5. Những đóng góp của luận văn
1.3.3. Phóng sự giai đoạn 1995 đến nay
Cuộc sống từ thời chiến chuyển sang thời bình đến đổi mới đất nước là cả một chặng đường không ngắn. Từ đổi mới để đi đến ổn định kể từ sau năm
1995, đất nước ta đã và đang phát triển. Nhưng song song với những thời cơ và thuận lợi cũng không ít những khó khăn luôn nảy sinh hàng giờ hàng ngày buộc ta phải nhìn nhận, xem xét, phản ánh và đưa ra phương hướng khắc phục, giải quyết. Những người đi tiên phong làm nhiệm vụ đầy trách nhiệm và tâm huyết trong việc này không ai khác hơn là những nhà văn nhà báo. Họ đã đi khắp nẻo quê hương đất nước, tận cùng thôn xóm để tìm hiểu, ghi nhận, phản ánh, cảm thông, chia sẻ, góp nhặt từng “hình ảnh nhỏ nhất” trong khuôn hình chung rộng lớn của đất nước. Mỗi góc ảnh là một hiện trạng, một sự kiện, một vấn đề về đất nước, xã hội và con người.
Từ đặc trưng thể loại như ta đã biết thì phóng sự là một thể tài lớn được tất cả các báo quan tâm. Đặc biệt, trên báo Tuổi trẻ, mảng phóng sự được đầu tư rất lớn. Theo sinh viên Phương Thanh, tác giả khóa luận nghiên cứu về Phóng
sự trên báo Tuổi Trẻ đã có thống kê cụ thể trong giáo trình Để viết phóng sự
thành công của Huỳnh Dũng Nhân cho thấy phóng sự trên báo Tuổi trẻ “liên
tục phát triển” như sau: “Năm 1995: 67 phóng sự, 1996: 59 phóng sự, 1997: 56 phóng sự, 1998: 83 phóng sự, 1999: 108 phóng sự/144 số báo (Cùng thời gian này chỉ có báo Lao động có nhiều phóng sự hơn. Năm 1995 báo Lao động có 82 phóng sự. Năm 1999: Báo Lao động có 144 phóng sự). Đến năm 2000, báo Tuổi trẻ ra từ 4 rồi 5 rồi 6 kỳ một tuần, phóng sự cũng tăng lên đáng kể, năm 2001: 148 phóng sự, 2002: 212 phóng sự, 2003: 200 phóng sự, 2004: 142 phóng sự, 2005: 160 phóng sự. Như vậy trong vòng 6 năm gần đây trên báo Tuổi trẻ có 944 phóng sự, trung bình một năm có 157 phóng sự. Trong 11 năm qua, báo Tuổi trẻ cũng đã liên tiếp tổ chức các kỳ thi viết phóng sự. Đã thu hút được 1.318 tác phẩm phóng sự dự thi của gần 300 tác giả. Cùng thời gian này, báo Lao động vẫn tiếp tục dẫn đầu về số lượng phóng sự. Có thể nói vài ba năm trở lại đây, từ khi ra 7 số trong một tuần, báo Lao
động chưa một ngày nào vắng bóng các thể loại phóng sự, ghi chép, bút ký,…” [16, tr7-8-9].
Với quá trình nghiên cứu dẫn ra những số liệu như trên của Phương Thanh cung cấp cho ta cái nhìn rằng phóng sự bước qua giai đoạn từng gây xôn xao dư luận trong phản ánh người thật, việc thật (1986-1995) cho đến hôm nay vẫn không ngừng cuốn hút độc giả quan tâm đến nó, không chỉ vậy mà nhu cầu của họ càng ngày càng cao. Hiện nay một số tờ báo: Lao động, Sài Gòn
giải phóng, Thanh niên, Tuổi trẻ, An ninh thế giới, Tin tức,.. luôn duy trì đều
đặn các mục phóng sự nhằm thu hút độc giả. Hàng năm Hội Nhà báo Việt Nam và nhiều cơ quan báo chí, Hội Nhà báo các địa phương đã phát động nhiều cuộc thi viết phóng sự và đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Hiện nay phóng sự vẫn được coi là thể loại hàng đầu trên báo chí Việt Nam. Trong cuộc thi phóng sự năm 2002-2003 của báo Lao độngcó 3 tác phẩm phóng sự đề cập những con người của đời thường đạt giải. Đó là các phóng sự: Mệ
barie (Giải nhất - Nguyễn Quang Vinh), Chuyện ông Tư “khùng” phố Hội
(Giải nhì - Hoàng Văn Minh) và Chàng trai Mông nuôi cá tiến vua(Giải nhì - Tản Viên). Đây là mảng phóng sự đề cập đến những con người trong cuộc sống thường nhật. Nhân vật là những con người rất bình thường, có cuộc sống cũng rất bình thường, nhưng hành động ứng xử đối với cuộc sống hàng ngày họ lại tỏa sáng đến lạ thường.
