Hình tượng quê hương tươi đẹp, gợi thương, gợi nhớ

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ quang dũng (Trang 54 - 61)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.3.Hình tượng quê hương tươi đẹp, gợi thương, gợi nhớ

Thơ Quang Dũng chan chứa tình cảm dành cho quê hương đất nước. “Trong thơ anh

thấy trào lên tình yêu quê hương, sự gắn bó với xóm làng, đồng ruộng, xứ sở. Anh có lần tâm

sự với bạn bè: mình cảm thấy trong mình có một “thằng bé nhà quê “ luôn luôn nhớ về làng

xóm, luôn luôn thèm khát được về quê” [76, tr. 13].

Quang Dũng đi nhiều, viết nhiều. Ông đi bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Đi chơi với Quang

Dũng là một cái thú” [99, tr. 69]. Trước khi gia nhập đoàn quân Tây Tiến, Quang Dũng đã

nhiều lần thực hiện những chuyến viễn hành. Sau Tây Tiến, Quang Dũng còn đi nhiều hơn nữa. Cách mạng đã tạo cho ông những chuyến đi. Nhưng đó không còn là những chuyến đi chất chứa nỗi “sầu vạn cổ” mà là đi để thưởng ngoạn vẻ đẹp của quê hương mình. “Quang Dũng có khả năng hòa hợp tuyệt diệu và rung động tinh nhạy với những chòm xóm, cảnh quê,

với cảnh đồng quê chân mộc, lam lũ nhưng cũng rất thơ mộng” [35, tr. 40]. Cảở những gì

giản dị nhất, Quang Dũng cũng làm ta vấn vương, lưu luyến:

Muối vừng hương thơm ngậy

Cua đồng canh rau đay Mâm cơm đến bữa

55

(Nhớ)

Trong thơ Quang Dũng có cả những “nồi cơm trộn sắn”, “canh rau đay”, “bát muối

vừng”, “tiếng sung rơi”, “bờ tre xào xạc”, “lúa rì rào”, “đào bưởi chín cây”. Quang Dũng

viết về những gì giản dị nhất của quê hương bằng cảm xúc hồn hậu mà tha thiết, dung dị mà cháy bỏng yêu thương. Những bức tranh quê trong thơ ông thường có thần thái, sinh động, kết hợp tự nhiên giữa màu sắc và âm thanh, tình và cảnh:

Róc rách suối len Cuộn tròn trong vắt

Sắn nương thơm thơm

Cầu thang ai hát Bậc thang ruộng gặt Đá ong phơi vàng

(Bắt tép kho cà)

Quang Dũng nhiều khi đắm mình vào vẻ đẹp của quê hương, say mê trong màu sắc bất tận của mùa màng, ruộng gặt:

Đường về quê hương mùa lúa chín

Chim ngói bay về thửa tám thơm.

Em đã đi về xem lúa gặt

Làng anh bừng sáng cả đường rơm.

Hình ảnh quê hương trong thơ ông vừa dân giã vừa rất mực tài hoa. Những cảnh quê thường được ông nắm bắt rất nhạy và đưa vào thơ tự nhiên như không có dấu vết của sự gọt giũa. Ông đã tạo nên được cái hôn của những bức tranh quê bằng cảm nhận tinh tế của chính mình:

Tu hú, tu hú Mùa vải ven bờ

Nơi quê hương trời xưa ấu thơ

56

Chân nhẹ nhàng còn dính phấn hoa.

(Những cô hàng xén) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình ảnh người con gái quê với mái tóc “vương hương bưởi” “chân nhẹ nhàng còn

dính phấn hoa” đủ làm nên sức quyến rũ của quê hương.

Quế hương trong thơ Quang Dũng thật ngọt ngào và êm dịu. Ông không chỉ miêu tả quê hương bằng màu sắc, âm thanh, hình ảnh mà còn gợi lên quê hương bằng hương vị. Thơ văn

ông “thoảng mùi hương quê mùa” [99, tr. 70]. Hương vị quê hương thật phong phú và gợi

cảm: “cơm đã thơm mùi”, “hương bưởi”, “thoảng mùi hoa lan nhè nhẹ”, “hoa lan vào ngõ

tối còn thơm”, “ngậy mùi cốm mới”, “thơm mùi lúa”, “phưng phức hương mùa”, “thửa tám

thơm”, “sắn nương thơm thơm”, “muối vừng hương thơm ngậy”... Ông làm cho chúng ta

thêm yêu quê hương bằng cách đánh thức cùng một lúc thính giác, thị giác và khứu giác của ta để đưa ta đến một cảm giác thật ngọt ngào, lan tỏa vào tận sâu trong trái tim mỗi con người. Làm sao không yêu, không quí những cảnh quê như thế này:

Đồng quê sẽ mãi thơm mùi lúa

Phưng phức hương mùa, thoảng ấm no

Xanh ngát xanh rờn hơi gió chạy

Thanh bình đôi điệu hát câu thơ (Một mùa thu tới)

