Những bất công trong quản lý đời sống

Một phần của tài liệu thể loại phóng sự việt nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 50 - 59)

5. Những đóng góp của luận văn

2.1.2. Những bất công trong quản lý đời sống

Không chỉ trong sản xuất nông nghiệp mà trong đời sống vẫn tồn tại rất nhiều những bất công.Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI với chủ trương nói thẳng, nói thật đã tạo cơ sở hiện thực quan trọng cho phóng sự phát huy những ưu thế vốn có của thể loại. Trong bối cảnh mới ấy cho phép những người cầm bút nhìn nhận những sự thật của đời sống một cách trực diện, mạnh dạn và thẳng thắn hơn về những số phận, những sự việc, những vấn đề mà thời kỳ trước ít có điều kiện nói tới. Chính thế, có những sự thật tiêu biểu, điển hình đến mức hầu như tác giả không cần phải tô vẽ gì thêm nữa. Đó là những hoàn cảnh, những số phận điển hình trong loạt phóng sự Cái đêm hôm

ấy đêm gì (Phùng Gia Lộc), Lời khai của bị can (Trần Huy Quang), Người

đàn bà quỳ (Trần Khắc), Tiếng kêu cứu của con chim gõ kiến (Trúc Chi –

Công Thắng),…

Báo Văn nghệ, một trong những tờ báo đi tiên phong trong lĩnh vực đấu tranh chống tiêu cực vào những năm cuối của thập niên 80, đã liên tiếp đăng nhiều phóng sự, ký, truyện ngắn (Cái đêm hôm ấy đêm gì, Người đàn bà quỳ,

Lời khai của bị can,…). Những phóng sự này có tác dụng to lớn của báo chí trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chống tiêu cực, xây dựng một xã hội mới công bằng, dân chủ, văn minh. Những người viết phóng sự trong không khí cuộc chống tiêu cực bấy giờ rất căng thẳng. Thời kỳ ấy, bên cạnh mối quan hệ huyết thống còn mối quan hệ ràng buộc khác mà người ta luôn đặt lợi ích cá nhân của mình lên trên hết.

Tác phẩm Cái đêm hôm ấy đêm gì của Phùng Gia Lộc ra đời ở ngay tòa soạn báo Văn nghệ. Phóng sự tái hiện lại cuộc đời cơ cực của người nông dân xã viên và đã được dư luận cả nước đón nhận xôn xao. Lần đầu tiên một sự thật đen tối, thối nát, chà đạp quyền sống và nhân phẩm con người được phơi bày trực diện, phanh phui trước bàn dân thiên hạ. Đây là cuộc đấu tranh tư tưởng, đấu tranh đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, dám nhìn dám nói lên sự thật mà những năm trước 1987 báo chí ít khi đề cập đến. Thể loại phóng sự trong giai đoạn này đã được khôi phục đúng lúc góp phần không nhỏ tạo nên chuyển động xã hội quan trọng của đất nước khi bước vào công cuộc đổi mới. Chính sức vang và quan trọng hơn cả là giá trị sâu sắc mà phóng sự Cái

đêm hôm ấy đêm gì góp mặt trên văn đàn văn học và báo chí lúc bấy giờ nên

nó đã được xem như một tác phẩm văn học và in trong Tuyển tập 101 truyện

ngắn hay Việt Nam, thế kỷ XX (3 tập, 2.000 trang, Nxb Hội Nhà văn, 1999).