Cuộc sống vốn luôn vận động, vạn vật không đứng yên. Xã hội cũng không nằm ngoài quy luật ấy, mỗi một thời kỳ luôn chứa đựng những thuận lợi và khó khăn riêng. Trong thời hội nhập và phát triển, chúng ta đã và đang phải đối diện với muôn vàn những vấn đề không kém phần phức tạp trong cuộc sống thường nhật. Thời kỳ này đã mở ra nhiều hướng tìm tòi trong tiếp nhận và thể hiện, thật sự đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận của người đọc hiện đại. Chính vậy, đề tài được mở rộng, khám phá trên mọi khía cạnh của cuộc
sống. Nhiều vấn đề một thời người ta e dè ít khi nói đến, nay được phóng sự không ngần ngại tiếp cận, ghi nhận và nghiền ngẫm, để rồi đưa ra những lời giải đáp đôi khi trần trụi đến lạnh lùng.
Cũng như ở những giai đoạn trước, phóng sự giai đoạn này ít chất văn học và đậm chất thời sự, thông tin. Chất truyện nhạt dần, chủ yếu đọng lại ở “văn” của người viết. Sự đổi mới nghệ thuật xây dựng nhân vật trong phóng sự đã góp phần đưa phóng sự trở về gần với báo chí hơn. Mặc dầu vậy, phóng sự cũng không ngần ngại đi sâu khai thác trọn vẹn số phận nhân vật khi cần đề cập đến những vấn đề lớn nhưng rất hiếm. Phóng sự thời kỳ đổi mới đa số không có cốt truyện mà chỉ có sự liên kết giữa sự kiện, số liệu, con người với cảm quan của tác giả. Trong đó, sự kiện là chất liệu chính bao gồm nhiều vấn đề nhỏ hàm chứa bên trong. Tài năng của những cây bút phóng sự thể hiện ở khả năng nối kết các sự kiện sao cho nó có sức sống sinh động nhất. Đặc điểm đã đưa phóng sự thời kỳ này trở về đúng với đặc trưng thể loại.
Thời đại của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển của con người thì cách thể hiện và trình bày các phóng sự được thay đổi để đáp ứng yêu cầu thông tin nhanh nhạy của người đọc bởi phóng sự thời còn phải dành đất cho nhiều thể loại khác nên phạm vi có hạn. Dung lượng phóng sự được thu hẹp để đảm bảo diện tích dành cho các thể loại khác trên trang báo. Phóng sự có xu hướng chú ý đến chất lượng thông tin trong tác phẩm, những thông điệp mà tác giả muốn gửi đến cho người đọc. Đáp ứng yêu cầu thông tin nhanh nhạy của người đọc hiện đại, kích thước phóng sự thời kỳ đổi mới vận động theo hướng giảm dần, nếu phóng sự 1932-1945 phổ biến trên 10.000 từ, thì kích thước phóng sự thời kỳ này chỉ dao động từ 1.000 đến 5.000 từ, chủ yếu là dưới 5.000 từ.
Phóng sự giai đoạn này đã mạnh dạn mở ra những bí mật của sự thật về các vấn đề nằm ẩn sâu trong xã hội, đã góp mặt đầy ấn tượng với hàng trăm
tác phẩm phóng sự đề cập đến mọi khía cạnh của đời sống. Khác với sự bùng nổ các tác phẩm phóng sự đầu thế kỷ XX, những tác phẩm phóng sự càng về sau này chủ yếu là các tác phẩm phóng sự báo chí nhưng đã được thể hiện khá sinh động nhuần nhuyễn nhờ sử dụng thành thạo những yếu tố cho phép của bút pháp văn học. Điều này có nguyên nhân trước hết chính từ những đặc điểm, năng lực phản ánh hiện thực của thể loại này. Là sản phẩm sáng tạo mang tính lịch sử cụ thể, thể loại văn học nào cũng chịu sự tác động và chi phối trực tiếp từ diễn tiến của hoàn cảnh xã hội. Cùng với phong cách cá nhân, hoàn cảnh xã hội chính là tác nhân trực tiếp góp phần tạo cho các thể loại những hình hài và sắc màu mới mẻ. Vốn gắn bó với thời cuộc trong từng thời khắc lịch sử, qua mỗi bước vận động, phát triển, phóng sự lại có những cách tân, thay đổi để không ngừng làm mới thể loại. Có thể thấy rõ mỗi giai đoạn phóng sự là một mảng màu riêng biệt bên cạnh một số thuộc tính ổn định tương đối của thể loại. Có lẽ hơn hẳn bất kỳ thể loại nào khác, phóng sự đã tỏ rõ tính chất biến thiên của một thể loại trước sự chi phối trực tiếp của hoàn cảnh xã hội khác nhau.