Suy cho cùng, tất cả tình yêu quê hương đất nước của Quang Dũng là ở chỗ ông mong mỏi cho quê hương được ấm no, thanh bình. Chất nghệ sĩ lãng tử trong ông bao giờ cũng sâu thẳm và đằm thắm chất nhân văn của một con người. Quang Dũng nặng lòng với đất nước. Ông muốn hát lên những khúc ca về đất nước tươi đẹp. Nhưng tiếng hát ấy trước hết là những mong mỏi rất thật của một hồn người về quê hương hạnh phúc. Điều đó đã làm nên giá trị của thơ Quang Dũng cũng như làm nên sức sống của những bài thơ Quang Dũng giữa cát bụi thời gian. Quang Dũng đã viết và để lại cho chúng ta những cảm xúc đẹp ở cả hai khía cạnh: lòng yêu cái đẹp mang tính chất thẩm mỹ và sự trân trọng những giá trị sống mang tính chất nhân văn. “Quang Dũng đã cố gắng lột tả cho hết vẻ đẹp nồng hậu của quê hương Việt Nam với

những nét đặc sắc riêng không lẫn, góp cho thơ Việt Nam những bức tranh quê đằm thắm, xúc

57

Cũng giống như chàng kị sĩ xứ Đaghétxtan thuở nọ, đi đến đâu cũng hát mãi khúc ca về quê hương mình, người nghệ sĩ Quang Dũng dù lãng du, phiêu bồng vẫn không thôi nhớ về xứ Đoài mây trắng. Ông “Nhớ Sơn Tây hơn một mối tình”. Trong trái tim ông có một góc riêng, sâu thẳm, trong lành nhất dành cho núi Sài Sơn, dòng sông Đáy, đỉnh Ba Vì... Quê hương ông, làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây là một vùng đất đai cằn cỗi, nghèo khó. Người dân xứ Đoài có nhiều lí do để lưu lạc, tha phương. Nhưng dường như là một nghịch lí, càng đi nhiều thì họ càng nhớ nhiều, nhớ da diết mảnh đất quê hương. Quang Dũng không nằm ngoài số đó. Đất đai, sông núi xứ Đoài đã trở thành niềm ám ảnh thơ Quang Dũng. Những ngày phải xa quê, canh cánh trong lòng ông là một nỗi niềm nhớ mong khắc khoải về mảnh đất quê hương:

Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt

Chiều xanh không thây bóng Ba Vì

(Mắt người Sơn Tây)

Dù ra đi chiến đấu, ông vẫn đau đáu hướng về quê hương trong cảnh chiến tranh điêu tàn:

Mẹ ta em có gặp đâu không

Những xác già nua ngập cánh đồng

Tôi nhớ một thằng con bé nhỏ Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông

(Mắt người Sơn Tây)

Quê hương trong thơ ông là cả một nỗi niềm thương nhớ. Nỗi nhớ thương có khi không kìm nén được, bật ra thành tiếng kêu tha thiết:

Đất đá ong trong lòng giếng mát Ôi Sơn Tây, Sài Sơn yêu thương

(Nhớ một bóng núi)

Ông đã tạo nên cho xứ Đoài quê ông một nét riêng, không lẫn với bất kì làng quê nào khác. Xứ Đoài trong ông trước hết là cả “một miền mây” mà ông là “cánh chim lang

58

thanh cao nhất. “Miền mây” đó là quê hương ông - một quê hương được nhìn bằng nỗi lòng kẻ viễn xứ nên cũng được bao bọc trong vẻ đẹp thanh khiết và bồng bềnh của mây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xứ Đoài còn là dòng sông Đáy thanh bình, chảy hiền hòa giữa đôi bờ xanh tốt những bãi mía, vườn dâu, rặng nhãn:

Sông Đáy xuôi dài cồn cát mênh mông

Làng bên bờ xanh mía

Thoảng mùi hoa lan, hoa nhài nhè nhẹ

Tiếng nói xa dần

Chiều tím cuối mùa xuân

Sông nước trong xanh

Những bước chân tròn cát mịn

(Những cô hàng xén)

Nhà Quang Dũng ở ven sông Đáy, nhìn ra xa xa thấy bóng Ba Vì thấp thoáng. Cho nên, đi xa Quang Dũng vẫn “nhớ một bóng núi”. Ông không miêu tả Ba Vì với cái nhìn cận cảnh của một người lạ lẫm:

Núi Tản như con gà cổ đại

Khổng lồ mào đỏ thắp bình mình

(Huy Cận)

Tình cảm tự nhiên của một người con thân thuộc từ thời thơ ấu đã đưa thi nhân đến cái nhìn viễn cảnh, bàng bạc:

Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì

(Mắt người Sơn Tây)

