Sự cần thiết phải bảo tồn nguồn tài nguyên của đất nước

Một phần của tài liệu thể loại phóng sự việt nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 59 - 64)

5. Những đóng góp của luận văn

2.1.3. Sự cần thiết phải bảo tồn nguồn tài nguyên của đất nước

Tài nguyên luôn là mối quan tâm hàng đầu của quốc gia. Đó là nguồn sống, là sản vật đem lại giá trị vô cùng to lớn cho con người. Nhưng không phải ai cũng có ý thức giữ gìn, bảo tồn, sử dụng cần kiệm giúp nguồn tài nguyên ấy sinh sôi nảy nở. Hơn lúc nào hết trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, hội nhập với thế giới thì phóng sự cần nêu gương người tốt việc tốt, cần cảnh tỉnh những thảm trạng, những nguy cơ gây thiệt hại vô cùng to lớn đến tài sản quốc gia, môi trường sống của con người. Đất nước qua mùa bão giông bom đạn, mất một thời gian xây dựng, chỉnh đốn lại đường lối chính sách, giờ với chặng đường phía trước thì nguồn tài nguyên cần được bảo tồn, gìn giữ đang rất cần những ngòi bút xông pha phản ánh, giáo dục nâng cao ý thức của con người. Trong hành trình soi sáng ấy của những cây bút phóng sự vừa có những tấm gương, những con người thầm lặng góp sức cho đất nước nhưng đồng thời cũng có những kẻ vô ý thức với lợi nhuận trước mắt gây chảy máu biết bao nguồn tài nguyên quốc gia.

Đó là hình ảnh những người lính ngày đêm canh giữ mảnh đất quê hương nơi đầu sóng ngọn gió, nơi mà thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt đối với con

người.Trong Trường Sa đất Việt, Đỗ Bạch Mai đã ghi lại trọn vẹn hình ảnh đẹp của người chiến sỹ Trường Sa: “Tất cả những gì có ở nơi đây là kết quả của bao nhiêu năm tháng phấn đấu, hy sinh, vượt qua muôn ngàn khó khăn, gian khổ”. Trong gian lao, hiểm nguy thì vẻ đẹp kiên cường của họ càng tỏa sáng: “Ở đây, sóng gió đại dương làm cho mọi chất liệu, kể cả sắt thép, cũng không bền vững. Nhưng có một chất liệu đặc biệt cứ ngời ngợi sáng lên vẻ đẹp của mình - ấy là tâm hồn người chiến sĩ” [29, tr.153]. Huỳnh Dũng Nhân cũng tái hiện đầy chiêm nghiệm sâu sắc, cảm động về hình ảnh những đứa con kiên cường của Tổ quốc trong Ngoài ấy là Trường Sa: “Đến bây giờ người lính Trường Sa vẫn còn hy sinh thế nhưng những người lính đảo vẫn rất hồn nhiên, yêu đời. Sự hy sinh chịu đựng gian khổ vốn là thuộc tính của người lính nói chung và lính đảo nói riêng” [17, tr.94].

Nếu như biển đảo luôn là mối quan tâm hàng đầu thuộc của mỗi quốc gia thì rừng cũng luôn là vấn đề mà con người cần phải lưu tâm cấp thiết trong thời đại ngày nay bởi có những con người không có ý thức bảo vệ mà trái lại còn tàn phá rừng, săn bắt sản vật quý hiếm gây thiệt hại nặng nề cho quốc gia nói riêng và cho môi trường nói chung. Trong phóng sự Rừng Tuyên, Văn Chinh nêu rõ thực trạng của một thời làm ảnh hưởng trầm trọng đến nguồn tài nguyên rừng. Tại lâm trường Tuyên Bình, chúng tôi – những người canh giữ rừng - đã “chịu đựng nhiều cơ cực” và “cũng như người dân tộc, con cháu chúng tôi thất học, chín mươi tuổi còn cởi truồng chân đất, mặt mũi nhọ nhem lẫn với đất cát sỏi đá. Ấy là còn may, còn được sống làm người” [29, tr.102]. Bây giờ “Thời chúng tôi làm thợ rừng, cán bộ kiểm lâm đã không còn quyền lực đầy đủ như thời trước nữa, nhưng chúng tôi cũng chưa bao giờ dám chặt một cây gỗ đường kính dưới 40 phân. Theo quy định, mỗi khu rừng chỉ chặt hạ một phần ba trữ lượng gỗ, nứa và chưa hề có việc khai thác trắng ba ha liền khoảnh vì bất cứ một lý do tối quan trọng nào” [29, tr.102] nhưng khi chúng

