Những con người bất hạnh

Một phần của tài liệu thể loại phóng sự việt nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 79 - 85)

5. Những đóng góp của luận văn

2.3.2.Những con người bất hạnh

Không chỉ chú ý tới những vấn đề lớn của cộng đồng, phóng sự còn đi sâu vào những cuộc đời cụ thể, những số phận cụ thể của nhiều con người bình thường trong đời sống gặp phải hoàn cảnh éo le hay có những việc làm tiêu biểu nào đó mà xã hội đang quan tâm. Hòa bình cũng là lúc con người có thời gian để suy ngẫm và nhìn ngắm lại mình. Va chạm với nhiều mâu thuẫn nảy sinh sau chiến tranh, con người xuất hiện với tất cả các mối quan hệ phức tạp vốn có. Cuộc sống đời thường với sự “ngổn ngang, bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ và màu đen, đầy rẫy những biến động, những bất ngờ” (Nguyễn Khải) là mảnh đất màu mỡ, phì nhiêu để phóng sự khai phá. Ngòi bút phóng sự đi vào mọi ngóc ngách của cộc sống, song mục đích cuối cùng mà phóng sự hướng đến là số phận con người. Hơn bao giờ hết, số phận con người trong thời đại mới được đặt ra như một yêu cầu bức bách và được soi rọi từ nhiều phía. Con người với sự đa dạng tầng lớp, có kẻ giàu người nghèo,… không ai giống ai, mỗi người một cảnh ngộ. Để lại dấu ấn đậm nét, khắc khoải trong lòng độc giả là những số phận oan khuất, với những cuộc hành trình dằng dặc trên con đường đi tìm công lý (Cái đêm hôm ấy đêm gì - Phùng Gia Lộc, Lời

khai của bị can - Trần Huy Quang, Người đàn bà quỳ - Trần Khắc, Tiếng kêu

cứu của chim gõ kiến – Trúc Chi, Công Thắng); là khát vọng hòa nhập cộng

vật lộn với AIDS và trực khuẩn Hansen (Câu chuyện về hai nạn nhân AIDS,

Hành trình đến xứ sở Hansen – Huỳnh Dũng Nhân). Đằng kia là những cuộc

đời eo sèo, lam lũ; là số phận những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ (Cát bụi đèo

Ngang, Những kẻ lưng trần biên giới – Vũ Hữu Sự, Lụ man tang hay số phận

những cô gái có con ngoài giá thú – Huỳnh Dũng Nhân, Phận gái đời sông

Nguyễn Quang Vinh).

Với cảnh hòa bình của đất nước ta không nghĩ nạn đói từ mấy mươi năm về trước lại trở về với con người, một sự thật ta không thể ngờ nếu không có phóng sự của Phùng Gia Lộc, một ghi chép thật từ chính gia đình của tác giả. Trong cái rét thấu xương, khung cảnh gia đình cứ tiêu điều, đói lạnh qua lời bộc bạch vô tư không kém sâu buồn của đứa trẻ: “Chỉ nấu cơm cho bà với em thôi! Mẹ, anh Học với con ăn cháo rau má rồi. Bữa nay mẹ luộc rõ nhiều rau cải” [3, tr.171]. Câu nói ấy làm cho tác giả “thấy cay sè trong mắt” [3, tr.171], gợi lên nỗi xót xa tận đáy lòng. Bản lĩnh, trách nhiệm của người đàn ông đối với gia đình trỗi dậy trong lòng nhân vật trần thuật: “Thế thì nấu thêm vào. Hết thì tao đi bới đất, nhặt cỏ, van ông vái bà. Làm con người mà miếng cơm chín vào bụng vẫn không đủ thì sống thế nào’’ [3, tr.171]. Nhưng dường ấy cũng chỉ như xoáy sâu hơn “một nỗi đau thắt lòng”. Chuỗi những lời đối đáp cứ buông ra càng tô đậm cho kiếp người nghèo khổ sống trong xã hội đang có nhiều ung nhọt ấy: “Rau cải ế nhăn! Đói, chả mấy người mua” [3, tr.172]. Động từ “đói” càng nhấn mạnh cấp tiến nỗi thúc bách của một sự thật không gì khác hơn, không thể nghĩ gì gì khác hơn ngoài nạn đói.