Ba Vì tảng trán xanh

Thức với xứ Đoài mây trắng lắm

(Bất Bạt đêm giao quân)

Đỉnh núi Ba Vì mây trắng, dòng sông Đáy chảy chậm là hai hình ảnh quê hương tha thiết của Quang Dũng. Xa bóng núi ấy là xa một nguồn chở che thân thiết, xa dòng sông ấy là xa

59

một nguồn bồi đắp dạt dào. Quang Dũng đã nhiều lần tha phương, lưu lạc. Nỗi nhớ thương đau đáu khiến ông phải thốt lên: “Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm”. Chỉ một hình ảnh gợi cũng đủ làm nên nỗi nhổ quê nhà:

Những tàu cau

Đượm làm chi ánh nắng Mà sao lưu luyến người Ôi ta nhớ quê nhà

(Thu quê ai)

Xa quê, ông nhớ rõ đến từng chi tiết nhỏ của cảnh vật quê nhà:

Ngồi đây vời tưởng đường quê hương

Lúc đã xanh xanh mấy nẻo làng

Cốm đã thơm mùi, hồng đã chín

Ao sau vườn cũ, nước trong xanh (...) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cữ này đào bưởi đang chín cây

Mía đỏ vườn hoang mang bóng ngày Bướm nhẹ cánh vàng mơ lá cải

Trời thu không rượu cúc mà say

(Thu)

Thật kì lạ! Nhà thơ xa quê nhưng quê hương như đang hiện lên trước mắt, sống động, chân thật. Tất cả như đang ở trong cái thế chuyển động của hiện tại “lúa đã xanh xanh”,

“hồng đã chín”, “đào bưởi đang chín cây”. Còn Quang Dũng thì say sưa hít thở không khí

quê hương, đắm chìm trong màu sắc quê hương (lúa xanh xanh, mía đỏ vườn, hồng chín cây,

bướm nhẹ cánh vàng). Quê hương đó tràn ngập màu sắc, say đắm hương thơm. Làm sao

không yêu, không quí cho được.

Quê hương tươi đẹp, gợi thương, gợi nhớ còn bởi có những con người quê hương. Trong thơ Quang Dũng đó là những “Mẹ già đầu tóc bạc phơ /Dăn deo nét khó”, những em

60

nhỏ “nghèo khó giữa vườn hoang dại”, “cháu gái mồ côi/Mắt sáng trong đang tập đánh

vần” hay là “mọi thằng con bé nhỏ/Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông”. Quê hương còn có những người con gái:

Má hồng thôn nữ

Thoảng mùi thơm quê mùa

Hơi thở ấm trầu, răng đen nhưng nhức (Những cô hàng xén)

Nhà thơ tìm thấy cả trong những cái tên người niềm tự hào:

Những cô hàng xén tên xinh Đẹp như ca dao nước Việt

(Những cô hàng xén)

Quang Dũng tưởng chừng như là kẻ lãng tử, tha phương bậc nhất trong thi ca Việt lại là con người nặng lòng với quê hương vô cùng. Thế giới thơ ông là thế giới của hoài niệm, của “nhớ về” “trở về” quê hương: “trở lại đồng Bương Cấn”, “Về núi Sài Sơn ngắm lúa

vàng”, “Trở về đây buồn đất cũ người xưa”, “về quê hương”, “vời tưởng đường quê hương”,

“về làng”, “nhớ mây làng về trưa”... Cho nên quê hương trong thơ ông cũng là quê hương

trong hoài niệm, quê hương của nỗi lòng người xa quê. Nó được phủ lên bởi một bức màn lung linh của tình thương nhớ nên cũng tươi đẹp vô cùng. Quang Dũng đã làm cho những dải đất đá ong khô cằn cỗi xứ Sơn Tây trở nên gợi cảm, làm cho đỉnh núi Ba Vì, dòng sông Đà muôn đời khắc nghiệt (Núi cao sông hãy còn dài / Năm năm báo oán đời đời đánh ghen) trở nên thanh bình và hiền hậu. “Chưa ai khác ngoài ông, cho đến hôm nay, kề cả Tản Đà đã tạo nên được một sự sống rung động đến thế cho xứ Đoài nhiều mây trắng quê ông. Con đường

qua cầu Giấy, lên Phùng, đến với xứ Đoài nhờ vào thơ ông mà trở nên thơ mộng hơn, mỹ lệ

hơn, lưu luyến hơn dẫu đất đai nơi đâu cũng có một vẻ đẹp riêng” [48, tr. 326]. Ông làm cho

chúng ta yêu mến xứ Đoài quê ông, để từ đó thêm yêu quê hương riêng của mình. Chỉ điều đó thôi, Quang Dũng cũng xứng đáng để người đời nhớ tới cho dù trong cuộc đời ông chưa từng có ý định xây dựng cho mình sự nghiệp thơ ca.

61

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ quang dũng (Trang 54 - 61)