Tác phẩm mô tả lại một đêm kinh hoàng thu vét thóc của bà con nông dân tại xã Xuân Tín – Thọ Xuân – Thanh Hóa vào đêm 26/11/1983. Mùa màng thất bát, hợp tác xã trì trệ, làng quê đói nghèo xơ xác nhưng “dịch” thu vét thóc vẫn mở ra, trống thúc loa gọi suốt ngày đêm. Người đứng đầu tỉnh Thanh Hóa khi đó được khen chỉ đạo sản xuất giỏi, nộp ra Trung ương 10 vạn tấn lương thực. Nhờ thành tích xuất sắc này ông ta từ Ủy viên dự khuyết lên Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Nhưng cái tội lớn của ông ta là để xảy ra nạn đói thì không thể giấu được đối với người dân Xuân Tín –

Thanh Hóa, cụ thể hơn trong đó là gia đình người viết. Xảy ra thực trạng trên là do khâu quản lý đời sống lẫn nông nghiệp dẫn đến dân trí không được nâng cao, nông thôn không được dân chủ hóa cùng với những tiêu cực của những quan chức cấp trên.

Cái đêm hôm ấy đêm gì của Phùng Gia Lộc cũng chính là câu chuyện thương tâm của “mẹ mình, vợ con mình, hàng xóm mình”. Gia đình phải nộp sản trong lúc “đàn con đói xanh đói trong” [3, tr.178] và người mẹ già “phát phù phát nề, vàng lá úa” [3, tr.178]. Một sự thật trần trụi đến nao lòng mà ta cứ ngỡ như nó chỉ tồn tại duy nhất một lần trong những tác phẩm của ông vua phóng sự đất Bắc. Thời khắc, nguyên cớ thúc đẩy ngòi bút của tác giả không thể nào khác hơn là vào “đêm nay” đồng nghĩa với “đêm đồng khởi” thu sản, tổng vét cả xã mà “họ sẽ đổi chéo, công an và dân quân đội này về đội kia, vét bằng hết. Vì đội 12 này là nặng gánh nhất, nên họ sẽ điều về đây những tay cứng cựa” [3, tr.173]. Một sự thật tàn nhẫn của những con người không còn tình người, họ chỉ biết họ: “… gần mười hai giờ khuya,... Bỗng tiếng kẻng gõ giục giã liên hồi. Kẻng khắp xã: từ đội 1 đến đội 15, như một sự bùng nổ dây chuyền. Tiếng loa phóng thanh mỡ hết cỡ đọc bản tin, kế hoạch huy động lương thực của tỉnh và chỉ thị của Tỉnh ủy về công tác lương thực… Hoàng Văn Nhân, đội trưởng đội 12, đọc trên loa danh sách những nhà thiếu thóc chưa giao nộp cho hợp tác xã…Đèn đóm soi rừng rực ở các ngã đường… Có tiếng ông chủ tịch xã gọi các cán bộ về đội 12 hội ý… Ông trưởng công an xã Nguyễn Đình Định gào rát cổ trên loa, giọng giật giội gọi lực lượng dân quân, công an tăng cường về chi diện cho đội 12, tạo đà cho đội hoàn thành chỉ tiêu huy động… Tôi rùng mình nghĩ đội tôi là đội trọng điểm, nên cán bộ xã, hợp tác xã, vón cục cả về đây. Họ sẽ cho ra chục tấn thóc còn tồn sổ… Gần một giờ sáng, công an, dân quân đã ập đến các nhà nợ thóc. Tiếng chó sủa vang, tiếng lợn kêu èng ẹc như bị chọc tiết ở các nhà gần quanh,... Cứ bắt lấy cái xe

đạp! Phích, xô, bắt ráo… Cả bốn người cùng soi đèn khắp nhà, trong ngoài, dưới bếp, ngoài chái. Hai người tuôn soi cả trong vườn rau” [3, tr.176]. Họ không chút xót thương trước cảnh túng đói của người dân mà cứng nhắc, máu lạnh và bất chấp để thực thi lệnh nộp sản, lời cuả anh đầu tốp: “Đêm nay là đêm nay” [3, tr.180]. Thản nhiên trước cảnh đói kém, chúng mừng rỡ trên nỗi đau của người lao động. Chúng nhẫn tâm chà đạp lên quyền sống của người khác thì cũng đồng nghĩa với việc chà đạp lên chính nhân phẩm làm người của bản thân, điều đó càng bộc lộ rõ qua tiếng reo vui khi lục tìm thấy lúa