Không chỉ đói khổ, người dân còn sống trong với những oan khuất. Tiêu biểu là cảnh trạng của người dân làng Đồng Tiến lúc bấy giờ đang bị bọn “cường hào mới” ức hiếp, lừa đảo phải mất đất, mất chồng, rơi vào vòng tù tội. Đến nỗi oan ức của “vua lốp”, là người “sản xuất ra hàng hóa, bỏ sức lao động ra mà làm” [3, tr.216] với mục đích “làm ra của cải cho mọi người tiêu

dùng một cách chính đáng” [3, tr.217] vậy mà bị làm khó dễ phải trải qua “những đận gian lao, tù tội gấp trăm ngàn lần như thế” [3, tr.216]. Ta không khỏi chạnh lòng, bất bình trước vụ của Đoàn Thị Thuận (thị xã Tuy Hòa) do “vợ của trưởng ban công an xã ăn cắp thuốc của trạm y tế giao cho Thuận, Thuận bị công an bắt ép nhận là ăn cắp thuốc” [3, tr.7], bị oan chị “kiên quyết không nhận nên bị tra tấn, đánh đập dã man liệt nửa thân mình” [3, tr.7] phải gánh trên mình biết bao thương tích dẫn đến tàn phế. Hình ảnh của chị đại diện cho nạn nhân của một tội ác, hiểm họa ghê ghớm. Tội phạm chính là ba tên: Trương Trọng Lực (trưởng công an xã), Trịnh Văn Bắc, Trần Minh Phong (công an xã). Chúng đã ngang nhiên chà đạp nhân phẩm con người, “ngang nhiên bằng hành vi cực kỳ độc ác, đánh một phụ nữ đi đến hơn ba năm liệt gần hết cơ thể” [4, tr.34]. Tiếp theo là vụ “giải tỏa 72 ngôi nhà ở đường Ngô Quyền” của dân khi có tờ thông báo ủy ban vào ngày 20.4.88 với nguyên nhân là họ “chiếm dụng lòng lề đường trái phép” [4, tr.33]. Cảnh cửa nhà tan tác, đời sống người dân bất ổn từ đấy, trước mặt tác giả: “Trước mặt chúng tôi, một dãy nhà phía tây chợ Tuy Hòa, ngổn ngang những vật liệu xây dựng hư nát bị đập phá, tháo giỡ,… Người khiêng, kẻ dọn, nét mặt đầy âu lo, buồn bã”. Sao khỏi đau, buồn khi “bà con không thể giải thích những điều gán ghép tội lấn chiếm này, mặc dầu cuộc đời và ngôi nhà họ hiểu hơn ai hết. Hồi đó vẫn con đường này, cái tên lịch sử này nằm cạnh chợ Tuy Hòa này. Từ năm 1965, 1970 của những mùa hè đỏ lửa bà con các nơi dồn về dựng nhà, cất quán làm ăn sinh sống” [4, tr.52]. Đứng trong lòng thị xã Tuy Hòa ngày ấy tác giả day dứt không yên: “Một con người, một ngôi nhà mà sao cùng một nỗi đau, một số phận” [4, tr.58]. Hàng loạt những hiện trạng vừa đề cập trên trong tập phóng sự Tiếng kêu của con chim gõ kiến như gõ vào trái tim công lý, yêu cầu một sự công bằng, dân chủ. Tất cả những mặt trái của cuộc sống với những vấn đề nóng bỏng như nạn “cường hào mới”, một thời thu vét

sản mà chẳng cần biết dân đói khổ ra sao, những người như chị Thuận, vua Lốp là những vấn đề mang tính thời sự mà phóng sự phải phản ánh kịp thời. Sự ra đời của những tác phẩm trên đã giúp họ vơi đi phần nào nỗi đau, đánh thức cán cân công lý.