tôi quay lại: “…thì dân và kế hoạch III của các cơ quan đã chặt sạch sẽ, trọc lốc. Có thể nói rừng bị phá, một nửa do chính sách làm lương thực bằng mọi giá; nửa còn lại chia đôi, một do chủ trương khai thác trắng để trồng rừng nguyên liệu giấy với phương châm thay vốn bằng ý chí và một nữa, do trên thực tế lâm luật không được tôn trọng” [29, tr.102]. Thế là: “Tuyên Quang được quy hoạch trồng rừng đảm bảo một nửa nguyên liệu cho nhà máy giấy Bãi Bằng” [29, tr.104]. Bỗng: “Đùng một cái, quan hệ giữa Liên hiệp nguyên liệu giấy và Nhà máy trước nay vẫn một thuyền một bến bỗng chốc có trục trặc. Nhà máy lấy cớ bung ra theo cơ chế thị trường, ai bán nguyên liệu “tôi” cũng mua: cai Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái đến cai Hà Nội, Hải Phòng,... kìn kìn đổ nguyên liệu về nhà máy, lập nên một cái chợ giời khổng lồ nhất, độc đáo nhất thế gian” [29, tr.105]để lại hậu quả nghiêm trọng: “Tỉnh Tuyên Quang đã đóng cửa rừng vào năm 1992” [29, tr.106] và “đóng cửa để chấn chỉnh” [29, tr.107]. Từ đó: “Hàng loạt vụ án phá rừng được xét xử nghiêm khắc, hàng chục cơ quan ban ngành bó buộc phải giải thể các trung tâm dịch vụ được lập ra chỉ để buôn nguyên liệu giấy và bị cảnh cáo phải chấm dứt” [29, tr.107]. Rừng lại được hồi sinh: “Cùng với lệnh đóng cửa rừng là nghị quyết trồng lại rừng theo cơ chế mới: Giao đất trống cho hộ dân và hộ công nhân, trồng bằng vốn 327” [29, tr.107]. Còn đó những cánh rừng Thấp thỏm

từ đầu nguồn mà Tạ Kim Hùng vẫn đau đáu, trăn trở: “Từ trụ sở lâm trường

II Hoành Bồ, đến thăm hai làng lâm nghiệp Khe Hố và Đá Bạc” [29, tr.167],

nơi có những người đang ngày đêm giữ rừng mà cuộc sống của họ ở đây khiến tác giả phải “suy nghĩ triền miên”.Trong không gian “hai làng lâm nghiệp heo hút”và “họ ở đó để trồng, chăm sóc mấy ngàn hecta rừng đầu nguồn, giữ cho các hồ chứa lớn, đủ nước cung cấp cho cả thành phố Hạ Long và thị xã than Cẩm Phả” [29, tr.167]. Bởi họ ý thức được vai trò, tác dụng của nguồn tài nguyên xanh này “rừng giữ nước cho các hồ chứa, cho đường giao

thông không bị lũ xói mòn, làm cân bằng sinh thái, tạo cảnh quan đẹp, hấp dẫn khách du lịch” [29, tr.167] nhưng so với công sức họ đã cống hiến không ngại gian lao thì “người làm rừng, sản phẩm làm ra bị chiếm đoạt, đồng lương đã thấp, nơi ở lại xa lắc xa lơ, nhìn vào tương lai con em như nhìn vào rừng xanh sâu thẳm” [29, tr.177] thêm vào đó“cơ chế rừng của ta lại có nhiều điều không hợp lý. Người trồng rừng thật, suốt đời gắn bó với rừng, thường nghèo khổ. Kẻ trồng rừng giả, biết lợi dụng kẽ hở trong cơ chế lại giàu lên nhanh chóng” [29, tr.177].

Muôn vàn kiểu mà con người làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên xanh, đến lá phổi chung của đất nước, bọn lâm tặc là bọn hoành hành ngày đêm làm chảy máu biết bao tài sản rừng mà các cấp các ngành cần phải cấp bách có phương án vào cuộc. Có Đi xem lâm tặc với Trần Cường ta mới thấy Võ Nhai đang là điểm nóng nhất về tình hình “lâm tặc” ở Thái Nguyên, “bắt hôm trước hôm sau lại sai phạm”, (năm 2001, ngành kiểm lâm Thái Nguyên đã xử lý hành chính 2.044 vụ/ 2059 vụ vi phạm lâm luật…thu giữ 1000m3

(có 407 m3 gỗ quý hiếm); 286 kg động vật hoang dã” [5, tr.236]. Tuy nhiên, “đây mới chỉ là số liệu về những vụ bị bắt giữ được, còn thực tế, trong số hàng nghìn lâm tặc là những phó thường dân ở Thái Nguyên trực tiếp tham gia chở rừng về xuôi đang hành quân đêm ngày theo những lối mòn dân sinh qua hai bên cánh gà các trạm kiểm lâm chắc chắn là một con số gấp đôi, ba lần sổ sách” [5, tr.236]. Nhưng ta vẫn tin vào “bản lĩnh và sự hy sinh của các anh kiểm lâm” [5, tr.241], các anh sẽ là những người dốc lòng tận tụy, gan dạ ngày đêm canh giữ cho rừng có được giấc ngủ yên mà sinh sôi nảy nở làm chỗ dựa vững chắc cho con người chống lại những thiên tai. Không chỉ địa bàn Võ Nhai mà khu

