Cái tôi với giọng điệu phong phú

Một phần của tài liệu thể loại phóng sự việt nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 94 - 98)

5. Những đóng góp của luận văn

3.1.2. Cái tôi với giọng điệu phong phú

Cái tôi luôn gắn liền với giọng điệu, lí lẽ. Xuất phát từ đối tượng mà tác phẩm đề cập, giọng điệu phóng sự trong giai đoạn này rất riêng, sinh động và nhiều sắc thái tùy thuộc vào “góc bấm máy cuộc sống” của những nhà phóng sự. Có khi nghiêm túc, lý lẽ, hài hước, châm biếm và có khi lại tràn đầy cảm xúc. Đồng thời nó là yếu tố đặc trưng cho cái tôi trần thuật của tác giả trong tác phẩm, giúp ta nhận ra tác giả mà không cần diện kiến. Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm.

Qua giọng điệu ta có thể nhận thấy tất cả chiều sâu tư tưởng thái độ, vị thế, phong cách, tài năng cũng như sở trường ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sỹ. Viết về hiện tượng nhố nhăng trong xã hội như trong phóng sự Khi “đốc chó” lên ngôi, Vũ Hữu sự bằng giọng châm biếm đã bày tỏ thái độ phê phán quyết liệt: “Anh giàu chơi chó, anh nghèo nhờ nuôi chó mà khá lên. Với những anh này, bố mẹ ốm có khi còn chểnh mảng thuốc men, chứ “chàng” hay “nàng” chó mà hu hi là cả nhà xanh mắt, là cuống quýt, là héo người đi ngay – Con chó bây giờ là đầu cơ nghiệp, chó đẻ ra vàng, ra ti vi, tủ lạnh, ra đủ thứ,…” [27, tr.99]. Giọng điệu của nhân vật tôi luôn chứa đầy “sự nhức nhối của trí tuệ”. Nó hiện diện như một bản sao của chủ thể sáng tạo vừa thương đời, thương người như Vũ Hữu Sự qua Những gánh

hàng rong khi viết về kiếp người bán hàng rong: “Không thể bút nào, giấy

nghèo khổ. Mỗi miếng ăn của họ đều đẫm mồ hôi. Nhưng là miếng ăn tuyệt vời lương thiện” [27, tr.169], nhưng cũng vừa ghét đời, ghét cái cơ chế thị trường phát triển đã làm cho tâm hồn con người, vẻ đẹp truyền thống trong một cái Tết nhà quêhoen ố, dần bị lãng quên, Vũ Hữu Sự đã phải rất đau lòng khi chứng kiến cảnh: “Tết đến vợ chồng nó tính toán như con buôn: Nó phải dò la xem những thằng khác biếu cấp trên những gì. Rồi dự tính thu tiền mừng cấp dưới bao nhiêu, mình phải “chi lên trên” bao nhiêu” [27, tr.271]. Nhân vật tôi thông qua giọng điệu giàu lý lẽ, lập luận tỉnh táo của lý trí nhằm truyền đạt cái nhìn thẩm định hiện thực của người cầm bút. Giọng điệu ấy vừa xuất phát từ điểm nhìn chủ quan, vừa khách quan thông qua tần số đối thoại theo nhiều chiều, nhiều hướng có thể đem lại “cảm xúc đối nghịch” trong giọng điệu trần thuật. Trong phóng sự Lụ man tang hay số phận những cô gái