Mảng phóng sự về những chuyện đời thường, những cảnh đời bất hạnh nhằm kêu gọi tình thương và trách nhiệm của con người đang dần chiếm tỷ lệ lớn. Con người luôn là trung tâm, là đối tượng mà cả văn học và báo chí hướng đến. Phóng sự luôn tìm đến những góc khuất tối của cuộc sống để soi sáng từng số phận người, đánh thức trong ta tình thương nhân loại. Có những sự thật ấy đôi khi đã vượt qua cả sự tưởng tượng, vượt qua sức chịu đựng của con người khiến ta không khỏi nao lòng, rung cảm. Vũ Hữu Sự rất thành công với mảng đề tài viết về cuộc sống cơ khổ của những con người của đời thường. Ai đã từng một lần nhìn theo bước chân của những đứa trẻ thơ trong

Cát bụi đèo Ngang như tác giả để chụp cận cảnh hình ảnh của chúng, những

“đứa trẻ cằn cỗi, rách rưới, lăn lóc giữa nắng, gió và cát bụi đèo Ngang, như trái sim xanh kia” [28, tr.62] thì chắc mãi không quên được chúng. Một lớp người lớn hơn về tuổi đời cũng chẳng may mắn gì hơn, càng nhọc nhằn không kém trên bước đường sinh nhai trong phóng sự Những kẻ lưng trần biên giới: “Những người lưng vốn mỏng manh, tự mình mua hàng, rồi tự mình làm cửu vạn cho mình, lấy công nhập vào lãi… những người chỉ có vốn liếng, tấm lưng, đôi vai” [28, tr.27].

Dưới cái nhìn thông cảm, sẻ chia mà Huỳnh Dũng Nhân đã ghi lại một thực trạng qua Lụ man tang hay số phận những cô gái có con ngoài giá thú : “Ở vùng cao Tây Bắc nói chung và ở tỉnh Sơn La nói riêng, việc nhiều phụ nữ có con ngoài giá thú đang là một vấn đề xã hội đáng quan tâm” [17, tr.170], với trái tim nhân ái tác giả hiểu rõ rằng: “Ước muốn của người phụ nữ thật là đơn giản, sinh con, làm ăn sinh sống, nhưng nó lại vĩ đại biết bao, vì đó là

điều cao cả thiêng liêng nhất của thiên chức làm mẹ” [17, tr.174]nên “chị em không có điều kiện lập gia đình đã phải thể hiện lòng khát khao được quyền làm mẹ bằng cách có con ngoài giá thú” [17, tr.175]. Tác giả nhìn nhận “đây là vấn đề xã hội đã, đang và sẽ còn diễn ra ngày càng lớn ở các tỉnh vùng cao và xa xôi hẻo lánh” [17, tr.175].

Trong phóng sự Phận gái, đời sông, Nguyễn Quang Vinh ghi lại cuộc đời cơ khổ của những con người không may: “Xóm ngụ cư của cha con chị Nguyệt nằm mấp mé trên một gò đất sát bờ sông Lam, chỉ cách cầu Bến Thủy chừng một cây số, thuộc địa bàn xã Xuân An, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh” [18, tr.103]. Sống trong kiếp người bấp bênh, lạc loài, nghèo khó như vậy nhưng cha con chị lại không thiếu tình thương nhân loại và “họ đang làm một cái nghề bất đắc dĩ nhưng thực sự đáng trọng, đó là vớt hàng mấy trăm xác chết trên sông Lam mang về cho thân nhân họ khâm liệm, chôn cất” [18, tr.104], họ không “tính toán tiền công làm chi” mà “chỉ lấy công việc làm phúc đức thôi” [18, tr.105]. Nhưng những con người từ tâm ấy gần như bị bỏ quên bên dòng đời: “Từ ngày sinh ra đến hết thì con gái, chị Nguyệt ở trên đò” cũng bởi “vì không có tiền, không lên bờ nổi” [18, tr.106] nên chị đã lặng lẽ “một mình vừa chống vừa chèo – không ai tát nước đỡ nghèo một khi” [18, tr.100].

Một Hành trình đến xứ sở Hansen từ khu Quy Hòa (Quy Nhơn) cho đến các

làng Dakkia, Dakria, Dakpolan (Đaklak, Kontum), nơi của những con người sống trong bất hạnh với căn bệnh phong mà tác giả cho rằng “chưa thấy ở đâu tập trung những gương mặt và thân thể tàn tạ, khổ sở đến thế” [18, tr156]. Căn bệnh hiểm nghèo không ngừng phát triển, hành hạ họ: “Vi khuẩn tấn công vào hốc mũi làm trơ hốc mũi, ăn mòn quanh mắt làm kéo cơ mắt, xâm nhập vào làm lở loét làn da…” [17, tr.157]. Vào thời điểm bấy giờ: “Bệnh phong đã chữa được. Bệnh phong cũng không dễ lây lan. Nhưng bi kịch của người bệnh là thái độ đối xử của người đời” [17, tr.158], đau lòng hơn khi