“A! Lúa! A! Lúa! Anh em ơi” [3, tr.181]. Tất cả những hành động, thái độ của những kẻ thu sản gợi lên trong ta không khí ngột ngạt một thời trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố). Chuyện của hôm nay, của thời đất nước ấm êm khiến ta giật mình nhớ đến chuyện của hôm qua. Phóng sự, “người thư ký trung thành của những vấn đề, những sự kiện” không thể im lặng trước những bất công như vậy.

Cùng một thực trạng đau lòng, trong phóng sự Lời khai của bị can, Trần Huy Quang đã dựng lại chân thực không khí ngột ngạt ở ngay thủ đô Hà Nội trong chiến dịch Z30. Thời mà người ta tịch thu tất cả những ngôi nhà mới xây, lý do là tiền đâu ra, hóa đơn mua nguyên vật liệu? Cho rằng là những đồng tiền bất chính, vật ăn cắp. Những người mang tài trí ra vật lộn để kiếm sống như ông Nguyễn Văn Chẩn, được phong là vua lốp, giàu nhanh chóng bằng chính tài năng, thì từ đó ông bị ra tòa tịch thu tài sản cho đến hàng chục năm sau ông còn kiện, vẫn không đòi được. Thời đó người ta không cho con người được quyền sống giàu có, phải nghèo giản dị như mọi người mới trong sạch không bóc lột. Vì sự ăn nên làm ra sau bao ngày trăn trở sáng chế từ “bút máy kiểu Trường Sơn không mác” đến “sản xuất nhựa vá săm” và cuối cùng là “lốp Quyết Thắng” mà cuộc đời ông trải qua bao lần lận đận, khốn cùng với ba lần tù tội. Lần thứ nhất: “Tòa án Hà Nội xử 30 tháng tù vì tội tàng trữ,

đầu cơ, sản xuất trái phép,…” [3, tr.303], lần thứ hai: “Đến đầu năm 1974, Công an Ba Đình lại đến khám nhà bắt người. Hàng họ, nhà cửa tan tác” [3, tr.305]…, lần thứ ba: “…giữa năm tám – ba, tai họa ập xuống. Lại khám nhà. Lại niêm phong”. Nhân vật Tôi đau đáu nhìn lại bước đường đã qua:Gần ba năm tù mà vô tội!” do phải sống trong “một thời chúng ta rất căm ghét những người giàu, dù họ giàu bằng sức lao động thực sự. Làm ăn phát đạt, nhưng chỉ phát đạt đến một giới hạn nào đó thôi, quá là sinh sự. Giàu thì phải có giới hạn, một giới hạn nghiêm ngặt, nhưng nghèo khổ thì không có giới hạn, được phép xuống tận cùng” [3, tr.306]. Trần Huy Quang mạnh dạn đề cập đến số phận của ông Chẩn, một số phận oan khuất không lối thoát do cơ chế quản lý hoạt động kinh tế cứng nhắc, không mở đường cho sự sáng tạo cá nhân, đẩy người lao động chân chính vào tù. Những ngòi bút làm nhiệm vụ “chuyên chở những vấn đề thuộc mặt trái của xã” như Trần Huy Quang đã vạch trần đúng lúc và kịp thời những bất công trong cuộc sống của con người. Bằng cả sự nhiệt tâm của một nhà phóng sự kết hợp với nhìn nhận có tính chất đúc kết những sai lầm của một thời trong Chuyện vui một cách nghiêm túc, Trần Huy Quang đã để cho nhân vật trong tác phẩm có dịp bộc lộ chính kiến của mình trong vấn đề quản lý của cấp trên với cấp dưới: “Cấp trên không ai chỉ tay năm ngón, mà chỉ tay một ngón, các bạn cứ nghiệm mà xem, một ngón thôi. Và một ngón là đường thẳng. Thẳng tuột từ trên xuống dưới, tất cả đều phải chạy trên đường ray. Anh sau chờ anh trước, chậm cùng chậm, nhanh cùng nhanh, thua lỗ cùng thua lỗ, nghèo cùng nghèo, nhắm mắt mà đi, anh nào linh hoạt, tháo vát làm khác là trật bánh” [3, tr.44].

