Những con người giàu đức hy sinh, vượt lên hoàn cảnh

Một phần của tài liệu thể loại phóng sự việt nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 85 - 89)

5. Những đóng góp của luận văn

2.3.3. Những con người giàu đức hy sinh, vượt lên hoàn cảnh

Bên cạnh những phóng sự đề cập đến số phận bất hạnh của con người thì vẫn có không ít những phóng sự thiên về ca ngợi, khẳng định phẩm chất tốt đẹp của một lớp người trong xã hội. Đó là những câu chuyện cảm động về tình người, về cuộc đời, là chân dung của những người lao động chân chính góp phần không nhỏ tô sáng cho bức tranh hiện thực cuộc sống con người trong thời đại mới qua loạt phóng sự của Nguyễn Quang Vinh, Phạm Việt Thắng, Hoàng Văn Minh, Nguyễn Quang Vinh,…

Hình ảnh những người âm thầm, lặng lẽ góp nhặt công sức của mình cho xã hội, cho con người thông qua những công việc không tên, công việc không ai biết đến. Đó là tấm lòng cao cả của hai vợ chồng ông Ngùy hiện lên trong mỗi trang phóng sự Mỗi ngày một vạn bước của Nguyễn Quang Vinh. Họ đã ngày đêm chăm sóc cho khu di tích Hoành Sơn bằng một sự cần mẫn rất vô tư

của tuổi già, của một trái tim đáng quý: “Làm cái chi mà trong bụng mình thấy vui là làm, rứa thôi” [18, tr.33]. Đều đặn mỗi ngày, ông: “Cứ thức dậy lúc ba giờ sáng, một tay rựa, một tay cầm hương, vai khoác can nước rời nhà, leo tuốt lên đỉnh đèo, chặt cây, mở đường,…đến tối mịt mới về… thế mà ông Ngùy đã làm lộ ra trước mắt thiên hạ cả một quan cảnh di tích hùng vĩ” [18, tr.33]. Đến khi ông chết thì mệ thay ông, không kể nắng mưa hàng ngày lên: “phát tỉa lau lách, cây dại, lau rửa li chén, bàn thờ, quét dọn sạch sẽ toàn bộ khu vực di tích, thắp hương” [18, tr.34] và “cứ mỗi ngày từ nhà lên đến Hoành Sơn Quan rồi quay về, mệ đã đi cả một vạn bước chân” [18, tr.34]. Đó là “một vạn bước chân cao cả” [18, tr.36], không có sự toan tính mà chỉ với mục đích “bảo vệ, giữ gìn khu di tích” [18, tr.36].

Ở trên ta vừa bắt gặp hình ảnh đẹp của vợ chồng ông Ngùy thì đến đây, Phạm Việt Thắng khắc họa cho ta một hình ảnh cảm động như của“bà Dung” trong Bà còng đi chợ ống tiêm,là người sống một thân một mình lay lắt trong một túp lêu xiêu vẹo ở chợ Cấm, xã Nghi Yên (Nghi Lộc – Nghệ An), thế mà hơn chục năm bà“vẫn miệt mài đi nhặt ống kim tiêm do con nghiện vứt lại để hủy, tránh cho người khác hiểm họa bị phơi nhiễm HIV” [32, tr.59]. Hay tấm gương của những người đã tình nguyện Nhường cơm nuôi chữ bằng cả tấm lòng đáng cảm phục, họ đã lên đường và ở lại nơi Môn Sơn – xã tít tắp của huyện miền núi Con Cuông (Nghệ An). Đây là xã đầu tiên mà các thầy cô giáo đã tự nguyện nhường cơm để gieo con chữ cho học sinh người dân tộc Đan Lai. Và cảm động thay là hình ảnh của Bố sự về bản,một người đặc biệt, xin được rời thành phố để lên với bà con vùng biên. Là một tấm gương với tinh thần sống vì mọi người, hy sinh lợi ích cá nhân để sống và cống hiến cho cộng đồng, cho những con người có số phận bất hạnh hơn.

