng phân công lao động bất hợp lý dẫn đến
Ông đội trưởng phải bán xới tài sản trong loạt phóng sự Người biết làm giàu
của Trần Huy Quang.Một phóng sự giàu chiêm nghiệm, lý giải sâu sắc.Đó là câu chuyện tại làng Kim Xá của huyện Vĩnh Lạc khi người kể chuyện có chuyến thăm một người bạn và nghe tin anh sắp đi vùng kinh tế mới, trước khi đi thì người bạn ấyđã từng “làm chủ nhiệm hợp tác xã, rồi làm đội trưởng một đội sản xuất lớn, vài năm nay anh nghỉ, làm xã viên” [24, tr.6]. Quá trình sa sút ấy có nguyên nhân của nó: “Thời trước khoán, ăn theo công điểm thì Tẹo khá giả nhưng đến khoán, anh Tẹo không có năng lực làm đội trưởng nữa, kinh tế sa sút. Đến khoán hộ anh càng lẩn quẩn, nợ đầm đìa” [24, tr.11]. Đấy là hậu quả tất yếu của một cơ chế quản lý, phân công lao động không hợp lý: “Một người nông dân suốt đời làm ruộng tự lo cho gia đình mình không xong, đến nỗi phải trốn nợ, thế mà trong thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp, anh ta đã từng nắm vận mệnh kinh tế của một đội sản xuất” [24, tr.11]. Đến phóng sự Đấu thầu ruộng - một thể nghiệm, Trần Huy Quang không ngừng trăn trở trước “chuyện ăn, chuyện đói và chuyện vay nợ, độc lập đã trên bốn mươi năm, chiến tranh đã lùi xa mười ba năm...vì sao đất nước ta lại nghèo?” [24, tr.33]. Tác giả ngẫm lại từ nguồn gốc sâu xa khi mà: “Cải cách ruộng đất ta chia đều ruộng đất cho nông dân, xác lập quyền sở hữu tư
nhân cho những người đang ao ước có ruộng...ngày đó chúng ta tuyên chiến với nghèo khổ, tấn công vào nghèo nàn lạc hậu, chúng ta chia bình quân ruộng đất cho mọi người để xóa bỏ người giàu người nghèo. Để không có sự phân hóa, chúng ta đã tập thể hóa tư liệu sản xuất” [24, tr.34]. Nhưng trên thực tế khi: “… không có sự phân hóa giàu, nghèo trong cơ chế quản lý cứng như thép. Người xã viên chỉ biết thực hiện những thao tác cơ học mà không cần biết có kết quả gì không” và “ban quản trị hợp tác xã thực chất là những chủ nô, có quyền sinh, quyền sát đối với bày nô lệ xã viên của mình” [24, tr.34], kết quả là “mười lăm năm sau, chúng ta thấy kết quả không được như ý muốn, năng suất lao động thấp, người nghèo rất nhiều. Thì ra khi người nông dân bị tước mất niềm vui tư hữu thì đồng thời mất luôn hứng thú lao động” [24, tr.35] bởi khi là “ruộng của mình”thì người nông dân mới có động lực để sản xuất. Cho nên đến lúc “vượt ra khỏi hạn chế của việc làm ăn tập thể người nông dân dùng đến khoán. Dù biết không phải sở hữu của mình, nhưng trên mảnh đất được chia, người nông dân cũng lấy lại được hứng thú. Năng suất có lên” [24, tr.35] nhưng “chỉ vài năm sau, tiêu cực của việc quản lý lại bộc lộ. Ban quản trị lại dùng công điểm chi phối thu nhập. Điểm chi vô tội vạ, vì công điểm loại đó mà số thóc người nông dân được hưởng chỉ chiếm khoảng ba mươi phần trăm số thóc mà họ làm ra. Lại đói và nghèo. Vẫn bị phân hóa, một số ít giàu lên, nhưng đại đa số là nghèo đói, kiệt quệ, cảnh con người kéo cày thay trâu sau bốn mươi năm, lại xuất hiện” [24, tr.35]. Đó là cả một quá trình từ “làm ăn tập thể, hứng thú lao động không kéo dài được bao lâu và rồi người nông dân vẫn đói. Khoán đến nhóm đã bộc lộ nhược điểm. Khoán hộ ở Vĩnh Lạc đang làm. Nhưng cũng chưa phải là phương pháp ưu việt” [24, tr.36]. Không thể thờ ơ trước tình cảnh ảm đạm như vậy, Trần Huy Quang cho rằng nên chăng áp dụng “phương pháp đấu thầu, thầu ruộng”, là một hình thức quản lý thông qua tính chất tư hữu để thúc đẩy sản xuất.
Qua những phóng sự trên ta thấy đất nước sau chiến tranh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Con người vẫn phải không ngừng chiến đấu với những cái cũ lạc hậu, không còn phù hợp với hoàn cảnh để vươn lên, khẳng định mình trong thời đại mới. Nhưng trước hết con người cần phải nhận thức được đâu là sai lầm, đâu là tiến bộ, đâu l à tụt hậu để hoàn thành “công cuộc đổi mới” thành công, triệt để nhất. Nhận thức đúng, nhận thức sâu sắc phải gắn liền với việc khám phá ra sự thật. Những tác phẩm phóng sự Người xưa của ta nay,
Ông đội trưởng phải bán xới tài sản,… đã hoàn thành sứ mệnh “khơi đúng,
khơi sâu hiện thực” nhằm đánh thức thực tại đang vướng phải những sai lầm trong quản lý sản xuất nông nghiệp.