Ngôn ngữ giàu chất văn học

Một phần của tài liệu thể loại phóng sự việt nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 108 - 112)

5. Những đóng góp của luận văn

3.3.1. Ngôn ngữ giàu chất văn học

Việc sử dụng ngôn ngữ thấm đậm chất văn học trong phóng sự - vốn là thể tài báo chí – sẽ giúp tác giả diễn đạt trọn vẹn cảm xúc nội tâm, nâng cao chất lượng phóng sự. Ngôn ngữ giàu chất văn học tức là ngôn ngữ đó phải là ngôn ngữ có tính biểu cảm, mang tính thẩm mỹ. Những đặc điểm đó được thể hiện thông qua cách hành văn của tác giả, ngôn ngữ của tác giả, nhân vật. Điều quan trọng là từ những sự việc tai nghe mắt thấy được tác giả thể hiện trong tác phẩm phải làm sao truyền đến độc giả những nghĩ suy, cảm xúc, những trăn trở vui buồn.

Ngôn ngữ giàu chất văn học được sử dụng trong phóng sự giai đoạn này thể hiện qua cách dùng câu chữ ngắn gọn, từ ngữ chính xác, gợi cảm cùng sự sắp xếp các chi tiết, dữ kiện một cách hợp lý khi tường thuật, miêu tả. Đó là cách tạo nên những chi tiết đắt giá trong tác phẩm. Cũng như Huỳnh Dũng Nhân trải qua Hai giờ dưới lòng đất đã tường thuật lại bao nỗi cơ khổ của công nhân khai thác mổ với những chi tiết sinh động: “Tôi đã thấy tận mắt vài trường hợp có đôi ủng rách, đôi tay trần ứa máu trong than đá, vắt xôi đậu cứng quèo gọi là bồi dưỡng giữa ca, thùng nước vẩn đục bụi than, một chiếc áo bị đứt tung phải buộc tạm bằng dây mìn” [17, tr.13]. Không xây dựng hình tượng hoàn chỉnh của những người thợ mỏ có cuộc sống đầy vất vả mà thông qua sự quan sát tinh tế, tác giả đã ghi lại những chi tiết tuy nhỏ nhưng chứa đựng sức nặng thông tin. Chỉ bấy nhiêu cũng đủ cho ta hình dung rõ ràng, đầy thương cảm cho những con người nơi mỏ than Mông Dương (Quảng Ninh). Hay như Vũ Hữu Sự đã ghi lại cảnh cực nhọc của cửu vạn trong Những kẻ

lưng trần biên giới một cách sắc nét: “Thế là cái dòng lũ lượt hàng hóa không

biết là mấy ngàn mấy vạn tấn của cả hai luồng hàng xuôi ngược trên ngót nghét dăm cây số trồi trụt những dốc đèo này đều trôi trên những đôi vai, những tấm lưng nhầy nhụa một thứ cao ngào bằng bụi và mồ hôi của đội quân cửu vạn” [28, tr.24].

Ngôn ngữ giàu chất văn học sử dụng trong phóng sự phải được sử dụng sao cho linh hoạt, sinh động, giàu hình ảnh và tạo nên dấu ấn tác giả sâu đậm trong lòng người tiếp nhận. Như Vũ Hữu Sự đã so sánh sức nặng của cơm áo gạo tiền đã ghì chặt đôi lưng của những cuộc đời cửu vạn trong Những kẻ

lưng trần biên giới: “Miếng sống đè lên vai họ nặng nề như ngọn ngũ hành

sơn của Đức phật Như Lai đè ép năm trăm năm lên mình Tôn Ngộ Không” [28, tr.28]. Và Nguyễn Quang Vinh qua phóng sự Mỗi ngày một vạn bước

chồng già ngày đêm giữ gìn vẻ đẹp cho khu Hoành Sơn Quan: “Làm cái chi mà trong bụng mình thấy vui là làm rứa thôi” [29, tr.33], thế là họ: “Đi là đi. Bước là bước. Một vạn hay mấy vạn đã đi là tới thôi, tính toán làm chi” [29,tr.34].

Để tăng cường những phẩm giá văn học trong tác phẩm phóng sự, tác giả hoàn toàn có thể sử dụng một ngôn ngữ thấm đậm chất văn học với những biện pháp tu từ, ẩn dụ, so sánh như: vết lăn, vượt cạn, thành phố Cảng, xứ sở Hansen,... Đó là ngôn ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc nhằm hạn chế tính khô khan, lập luận mang tính chất thông tin của phóng sự khi tác giả cần bày tỏ quan điểm, thái độ trước thời cuộc. Khi có dịp ra thăm lính đảo Trường Sa, trước khi miêu tả lại cuộc sống khắc nghiệt mà những người lính nơi đây phải đối diện, Huỳnh Dũng Nhân với trái tim giàu rung đã vẽ lại bức tranh kỳ vĩ của biển cả đại dương: “Biển là một tác phẩm thiên nhiên tuyệt vĩ. Không có màu xanh nào của các họa sĩ có thể nói đúng cái màu xanh của biển, muôn màu mà không pha tạp, có lúc chỉ thấy biếc, thấy thuyền, thấy thẫm, có lúc trong vắt đến thấy sờ sợ, đến hoang mang trước tạo hóa” [17, tr.87]. Đôi khi ông dùng thứ ngôn ngữ có tính tạo hình: “Con đầu đàn đi cuối. Thường thì bốn con sói chia nhau bao vây một con bò theo chiến thuật “mãnh hổ nan địch quần hồ”. Nếu phải rượt đuổi một con bò khỏe mạnh trên đường dài, một con sói sẽ làm nhiệm vụ tiếp tế nước. Nó nhúng mình xuống suối rồi chạy theo bầy. Mấy con sói mệt và khác sẽ liếm vào lông ướt của nó cho đỡ khát, rồi truy kích tiếp mấy con bò tận số” [17, tr.133].