“nỗi đau buồn dai dẳng, gặm nhấm, vây hãm bệnh nhân trong mặc cảm” [17, tr.158]. Huỳnh Dũng Nhân bằng cái nhìn giàu lòng yêu thương con người đã ghi lại dấu ấn trong ta những hình ảnh đáng thương vô cùng, khi nhìn thấy đoàn cứu trợ: “Họ nép vào nhau, nhìn chúng tôi bằng đôi mắt ngơ ngác, mừng tủi. Nhiều người rách rưới. Nhiều người không đi được” [17, tr.160] và “như mọi nơi, họ nhận được quần áo, tiền cứu trợ. Đến lượt ai người ấy nhận. Im lặng” [17, tr.161]. Với cảm nhận của tác giả thì: “Hình như chính những con người khốn khổ này lại có những biểu hiện lịch sự hơn cả dân thành thị. Họ rất trật tự. Ai nhận quà rồi thì lui ra sau khi cúi đầu cảm ơn, không xin xỏ, không xếp hàng lần thứ hai để gian lận, không so bì ít nhiều, tốt xấu” [17, tr.165]. Tác giả khám phá rằng: “Chính nơi đây tình người trở nên bao la nhất”. Cũng trong Câu chuyện về hai nạn nhân AIDS, ông đã làm lay động người đọc trong cái nhìn cảm thông về câu chuyện của hai người nhiễm HIV đã phát triển thành AIDS đang nằm chờ chết mà không thấy ai chìa tay ra với họ. Theo lời họ thì từ ngày nằm trên đường Đồng Khởi “người ta đuổi như đuổi tà” [17, tr.233]. Hai con người đại diện cho những con người mắc căn bệnh thế kỷ ấy sống với thân thể “gầy không thể gầy hơn được nữa” [17, tr.233]. Giai đoạn cuối đời của họ là những suy ngẫm, khuyên răn cho giới trẻ “mong bọn trẻ đang vui tươi trẻ trung như thế đi qua đây nhìn thấy thân thể bị tàn phá của tôi, chúng sẽ biết sợ mà đừng lao vào con đường này nữa”. Phóng sự không đơn thuần là trình bày sự việc và con người mà nó còn chứa đựng cả thái độ, quan điểm của tác giả. Không lên án hay phê phán mà trái lại Huỳnh Dũng Nhân có cái nhìn đầy nhân ái, thông cảm khi tiếp cận với hai số phận không may đó:“Chuyện về ông cũng như bao nhiêu nạn nhân khác của HIV/AIDS. Họ lao vào con đường hút chích bằng một hoàn cảnh riêng tư, đặc biệt, tuyệt vọng nào đó” [17, tr.235].

Đổi mới kinh tế đang tác động tới nhiều mặt trong đời sống, nhân cách con người đang chuyển động, có mặt tốt nhưng có mặt phải dè chừng. Dè chừng căn bệnh vô cảm, không nhường nhịn của con người mới trong thời đại mới như trong phóng sự Vết xe lăn trên cát Long Hải, Huỳnh Dũng Nhân đã để cho nhân vật kể lại rằng: “Đi tàu xe người ta cứ xô té lên té xuống. Bây giờ khác trước lắm, họ không chịu nhường nhịn đâu” [17, tr.150].Tất cả những gì có liên quan đến con người đều là đối tượng mà nhà văn nhà báo không thể bỏ qua. Những bi cảnh, những số phận thương tâm cứ trở đi trở lại trong phóng sự. Sở trường của phóng sự là soi sáng những góc khuất tối tăm để gặp gỡ những mảnh đời bất hạnh để mà cảm thông, sẻ chia, đánh thức lòng nhân ái của con người. Đời là câu chuyện không có đoạn kết, có biết bao cảnh tình đang rất cần phóng sự tìm đến để họ được sống trong sự cảm thông, thấu hiểu, sẻ chia hơn trong cộng đồng nhân loại.

Một phần của tài liệu thể loại phóng sự việt nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 79 - 85)