Rừng Quân Chu kêu cứu của Thế Hiệp cũng đang là vấn nạn. Địa bàn của nó

trải dài từ Phúc Thuận (Phố Yên) đến Quân Chu, Bình Dân, Kỳ Phú (Đại Từ) ở đoạn giữa con đường ô tô liên tỉnh cách Hà Nội chưa đầy 80 km, đường

chim bay thì ngắn hơn. Đây là rừng nguyên sinh thuộc khu rừng cấm Quốc gia Tam Đảo…thế mà việc khai thác gỗ lậu, buôn bán gỗ lậu tại vùng này vẫn diễn ra tấp nập vô cùng (gỗ, thú, lò gù hương). Các cây bút phóng sự đã ngắm chính xác các “bức ảnh của khu rừng” ở nhiều nơi trên đất nước như là lời kêu gọi khẩn thiết mọi người hãy nâng cao ý thức gìn giữ rừng, chung tay bảo vệ rừng, loại bỏ những hành vi sai trái đang làm cho nguồn rừng vơi cạn dần một cách trầm trọng. Đi Săn lâm tặc cùng Phạm Việt Thắng nơi khu rừng Thanh Thủy (Thanh Chương – Nghệ An), ta mới thấy được sự thật của lâm tặc lợi dụng địa bàn giáp ranh để phá rừng. “Từ nhiều năm nay, lâm tặc trắng trợn đốn hạ, ngang nhiên vận chuyển như thế… đốn cây xong chúng còn “tăm” thêm những cây khác có giá trị, rồi khắc tên làm dấu để khẳng định “quyền sở hữu” (bãi tập kết gỗ)” [32, tr.170]. Rồi cánh Rừng vàng quằn quại

của Phạm Việt Thắng thuộc thị trấn Hòa Bình (huyện Tương Dương), môi trường nào cũng bị ô nhiễm vì bọn “thổ phỉ” này. Từ trị an đến môi trường, rồi thuần phong mỹ tục, đến nạn phá hoại tài nguyên,… Đau lắm Nỗi đau

người giữ rừng, Ngô Chí Tùng là hình ảnh anh Quàng Văn Khụt bị lâm tặc

giết khi đang trên đường tuần tra bảo vệ rừng (Lai Châu), anh đã hy sinh thân mình để đổi lấy sự sống cho cây rừng mãi mãi xanh tươi.

Có lẽ ta cũng không quên được khung cảnh trong Hành trình tới địa ngục mà tác giả Vũ Hữu Sự đã miêu tả cho ta thấy sự tường tận kinh hoàng về vấn nạn khai thác vàng phi pháp. Na Rì - con đường hiểm nguy, nơi đây sự bóc lột tàn nhẫn của bọn “bưởng” (một danh từ đặc biệt chỉ một lớp người ăn trên ngồi trốc có quyền sinh quyền sát trong cái vương quốc vàng Na Rì đào vàng đối với nhân công) đã đẩy đến những cái chết đau lòng cho những con người vì đói khổ phải lăn lộn kiếm sống để rồi bị trôn luôn xuống hầm. Thương tâm thay cảnh tượng con người đánh đổi mạng sống của mình vì miếng cơm manh áo. Qua hiện trạng trên, phóng sự phơi bày sự tàn nhẫn, xem thường mạng

sống của con người đối với bọn chủ mưu làm ăn phi pháp, ngày đêm bốc lột cùng kiệt sức của người làm công.

Rừng là nơi cư trú của những loài thú quý hiếm, nếu rừng đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá nghiêm trọng thì thú rừng cũng đang bị đe dọa từng ngày từng giờ. Làm sao để không có Những con đường chết của thú rừng ở

Trường Sơn (Trung Thống), nơi đây vì lợi ích cá nhân mà con người đã sử

dụng các loại bẫy từ bẫy thắt đến mìn để thu hoạch về cho mình những con thú rừng nhiều giá trị bất chấp hậu quả là những loài thú quý hiếm đang ngày càng hiếm hơn nữa và sắp có nguy cơ tuyệt chủng. Đến đàn voi đang lồng lộn, tức giận trước con người bởi họ đã cướp đi môi trường sống của chúng, đẩy chúng vào đường cùng nên đàn voi trong Voi ơi ta bảo voi nàycủa Huỳnh Dũng Nhân đã có sự thay đổi bản tính, hung hăng dữ tợn, tàn sát con người. Nguyên nhân cũng là do của tác động của con người.

Phóng sự đã chứng tỏ được tính xông xáo trong việc tiếp cận hiện thực. Nó lục tung mọi ngóc ngách của đất nước, phơi bày nhanh chóng những thực trạng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên quốc gia. Qua những thống kê từ việc thật người thật, người cầm bút cũng như độc giả mong sao một ngày không xa chúng ta sẽ khắc phục được những vấn nạn trên.

Một phần của tài liệu thể loại phóng sự việt nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 59 - 64)