Cái tôi bình dị và hào hoa

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ quang dũng (Trang 30 - 34)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Cái tôi bình dị và hào hoa

Quang Dũng là người rất bình dị trong cuộc đời. Nhiều người bạn nhận xét về ông: “Dũng mà rất hiền, rất lành (...), chữ lành để nói về ông mới thật sự đủ nghĩa và thỏa lòng” [48, tr. 323]. Lối sống của ông thật giản dị. Ông biết tìm thấy niềm vui và sự thỏa mãn tột cùng trong những cái bình dị, đơn giản nhất. “Đặc sản” khoái khẩu nhất của Quang Dũng, như nhà văn Thanh Châu nhớ lại là “khoai lang hàng bà cụ phố Tuệ Tĩnh, kẹo vừng ông lão

ngồi cửa chợ Hôm, quán cơm đầu ghế bất kể chợ nào, quán nước chè tươi...” [100, tr. 70].

Quang Dũng có ngoại hình cao lớn “vai năm tấc rộng, thân mười thước cao” nhưng đi đâu ông cũng như muốn thu mình lại. Là người thuở nhỏ quen khá giả nhưng ông lại học được tác phong sống rất bình dân, cực kì dễ hòa đồng ở mọi nơi, mọi lúc. Ông không bao giờ muốn trông khác những người xung quanh. “Sự nổi danh, sự lưu danh có phần xa lạ với Quang Dũng lúc sinh thời (...). Ông sống, theo đúng cả nghĩa đen của nó không phải với cao lương mĩ vị mà với mắm muối, tương cà, lều tranh quán lá, kể cả sự chịu đựng cái đói mà không phải nhiều người trong chúng ta đã trải” [48, tr. 323]. Ông sống gần gũi, hòa lẫn vào nhân dân lam lũ, trong bình dị đời thường. Thậm chí ông có thể hòa đồng, chia sẻ cả với những người ăn mày chùa Bà Đá (Hà Nội).

31

Quang Dũng sống bình dị nhưng trong cái bình dị ấy đã ẩn chứa chất hào hoa phong nhã của một tâm hồn nghệ sĩ. Tên tuổi Quang Dũng gắn với những thi phẩm Tây Tiến, Mắt người

Sơn Tây, Những làng đi qua, Đường trăng, nhưng ông cũng là tác giả bài hát “Bà Vì mờ

cao” với những nốt nhạc sâu lắng, tác giả của những tập truyện kí với phong thái riêng khó

lẫn, đồng thời lại hóa thân thành một họa sĩ trong những bức tranh phong cảnh. Con người đa tài, đa tình ấy thích “giang hồ ”, thích phiêu lưu. Quang Dũng hào hoa và cao thượng trong tình yêu. Cuộc đời lưu lạc, được nhiều người đem lòng yêu thương nhưng ông vẫn giữ trọn lời thề thủy chung với mối tình đầu, còn mối tình không thành thì xin hãy “giữ trọn tình người cho đẹp”..

Trong thơ Quang Dũng, chất hào hoa và chất bình dị hòa quyện làm một, nhiều khi không thể phân biệt. “Quang Dũng viết hồn nhiên và rất thật. Dường như anh chưa bao giờ dấu mình và càng không bao giờ dối mình trong thơ” (35, tr. 41). Thơ ông bình dị trong hình ảnh đời thường như “muối vừng”, “canh rau đay”, “chuối vườn”, “tiếng sung rơi”; lại cũng giản dị, chân thật trong những cảm xúc, từ sự dấn thân đầy hào khí của người trai trẻ: Chiến

trường đi chẳng tiếc đời xanh... đến những niềm vui, nỗi buồn của người lính trong Lính râu

ria, Quán nước. Sau này, khát vọng vượt qua mọi không gian chật chội của cuộc đời

trong Mây đầu ô cũng là điều rất thật. Có thể nói thơ ông “là thứ thơ mà người ta gọi là tự

phát (Spontané), cứ như anh không hề cố ý làm thơ” (Ngô Quân Miện). Nhưng cũng chính vì

thế, Quang Dũng nhiều lần làm người đọc xúc động với tình cảm trực giác, đầy rung cảm tinh tế của những câu thơ. Tâm hồn ông nắm bắt rất nhạy từ một áng mây, một mùi hương, một làn gió, một màu sắc, một âm thanh, một nỗi niềm để rồi lại phả vào đó cái nhìn của một họa sĩ và những thanh âm của một nhạc sĩ:

Gió heo nổi sớm, nắng thu về

Chuồn chuồn cánh mỏng lại bay đi

Rỡn từng ngọn cỏ may khô úa

Cánh nhạn tung trời thêu biệt li (Thu)

Thơ viết về mùa thu xưa nay nhiều. Nhưng Quang Dũng lại một lần nữa khiến tâm hồn ta xao xuyến trước những chi tiết thật tế vi mà cũng thật gợi cảm. Chất liệu không mới (gió

32

dường như vẫn có sức hút kì lạ. Từ một cánh chuồn chuồn nhỏ bé, mỏng manh trong gió heo may, trong nắng thu mà gợi lên cả một nỗi buồn, sự chia li...