Chức năng chính của phóng sự xét chung ở hai bình diện văn học và báo chí thì nó giữ nhiệm vụ phản ánh – thông tin – thẩm mỹ. Thông qua ngôn từ, ngữ điệu mang hình ảnh sinh động, giàu cảm xúc, tác giả mới có thể truyền đạt đến bạn đọc suy nghĩ, cảm xúc, nhận định của mình để họ chia sẻ với những trăn trở, day dứt, những vui buồn, những trách nhiệm, những câu hỏi

chưa có câu trả lời cùng tác giả. Nó tác động một cách tích cực, hiệu quả nhất đến lý trí và trái tim độc giả. Khơi dậy trong họ lương tri, tình thương nhân loại, niềm đồng cảm sâu xa giữa người với người vươn tới xã hội nhân ái, trong sáng, giàu đẹp hơn. Cũng như nỗi niềm của Vũ Hữu Sự khi chứng kiến thực trạng nghiện ngập ở Hòa Bình, nơi “cửa ngõ Tây Bắc”, sẽ là nỗi băn khoăn, trăn trở chung của mọi người: “Bình thường lử khử, co ro dúm dó như cò bợ phải giời mưa, những lúc cơn nghiện nổi lên thì hơn cả kẻ cướp” [28, tr.126], hay trong Voi ơi ta bảo voi này, Huỳnh Dũng Nhân không khỏi băn khoăn: “có lẽ tôi cũng sẽ như anh thanh niên nọ, im lặng, đăm chiêu nhìn vào cánh rừng Bình Châu xơ xác với những thân cây đổ ngang và cháy xém. Xuyên Mộc còn đâu những cánh rừng già cây lớn mấy người ôm mà 17 năm trước tôi chứng kiến? Để bây giờ? Một chiến dịch bảo vệ môi trường lớn và quy mô đến mức con người phải tự nhìn lại mình. Rừng cấm quốc gia mà tiêu điều trơ trụi như thế là tại vì đâu?” [17, tr.217].

Chất văn chương là công cụ đắc lực nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề được nêu ra, từ đó truyền đến bạn đọc suy nghĩ, cảm xúc, nhận định của tác giả, hấp dẫn độc giả hơn. Đây là thế mạnh của phóng sự, nó được đón nhận nồng nhiệt, lưu giữ và in lại trong lòng người đọc rất lưu, mang giá trị bền vững. Phóng sự - mở rộng và đi sâu vào ngóc ngách nhân văn mặt trái mặt phải của vấn đề trong cuộc sống muôn mặt đời thường. Nhiều nhà báo viết được phóng sự nhưng muốn thành người viết phóng sự hay cần thiết phải có chất văn chương. Cũng như trong phóng sự cần thiết có những trích dẫn các tục ngữ, thành ngữ, sao cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng, giá trị của phóng sự bởi sự đúc kết cô đọng một cách tinh tế. Các thành ngữ, tục ngữ giúp dân dã hóa lời văn, mặt khác chứng tỏ người kể chuyện rất am hiểu sự kiện, con người bởi thành ngữ, tục ngữ không thể dùng tùy tiện mà phải hợp người, hợp cảnh. Chẳng hạn, thành ngữ được sử dụng với mật độ dày đặc để

đưa đẩy, rào đón, hoặc diễn đạt cho sinh động. Trong các phóng sự của Huỳnh Dũng Nhân, Vũ Hữu Sự, Xuân Ba đều xuất hiện thành ngữ, tục ngữ như: “tháng ba bà già đi biển”, “tối ăn khoai đi ngủ, sáng ăn củ đi làm, ngẩng lên thấy núi, cúi xuống thấy đèo”, “chôn nhau cắt rốn”, “đồng tiền khó là đồng tiền khôn”, “đoạn trường ai có qua cầu mới hay”, “con gà tức nhau tiếng gáy”, “thay da đổi thịt”, “hậu sơn tiền thủy”, “việc người thì làm ngay, việc mình thì làm ngơ”,... Huỳnh Dũng Nhân đã thành công trong việc khéo léo tạo ra những chệch chuẩn mộc mạc, gần với văn học: “Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia rượu vẫn còn trơ trơ”, “nhậu thì nhậu mà thương thì thương”, “có anh ba Nhân, vốn thiệt nông dân, ăn nhậu ỳ xèo mà cũng làm phóng viên”... Điều này đã tạo nên nét hấp dẫn trong phóng sự của Huỳnh Dũng Nhân. Tác giả sáng tạo từ cái cũ nhưng vẫn thổi vào được một sự mới lạ, hấp dẫn, khiến người đọc phải bật cười nhưng rồi cũng phải nghĩ suy thật nhiều.

Phóng sự thời đại nghiêng về báo chí hơn văn học, vì phóng sự là một thể tài báo chí, thuộc phạm trù báo chí. Và văn học không của riêng ai, văn học thực hiện được việc diễn tả nội tâm cảm xúc của tác giả. Dùng bút pháp văn học cho thể loại phóng sự với một liều lượng nhất định hợp lý thì nó nâng chất lượng phóng sự.

Một phần của tài liệu thể loại phóng sự việt nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)