Nhắc đến những câu chuyện về người tốt việc tốt ta không thể quên

ông Trần Tư – trưởng thôn Phước Trạch, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam đã đem chiếc tàu đánh cá là tài sản duy nhất của gia đình mình đi thế chấp ngân hàng, vay 100 triệu đồng về cho bà con trong thôn mỗi người vay một triệu đồng để làm nhà vệ sinh. Đến Chàng trai Mông nuôi cá tiến vua của Tản Viên kể về chàng trai Giàng A Sềnh (ở thượng du sông Gâm, tỉnh Tuyên Quang). Nghề của Sềnh là đi săn và thả đàn bò bán hoang dã trong thung lũng để nuôi mình và vợ con. Những lúc nhàn rỗi, Sềnh thường ra sông dùng chiếc sàng vớt cá con về thả ao nhà mình nuôi. Gọi là ao nhưng nước vẫn chảy, cũng đầy những đá hộc và những hang hốc. Chàng trai người Mông ấy không hề biết rằng những con cá sinh sôi lúc nhúc trong ba cái ao nhà mình lại chính là giống cá Anh vũ từng được coi là sơn hào hải vị, dùng để cung tiến cho các bậc vua chúa ngày xưa và ở nước ta chưa ai nuôi được thứ cá rất quý hiếm này. Và đẹp vô cùng hình ảnh Mệ Barieđược Nguyễn Quang Vinh ghi lại đầy cảm động: “mệ Chít” – một cụ già bán hàng nước 71 tuổi trong suốt 17 năm trời làm cái barie chắn đường tàu để giúp mọi người đi qua tránh khỏi tai nạn. Lần nào cũng thế, cứ tàu sắp đến là mệ lại cầm nón ra đường gào lên báo cho mọi người đi qua đường ngang đề phòng.

Con người luôn là trung tâm trong mọi hoạt động của cuộc sống. Phấn đấu vì một xã hội tốt đẹp hơn luôn là mục đích của những nhà văn nhà báo. Họ đi để viết, viết để phơi bày, cảnh tỉnh thực tại, kêu gọi lương tri con người bằng cả niềm say mê đi và viết, như chiêm nghiệm của Huỳnh Dũng Nhân trong quãng đời cầm bút của mình: “Thời gian một chiều đi mãi rồi hết, không có gì ngoài cả cuộc đời”. Nêu gương tốt để đối lập, đấu tranh với những lệch lạc. Cốt làm sao giữ gìn được phẩm giá con người Việt Nam trong nền kinh tế thị trường có mối quan hệ rộng rãi với bạn bè năm châu phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đời vẫn còn có những con người sống đẹp, sống quên khó khăn, gian khổ, hết lòng giúp người, giúp đời. Hình ảnh họ tỏa sáng

bởi vẻ đẹp của tấm lòng giàu yêu thương, vẻ đẹp của một nhân cách chuẩn mực.

Chương 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA PHÓNG SỰ VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY

Mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống đều tồn tại với tư cách là chỉnh thể thống nhất bao gồm hai mặt nội dung và hình thức. Trong phóng sự sự thống nhất giữa nội dung và hình thức là thể hiện có sự sáng tạo đem lại chiều sâu ý nghĩa cho tác phẩm. Khẳng định như Hegel thì: “Nội dung chẳng phải cái gì khác, mà chính là sự chuyển hóa của hình thức vào nội dung, và hình thức chẳng có khác gì hơn là sự chuyển hóa của nội dung vào hình thức”. Phóng sự từ sau 1975 đến nay với xu hướng đa dạng hóa đề tài do bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống muôn màu muôn vẻ và thị hiếu tiếp nhận của công chúng. Gắn liền với nhu cầu thời đại thể loại phóng sự đã có những thay đổi từ nội dung đến hình thức. Nhìn lại một chặng đường hơn 30 năm tiếp nối và phát triển, thể loại phóng sự đã có những thành công nhất định trong hình thức thể hiện. Đặc biệt là có sự tham gia của cái tôi thẩm định hiện thực gắn với giọng điệu đa dạng, thông tin sự kiện được tăng cường tối đa, sự giảm thiểu về dung lượng, ngôn ngữ văn học kết hợp với ngôn ngữ thông tấn báo chí.

Một phần của tài liệu thể loại phóng sự việt nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 85 - 89)