có con ngoài giá thú, Huỳnh Dũng Nhân gặp gỡ và đối thoại với người trong

cuộc, những người khao khát được làm mẹ: “Anh cứ nghĩ mà xem, phụ nữ không sinh nở như cây không đơm bông kết trái. Chúng tôi là phụ nữ, thèm được cái quyền làm mẹ… Mà ở vùng cao “ba xu một mớ đàn bà” – đàn ông đàn iếc chả thèm dòm ngó đến chúng tôi nữa. “Tối ăn khoai đi ngủ, sáng ăn củ đi làm, ngẩng lên thấy núi, cúi xuống thấy đèo”… ai lấy mình cho khổ. Nghĩ mà cực anh ạ, bữa cơm một mình ngồi một mâm, ngồi bên nào cũng lệch” [17, tr.173]. Với giọng trần thuật nhẹ nhàng, mộc mạc của tác giả thông qua lời đối thoại của nhân vật đem lại cho ta cảm xúc bùi ngùi, đầy thương cảm cho khát vọng nhân bản, thiêng liêng của người phụ nữ nhưng đồng thời ta cũng có cảm giác lo lắng cho những hậu quả về sau của hiện trạng “lụ man tang” này. Đó là nỗi cực nhọc của người phụ nữ phải vừa làm mẹ vừa làm cha và sự trưởng thành của những đứa trẻ không cha ấy có được trọn vẹn đến nơi đến chông hay không. Ta lại bắt gặp giọng điệu trần thuật qua lối đối thoại nhiều chiều, đa tuần suất của Vũ Hữu Sự trong Hàng mã – nghề hái ra tiền,

theo như lời anh Sính, nhân vật chính trong truyện thì hàng mã có rất nhiều loại: “Đây là tiền dành cho dân quê, dân nghèo đói, với loại người nghèo tiền dương gian này, thì tiền âm phủ phải rẻ, in ấn thế nào cũng được” và “trừ tất cả mọi chi phí, một triệu mình được từ ngàn rưỡi đến hai ngàn. Kể ra chẳng đáng bao nhiêu, nhưng mà sống được là ở loại tiền này”. Thuận theo tâm lí của con người: “Càng nghèo đói càng cầu cúng khỏe” thế nên “vì sao bây giờ tiền âm phủ bây giờ lại tràn ngập các sạp hàng từ nông thôn đến thành thị. Mỗi năm ước tính có hàng ngàn tấn giấy đốt ra tro” [28, tr.86]. Giọng trần thuật rành mạch nhưng ẩn đằng sau là thái độ không đồng tình cho những mê tín quá đà khiến con người vung tiền hoang phí.

Nhân vật tôi trong phóng sự luôn nhập cuộc, vượt lên sự kiện để bình giá, thẩm định, có chính kiến để tạo cho mình giọng điệu riêng, bản sắc riêng cho những đứa con tinh thần của họ. Trong phóng sự hiện đại, giọng điệu bộc lộ qua sắc thái biểu cảm như: từ ngữ, cách tổ chức câu chữ, giọng văn và có mối liên hệ trực tiếp với bản sắc và vai trò của nhân vật trần thuật. Giọng điệu là sự mở rộng của cảm hứng, tiết tấu, của cảm xúc và sự phân tích xác đáng thấm đậm tính nhân đạo, lòng vị tha là không có giới hạn. Mỗi một phóng sự phải có một giọng điệu riêng để phù hợp với “vùng hiện thực” mà tác giả đề cập. Có thể là giọng điệu dân dã mộc mạc trong những trang viết miêu tả, lý giải, cắt nghĩa hiện thực, cuộc sống sinh hoạt. Giọng điệu này phổ biến ở các đoạn miêu tả, kể lại hay bình luận, đánh giá giúp tác giả trần thuật một cách dễ dàng với lời văn gần như văn nói khi viết về cuộc sống vất vả của người dân. Ta dễ dàng tìm thấy giọng điệu này trong các phóng sự của Huỳnh Dũng Nhân như Cao Bằng mùa hạt dẻ, tác giả cứ trải lòng mình mộc mạc, chân tình: “Mảnh đất truyền thống cách mạng Cao Bằng đang vật lộn, xoay xở để tự nuôi mình. Thị xã Cao Bằng là một trong những nơi nghèo nhất mà tôi đặt chân đến” khi rời Cao Bằng, tác giả không khỏi nghĩ suy: “Cao Bằng với một