Vẫn là những con người sống trong vòng bất công của xã hội nhưng

Người đàn bà quỳ của Trần Khắc là sự diễn tả lại cuộc đấu tranh khiếu kiện

gay gắt, quyết liệt dai dẳng qua nhiều ngày, nhiều cấp của người nông dân với ba tên cường hào mới ở một xã thuộc huyện Khoái Châu – Hưng Yên vào

7/12/1987. Tình cảnh đau khổ đến mức người dân phải quỳ xuống mà dâng lá đơn kêu cứu lên cấp trên. Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam đã phát lại nhiều lần Người đàn bà quỳ và khi đó không ít nơi, không ít người dân bắt chước, quỳ lạy đệ đơn đòi giải tỏa những oan khuất. Nguyên nhân chính từ tinh thần thiếu trách nhiệm, sự bao che của cơ quan cấp tỉnh, huyện. Do đó mà bọn xấu cấp xã mới được thể lộng hành đục khoét, áp bức nông dân. Cụ thể ở làng Tiền Đống. Tất cả những đổi mới lớn lao ở chốn làng quê hẻo lánh này đều gắn với tên tuổi ông Chẩu - bí thư đảng ủy, ông Thực - chủ tịch ủy ban, ông Bần - trưởng công an. Đây là ba tên cường hào. Như lời bà Khang thì: “Cả làng này thù chúng nó” [3, tr.186]. Ba nạn nhân tiêu biểu là: Bà Khang, chị Ký, bác Sâm. Chúng lừa đảo bà Khang cho rằng đất của bà là “công điền thổ quốc gia” phải “quy hoạch” để xây dựng nông thôn mới rồi thừa cơ lấn chiếm đất ở của bà, xây dựng lên đó cái nhà hai tầng. Đau lòng hơn là trường hợp của chồng chị Ký, anh Lại Hồng Thi có ý định tố cáo Chẩu về tội bắt thủ quỹ đưa tiền tiêu nhưng không chịu ký giấy tạm ứng nên đã bị sát hại. Còn bác Sâm thì có thân nhân bị tù oan… Thế nên bà Khang quyết đi kiện và chứng kiến những kẻ có chức quyền ấy: “Ngồi tán chuyện dông dài nhưng có việc thì đùn đẩy cho nhau, đơn chạy vòng quanh. Không ít người lên mặt hoạnh họe và kêu đủ mọi khó khăn để chúng tôi phải biết ơn họ, vi thiềng họ” [3, tr.197]. Nhưng đây là thực trạng: “Không riêng một làng, một nhà máy, mà cả nước phải đồng tiến, đấu tranh, đổi mới, bắt tay vào những việc cần làm ngay nhiều như núi” [3, tr.205].

Những nỗi oan khiên trong cuộc sống không dừng lại ở một nơi, một số phận mà nó là số nhiều đang hiện diện trên đất nước giai đoạn sau 1986.

