Sự phát triển chung của báo chí sau 1975

Một phần của tài liệu thể loại phóng sự việt nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 28 - 31)

5. Những đóng góp của luận văn

1.2.3. Sự phát triển chung của báo chí sau 1975

Lịch sử báo chí truyền thông Việt Nam tính từ năm 1865 khi tờ Gia Định báo ra đời đến nay đã được 147 năm. So với lịch sử báo chí thế giới thì nền báo chí nước ta có tuổi đời trẻ hơn. Trong sự vận động và phát triển ấy có nhiều khuynh hướng báo chí khác nhau: báo chí của thực dân đế quốc xâm lược, báo chí của những người Việt Nam yêu nước, báo chí cách mạng và nổi bật lên là dòng báo chí cách mạng. Đã có hơn 80 năm phải triển kể từ ngày báo Thanh niên ra đời (21/6/1925) tại Quảng Châu - Trung Quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, báo chí cách mạng Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của đời sống cách mạng và dân tộc. Trên hai mươi 20 năm đất nước đổi mới và đổi mới báo chí (từ năm 1986 tới nay), báo chí truyền thông Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng được chia thành nhiều loại. Theo như các nhà luận báo chí, chúng được chia ra ba loại sau: Thông tấn báo chí (bản tin, phỏng vấn, tường thuật, điều tra), Chính luận báo chí (xã luận, bình luận, chuyên luận) và các thể Ký báo chí (phóng sự, ghi nhanh, ký chân dung, ký chính luận, nhật ký phóng viên, sổ tay phóng viên, thư phóng viên). Trong các thể ký báo chí thì phóng sự là một trong những thể loại có

khả năng đặc biệt thích hợp với mô tả sự phát triển hiện thực, có khả năng gây ấn tượng với công chúng.

Ngày nay, phóng sự vẫn đang ổn định với những ưu thế của mình. Các bài phóng sự trên báo thường có vị trí quan trọng luôn thu hút lượng lớn độc giả. Các nhà báo thành công với phóng sự luôn được đánh giá là những cây bút sắc sảo và nhạy bén. Phóng sự đã thực sự góp phần làm sống dậy một không khí dân chủ trong văn học và báo chí Việt Nam. Diện mạo của nền văn học và báo chí đổi mới của chúng ta trọn vẹn hơn với sự góp mặt đầy ấn tượng của hàng trăm tác phẩm phóng sự đề cập mọi khía cạnh của đời sống.

Hiện nay phóng sự đang là những mục không thể thiếu được đối với công chúng báo chí trên các kỳ xuất bản. Và bất kỳ tờ báo nào cũng dành một diện tích mặt báo thích hợp để đăng tải các bài phóng sự của báo mình, và đã có rất nhiều tờ báo tạo được chỗ đứng trong lòng độc giả nhờ có chuyên mục phóng sự như chuyên mục phóng sự của báo Lao động, các bài phóng sự của báo

Tuổi trẻ, trang phóng sự của báo Thanh niên, báo Tiền phong,... và hàng loạt

tên tuổi nhà báo đã được công chúng biết đến thông qua thể loại phóng sự. Từ thế hệ của nhà báo Xuân Ba, Mạnh Việt (báo Tiền phong), nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, Vĩnh Quyền (báo Lao động), đến những nhà báo trẻ hiện nay luôn lăn xả vào hiện thực cuộc sống để tìm kiếm và phản ánh mọi mặt vấn đề của đời sống xã hội.

Ở nước ta hiện nay, Lao động là tờ báo hàng đầu trong việc khai thác những thế mạnh của phóng sự báo chí hiện đại. Phóng sự trên tờ báo này có ưu điểm nổi bật là phong phú về đề tài, năng động trong tiếp cận hiện thực và có hình thức thể hiện rất linh hoạt. Về phương diện thể loại, đây là tờ báo mà hầu hết những bài được ghi là “phóng sự” đều đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của phóng sự hiện đại. Trên tinh thần coi phóng sự là thể loại lớn, là “khẩu đại bác” trong báo chí, trong nhiều năm qua, Ban biên tập báo Lao độngđã nỗ

lực duy trì thể loại này đều đặn trên tất cả các số báo, đồng thời tự đặt ra tiêu chí riêng để duy trì và phát triển phóng sự. Theo quan niệm này, tác phẩm phóng sự được ví như một bức tranh “có cảnh, có người, có những điều ta chưa biết tới, có những số phận sau những góc khuất của cuộc sống, để mà hiểu biết, căm giận, cảm thông và yêu thương cuộc sống, yêu thương con người hơn. Bức tranh đó có thể rực rỡ sắc màu, rộn rã tiếng đời, tùy thuộc vào bút pháp, văn phong của người viết phóng sự”. Với cách nhìn nhận về thể loại phóng sự như vậy, trong những năm qua báo Lao độnglà một trong những tờ báo hàng đầu ở nước ta gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực phóng sự. Nhiều tác phẩm in ra trên báo này đã được coi như những tác phẩm tiêu biểu cho thể loại phóng sự trên báo in, báo điện tử. Phóng sự báo Lao độngđã phản ánh trung thành những nổ lực của cá nhân, của cộng đồng và chính quyền các cấp trong việc giải quyết những khó khăn trong cuộc sống theo một định hướng tích cực, hợp lý, hợp tình, hợp pháp. Bên cạnh những cây bút đàn anh như: Chinh Đức, Vĩnh Quyền, Huỳnh Dũng Nhân,… đã đạt nhiều thành công, trong những năm gần đây đã xuất hiện những cây bút trẻ có cá tính như Lê Quang Vinh, Bảo Trân, Trần Đăng, Xuân Quang, Quảng Hà, Lê Thanh Nguyên,…

Đứng trước nhu cầu thông tin đa dạng, đáp ứng được những thôn tin cấp thiết, nóng hổi của đời sống thì hiện nay Lao độngvẫn là một trong những tờ báo ở nước ta có nguồn phóng sự dồi dào để đăng hàng ngày. Những tác phẩm này thường có dung lượng dao động trong khoảng từ 1500 chữ đến 1800 chữ. Thể loại này đã trở thành thế mạnh, có vai trò quan trọng trong việc tạo ra bản sắc riêng của báo Lao động. Tiếp đến, Sài Gòn giải phóng là một trong số không nhiều tờ báo ở nước ta thường xuyên đăng tải các phóng sự. Trải qua quá trình vận động, phát triển báo chí luôn gắn liền và đáp ứng kịp thời với những đổi thay của xã hội. Báo chí đã là vũ khí tinh thần, là

nguồn động lực quan trọng, lãnh trách nhiệm đi tiên phong trong công cuộc đổi mới đất nước, xã hội, con người.

Một phần của tài liệu thể loại phóng sự việt nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 28 - 31)