Việc xác định chính xác các điều kiện hoàn cảnh xã hội trực tiếp hoặc gián tiếp chi phối phẩm chất văn học và báo chí trong tác phẩm phóng sự sẽ góp phần hoá giải một nghịch lý hiện hữu ngay trong hành trang phóng sự của một cây bút rằng: có những lúc họ cần viết những trang phóng sự giàu chất văn học và cũng lắm khi lại cần phải tác nghiệp những phóng sự theo lối thông tấn báo chí. Xét về tính chất, mục đích thông tin, yếu tố thời điểm của sự kiện (mới xảy ra hoặc đã có độ lùi về thời gian) cũng chi phối trực tiếp việc xử lý mối tương quan giữa các phẩm chất văn học và báo chí trong tác phẩm phóng sự. Cùng trên nền tảng của một sự kiện, ở mỗi thời điểm tiếp cận sự kiện khác nhau, người viết phóng sự thường có những điều kiện kiến tạo điểm nhìn và mục đích ký thác những thông điệp tư tưởng khác nhau. Nhưng
khi thảm hoạ đã đi qua, không còn bị câu thúc bởi những thông tin bề nổi bức xúc, cập nhật thì tác phẩm đã khơi sâu vào những tầng vỉa ý nghĩa thông tin mới, nhân văn, hướng thiện hơn. Những trăn trở nội tâm, những hồi ức cá nhân, những chi tiết đau lòng liên quan đến người còn, kẻ mất… đã bào xát vào cõi tâm can của các nhân vật, cứa sâu vào ý thức người đọc những nỗi đau nhân thế khôn nguôi, khơi dậy niềm cộng cảm của đồng loại…
Chính hoàn cảnh xã hội thời kỳ đổi mới đến nay đã mở ra những tiền đề thuận lợi cho sự thăng hoa nở rộ của phóng sự. Tinh thần dân chủ khởi phát từ các hình thái ý thức xã hội khác nhau đã châm ngòi cho phóng sự khai chiến với những bảo thủ, trì trệ yếu kém, giải toả những bức xúc trong đời sống xã hội. Sau những phóng sự mở đường táo bạo của Phùng Gia Lộc, Trần Huy Quang, Trần Khắc… là các tập phóng sự không kém phần “gai góc” của Xuân Ba, Vũ Hữu Sự, Huỳnh Dũng Nhân và nhiều tuyển tập phóng sự của các báo khác lần lượt ra đời. Đặc biệt cây bút phóng sự trẻ Đỗ Doãn Hoàng, chỉ trong vòng hơn 1 thập kỷ trở lại đây, anh đã có tới 13 tập phóng sự. Cuộc bùng nổ lần thứ hai này đã đem lại cho lịch sử phóng sự Việt Nam một quy mô chưa từng có cả về số lượng và chất lượng. Ngòi bút phóng sự của các nhà văn nhà báo đã truy tìm đến tận cùng mọi góc cạnh của cuộc sống. Hòa mình trong từng bước đi lên và đổi mới của đất nước phóng sự đã hoàn thành được trách nhiệm của mình với Đảng và đất nước. Bên cạnh những hình thức phóng sự vốn có trong truyền thống, các cây bút phóng sự hôm nay đã tìm đến những kiểu dạng phóng sự mới mẻ, độc đáo. Rất nhiều phóng sự đặc sắc của thời kỳ này đều thuộc về những trang viết giàu tính năng tổng hợp phẩm chất các loại ký khác. Phẩm chất văn học được khai thác linh hoạt qua các phóng sự giàu màu sắc ký sự của Xuân Ba, Huỳnh Dũng Nhân, Đỗ Doãn Hoàng,… phóng sự giàu chất suy tưởng theo lối bút kýcủa Hoàng Minh Tường, Thái Hồng Thịnh, Đỗ Doãn Hoàng…, phóng sự đan xen hồi ký của
Trần Huy Quang, Xuân Ba, Huỳnh Dũng Nhân… Đặc biệt do yêu cầu khuyến dương cái đẹp, cái tốt trong công cuộc đổi mới, loại phóng sự thiên về tạo dựng chân dung nhân vật cũng đã xuất hiện thường xuyên qua các phóng sự của Trần Huy Quang, Khắc Dũng, Nguyễn Quốc… Những hình thức phóng sự mới này có khả năng mở rộng biên độ sáng tạo hết sức linh hoạt ở cả nghệ thuật tạo dựng điểm nhìn trần thuật và các thủ pháp phức điệu hoá văn phong thông tấn… Đặc biệt, đã có những phóng sự vươn tới những chiều kích sáng tạo mới lạ chưa từng có qua việc tạo dựng những chi tiết, tình tiết, không gian thời gian sự kiện hư ảo, huyền hoặc - điều mà phóng sự với tư cách là một thể loại báo chí thường hết sức hạn chế khai thác. Chẳng hạn như phóng sự Đừng
bắt bà Chúa Kho tham nhũng (Vũ Hữu Sự), Truyện về những hồn ma liệt sĩ
Trường Sơn(Xuân Ba)… Riêng Vũ Hữu Sự còn có biệt tài lạ hoá phóng sự
đương đại bằng những thủ pháp “bí mật tình tiết” theo lối kịch hoá đặc biệt cuốn hút người đọc (Xích lô liệt truyện, Nỗi buồn thăm quê, Cờ người). Như vậy để thấy rằng phóng sự Việt Nam hôm nay đã khai thác tối đa ưu thế của các thủ pháp văn học tạo hiệu quả tác động thẩm mỹ đặc sắc cho tác phẩm. Tất nhiên những phóng sự như thế thường thuộc về những cây bút phóng sự có tài nghệ và phong cách độc đáo.