Tiếng kêu cứu của con chim gõ kiến của Trúc Chi - Công Thắng phản ánh vụ

án Đoàn Thị Thuận, vụ giải tỏa nhà dân đường Ngô Quyền ở thị xã Tuy Hòa… Bọn cơ hội bè phái đang đầu cơ sự nghiệp chính trị trên nỗi khổ đau và

tang tóc của nhân dân. Nhân dân mới chính là nạn nhân của tệ nạn này không phân biệt phe nào, phía nào, xã nào, huyện nào, tỉnh nào, miền nào. Như thực tế phơi bày trong tập phóng sự thì hơn 10 năm nay, một số tỉnh miền Bắc và suốt một dãy miền Trung ven biển, nạn bè phái, óc địa phương hoành hành dữ dội như một nạn dịch, làm băng hoại, đầu độc bầu không khí chính trị xã hội, gây biết bao thiệt hại về kinh tế và thảm trạng cho nhân dân. Hơn lúc nào hết, bấy giờ báo chí không phải chỉ truyền đạt một chiều những gì từ trên xuống mà còn phải đưa tâm nguyện của người dân lên trên để bớt dần những nỗi oan khiên.

Những bất công của nạn lạm dụng chức quyền vừa nêu trên là bè nổi của đất nước, lẫn vào sâu bên trong thì vẫn còn những hủ tục, những khó khăn kinh tế ở những vùng quê heo hút. Đây vốn là những vấn đề thuộc sở trường của các cây bút như Vũ Hữu Sự, Huỳnh Dũng Nhân và chúng được khai thác ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Vấn đề tổ chức cưới xin đã được Vũ Hữu Sự phản ánh sinh động, am hiểu trong Thầu cỗ: “Cưới xin vẫn là một trong bốn việc lớn nhất của một đời người (lấy vợ, sinh con, làm nhà, dựng vợ gả chồng cho con cái)” [28, tr.11], bởi thế người ta đã không ngại chi trả vào việc “cưới xin” cho những “người thầu cỗ” để làm rạng rỡ gia đình. Thừa cơ ấy mà những người thầu cỗ đã thu lại siêu lợi nhuận thông qua những thao tác nghiệp vụ tinh vi của họ. Cũng như họ tộc là vấn đề mà ta không thể không nhắc đến trong quá trình sinh thành của vùng đồng bằng Bắc Bộ, đó vừa là truyền thống tốt đẹp nhưng đồng thời cũng bộc lộ những lạc hậu, không phù hợp cần được nhìn nhận, đánh giá để lưu truyền một cách tốt đẹp nhất. Trong

Lưu thủy, Vũ Hữu Sự đã ghi lại vấn đề một cách tỉ mỉ, sâu sắc từ nguyên cơ,

gốc nguồn của nó. Tác giả lí giải “lưu thủy nghĩa là nước chảy” cũng như “con người không chết. Ngay cả sau khi đã trả lại thân xác mình cho đất thì họ vẫn tiếp tục hiện diện với đời thông qua con cháu, như một dòng nước

chảy mãi, chảy không cùng trong một thời gian không cùng”[28, tr.37], trong quan hệ dòng họ đó thì việc nối dõi tông đường là một việc hệ trọng cả đời người, “tàn dư ấy còn khá nặng ở nông thôn và hiện tại đang khởi sắc trở lại” [28, tr.37]. Tác giả khẳng định: “Vấn đề dòng họ vẫn là vấn đề lớn nhất ở nông thôn Việt Nam”, khi “mô hình hợp tác xã, bỗng chốc chỉ còn là hình thức. Hợp tác thế có nghĩa là sự trợ giúp của tập thể không còn. Cộng thêm sự tàn lụi của mạng lưới bảo hiểm bao cấp của nhà nước: y tế, trường học” dẫn đến “cuộc sống bị xáo trộn dữ dội. Cơ chế thị trường xoáy vào nông thôn như một cơn lốc, giật người dân ra khỏi nếp sống bình lặng với mối quan hệ bình lặng cũ, nặng về tình nghĩa kiểu “tắt lửa tối đèn có nhau” làm những giá trị tinh thần mà chúng ta dầy công xây đắp bị lung lay, chao đảo. Những tiêu cực xã hội kéo dài làm lòng tin rạn nứt”. Ngay lúc ấy thì: “Quan hệ họ hàng trở

Một phần của tài liệu thể loại phóng sự việt nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 50 - 59)