bịch hạt dẻ trong túi hành lý. Quá ít để làm quà. Nhưng quá nhiều để ước mơ. Ngày xưa cô bé Lọ Lem chỉ cần có ba hạt dẻ là đủ để mơ ước cho cả cuộc đời” [15, tr.65], với sự trải nghiệm trong Hai giờ dưới lòng đất là: “Tôi đã thấy tận mắt vài trường hợp có đôi ủng rách, đôi tay trần ứa máu trong than đá, vắt xôi đậu cứng quèo gọi là bồi dưỡng giữa ca, thùng nước vẫn đục bụi than, một chiếc nút áo đứt tung phải buộc tạm bằng dây mìn… Tôi đã tạm hiểu thế nào là cuộc sống của những người ăn trên than, đi trên than, ngủ trên than, lam lũ suốt ngày mà hai bàn tay họ không có một tài sản gì giá trị” [17, tr.70]. Giọng trần thuật dung dị nhưng rơi vào lòng độc giả bao nỗi cơ cực, vất vả của những người lao động. Cũng có khi giọng điệu đôn hậu, ấm áp, chân tình. Đây là giọng điệu ẩn mình bên trong câu chữ. Giọng điệu này thể hiện rõ một tình cảm thiết tha, một tấm lòng đôn hậu, sự thông cảm sâu sắc với những số phận éo le, bất hạnh của nhà văn. Đó là những trang văn viết về cuộc sống hẩm hiu, duyên phận éo le,… Tôi đi bán tôi của Huỳnh Dũng Nhân: “Dường như tất cả những chàng trai lực điền ấy đều cam chịu số phận làm thuê. Khát vọng sống của họ tồn tại được từ hình ảnh vợ con đang chờ đợi chén cơm họ mang về. Họ có thể nhẫn nhục bỏ qua mọi bất công đối với mình để có “hai ngàn đồng mua được bốn bò gạo ăn cả ngày” [17, tr.112]. Không thể vắng giọng điệu khắc khoải xót thương cùng với cái nhìn cảm thông, đồng cảm, chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh như Nỗi đau không

của riêng ai, Huỳnh Dũng Nhân đã ghi lại giây phút đau lòng của những

người chứng kiến người thân bị tai nạn: “Người mẹ trẻ ấy hôm nay đã trở thành góa bụa. Đứa bé ấy mồ côi đúng hôm cháu ra đời. Sự thật mới tàn nhẫn làm sao” [15, tr.104]. Nguyễn Quang Vinh bằng cái nhìn đầy lòng nhân ái qua

Phận gái, đời sông: “Sông Lam vẫn rứa, vẫn xanh rứa, vẫn yên ả rứa và cả

cây cầu Bến Thủy kia nữa, lực lưỡng vắt qua dòng sông. Nhưng có hai thân phận, hai phận đời với bao nỗi gian truân đã nhiều năm qua khỏa tay xuống

dòng sông này vớt những xác chết nổi trôi không toan tính, không vụ lợi, chỉ mong làm thêm một điều tốt trong cuộc đời” [18, tr.108]. Với những cây bút chuyên mảng khám phá cuộc sống đời thường thì giọng điệu trữ tình sâu lắng được tạo ra bởi những triết lý đậm chất thế sự, nhân tình thế thái luôn xuất hiện dày đặc. Quan sát tinh tế khi có cuộc Hành trình đến xứ sở Hansen, Huỳnh Dũng Nhân nhận ra rằng : “Tôi rưng rưng khám phá ra rằng chính nơi đây tình người trở nên bao la nhất” [17, tr.167]. Khi ghi lại cảnh Vượt lên số phận, Xuân Quang thấy cuộc đời đẹp hơn: “Chứng kiến hạnh phúc bình dị mà sâu sắc của họ, tôi chợt nhận ra rằng, nếu biết hy sinh cho nhau con người vẫn có thể hạnh phúc ngay cả lúc tuyệt vọng nhất” [18, tr.96].

Giọng điệu phong phú ẩn đằng sau tâm hồn giàu cảm xúc của cái tôi trong phóng sự là một trong những biểu hiện của tính văn học trong phóng sự thông qua cách hành văn. Giọng điệu là cách thể hiện đa dạng, sinh động thái độ của tác giả trước sự thật mà qua đó tác giả có thể đề xuất, trình bày những ý kiến chủ quan mà vẫn không tạo cảm giác cho sự áp đặt. Mỗi giọng điệu bộc lộ những cung bậc cảm xúc khác nhau của tác giả.

Một phần của tài liệu thể loại phóng sự việt nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)