Thành tựu phóng sự Việt Nam được kết tinh bởi những phong cách sáng tạo độc đáo, tài hoa từ Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đình Lạp… đến Xuân Ba, Vũ Hữu Sự, Huỳnh Dũng Nhân… Giá trị của mỗi phong cách là sự kết hợp từ chữ tâm và chữ tài. Phong cách của họ đã chi phối đối với mọi yếu tố cấu thành tổ chức tác phẩm một cách nhất quán nhất quán và mang tính hệ thống giúp ta cảm nhận được khả năng xử lý theo cách riêng về mối tương quan giữa các phẩm chất văn học và báo chí trong ý thức sáng tạo đối với mỗi tác phẩm của các cây bút phóng sự.
Tiếp nối giai đoạn mở đầu cuả kỳ đổi mới (1986 - 1995), giai đoạn từ 1995 đến nay trong hoàn cảnh đất nước hòa bình, ổn định và phát triển nhưng thực tại vẫn luôn tồn tại lắm những vấn đề, lắm những câu hỏi về cuộc đời và con người nên phóng sự vẫn không ngừng phát triển trên mảnh đất hiện thực màu mỡ ấy. Minh chứng là sự xuất hiện những cây bút phóng sự có lối viết vừa thiên về hình thái văn chương nhưng cũng đậm chất phản ánh, thông tin như Xuân Ba, Vũ Hữu Sự, Hoàng Minh Tường, Đỗ Doãn Hoàng, Nguyễn Quang Vinh, Huỳnh Dũng Nhân, Xuân Quang… Đó là những cây bút đem đến sự phá cách thể loại đáng kể cho phóng sự Việt Nam đương đại. Từ sở trường khám phá đề tài, hình thức tổ chức sự kiện, tạo dựng nhân vật, giọng điệu, văn phong… của các cây bút này đều chịu sự chi phối trực tiếp từ đặc điểm phong cách cá nhân hết sức đa dạng của mỗi cây bút. Nhờ nội lực phong cách đa dạng được tắm mình trong hoàn cảnh xã hội cụ thể mới nên phóng sự văn học Việt Nam đương đại đã thực sự tạo nên một dấu ấn đậm nét cả về số lượng và chất lượng.
Chương 2: ĐẤT NƯỚC, XÃ HỘI, CON NGƯỜI TRONG PHÓNG SỰ VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY
Như ta đã biết khái niệm Thể loại “dùng nói đến dạng thức của tác phẩm văn học được hình thành và tồn tại trong một giai đoạn lịch sử, thể hiện ở cách tổ chức tác phẩm và bị quy định bởi phương thức chiếm lĩnh đời sống và thể hiện những quan niệm thẩm mỹ khác nhau đối với hiện thực cũng như khả năng khác nhau trong việc tái hiện đời sống” [31, tr.5]. Cũng chính có khả năng khác nhau trong việc tái hiện đời sống hiện thưc muôn màu muôn vẻ mà đã hình thành nhiều thể loại khác nhau trong văn học để chúng chiếm lĩnh và phản ánh cuộc sống tùy theo đặc trưng của từng thể loại. Có những thể loại chiếm lĩnh cuộc sống ở cả chiều rộng lẫn chiều sâu với dung lượng đồ sộ (tiểu thuyết, sử thi,…) nhưng cũng có những thể loại nắm bắt cuộc sống từ một lát cắt, một góc nhìn với dư vị sâu xa (truyện ngắn) và cũng có thể loại luôn tiên phong mỗi khi đất nước, xã hội, con người cần một sự thật trong từng hơi thở của thời đại để kịp thời cảnh tỉnh cái xấu, cái ác, kịp thời biểu dương người tốt việc tốt như thể phóng sự. Phóng sự đã từng bùng nổ vào những năm thập