Quang Dũng còn là một họa sĩ cho nên thơ ông thấm đẫm chất họa. Với “con mắt nghề nghiệp” tinh nhạy, ông phân biệt được ranh giới giữa các sắc độ đậm nhạt khác nhau mà mắt thường không nắm bắt được:

Nắng nửa sông xa mờ khí núi

Cánh hồng nhạt nhạt mây phiêu lưu

(Thu)

Ở những bức tranh nhiều màu sắc, ông phối màu thật “chuẩn”:

Sim mua tím đồi

Quanh quanh đường đỏ

Mờ mây Tam Đảo Sẫm dáng Ba Vì

Đồi nhung loang nâu Nương xa sém cháy Róc rách suối len Cuộn tròn trong vắt Bậc thang ruộng gặt Đá ong phơi vàng (Bắt tép kho cà)

Những câu thơ đọc lên đã thấy cả một vùng trung du tươi đẹp với các màu sắc đa dạng: tím, đỏ, nâu, vàng cùng nhiều thuật ngữ hội hoa: mờ, sẫm, nhung, loang nâu, sém

cháy. Người ta thường nhắc đến chất nhạc, chất họa trong thơ Quang Dũng nhưng ít ai biết với

hương thơm, ông cũng là người có biệt tài trong cảm nhận. Chẳng hạn cô hàng xén được Quang Dũng miêu tả:

33

Mái tóc em còn vương hương bưởi

Chân nhẹ nhàng còn dính phấn hoa

(Những cô hàng xén)

Cách miêu tả thật tài tình. Người con gái đã đi qua nhưng mái tóc vẫn vương hương bưởi, phấn hoa vào không gian và vào tâm hồn thi sĩ. Cùng với “Những cô hàng xén răng đen/

Cười như mùa thu toa nắng” của Hoàng Cầm,có lẽ đây là một trong những câu thơ hay nhất

về hình ảnh cô hàng xén ngày xưa.

Cái tôi bình dị và hào hoa của Quang Dũng còn thể hiện ở chỗ thơ ông dường như không có dấu vết của sự cầu kì, gọt giũa nhưng nhiều lúc vẫn đạt đến độ thăng hoa. Nhiều lúc ông đưa cả cái xù xì, khắc nghiệt của hiện thực vào thơ. Chẳng hạn:

Bàn tay như rễ cây

Bộ râu như bàn chải

(Lính râu ria)

Hàng của em chai lọ xác xơ nghèo

Tôi nhìn lại mảnh quần xưa đã vá

(Quán nước)

Nhưng thơ không vì thế mà rơi vào tầm thường khô cứng, trái lại đó là những chi tiết gây xúc động lòng người nhất.

Cái tôi Quang Dũng hào hoa trong cách cảm nhận đời sống và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên. Với bất kì phong cảnh thiên nhiên nào, Quang Dũng cũng có những cách rất riêng để nắm bắt cái thần của cảnh vật. Nhiều khi đó chỉ là những nét phác họa với một vài chi tiết nhỏ, ông làm người đọc giật mình bởi cái chất tinh tế, thần tình trong miêu tả cảnh vật. Chẳng hạn:

Cuối năm trên đường đi Bố Hạ

Tháng chạp mùa cam lửa đốm vườn

Bãi sỏi quanh co dòng nước chậm

Cheo leo cầu tạm vắt sông Thương

34

Quang Dũng bước vào cuộc chiến cũng với cái chất hào hoa vốn có sẵn trong tâm trí một lớp người trai trẻ vào Cách mạng, “cái chất hào hoa của người Hà Nội, và của cả xứ Đoài lại

chính là cái làm nên men say và chất lãng mạn mà con người rất cần cho những cuộc ra đi,

những cuộc lên đường” [48, tr. 325]:

Tôi hành quân lên đường

Ngày tháng nhớ chia ly

Đuôi mắt vời trông nếp áo

Em còn nghe tiếng hát

Tiếng báng súng chạm vào ca sắt

Và cánh sao bay trong lá quốc kì (Đường chiều thứ bảy)

Vì thế, cái hào hoa trong kháng chiến tỏa ra thành những “mơ”“mộng”, những bâng khuâng, mong nhớ, đợi chờ đồng thời cũng trở thành những khát khao dân thân, khát khao chiến đấu. Cái tôi ấy bước vào cuộc chiến không chỉ với súng, đạn mà còn có cả tâm hồn mơ mộng khác thường và những cảm nhận thật đẹp, thật tinh tế về cuộc sống. Cái chết của người lính cũng là sự thể hiện cao nhất cái tôi hào hoa trong chiến đấu:

Áo bào thay chiếu anh vê đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Đó không chỉ là cái chết mà còn là sự lưu danh vào bất tử, sự hòa nhập vào cái vĩnh hằng của thiên nhiên tổ quốc...

Tóm lại, cái tôi Quang Dũng có sự kết hợp tuyệt vời giữa vẻ đẹp chân chất, dân dã với vẻ đẹp tài hoa tinh tế. “Nhiều bài thơ anh, do vậy, đạt đến độ chân tài” [35, tr. 41] như cách nói của nhà nghiên cứu Mai Hương.

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ quang dũng (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)