Sự sáng tạo các yếu tố thanh điệu, vần và nhịp

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ quang dũng (Trang 92 - 95)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.4. Sự sáng tạo các yếu tố thanh điệu, vần và nhịp

Trong sáng tạo thơ ca, vần có giá trị đặc biệt trong việc liên kết giữa các câu thơ với nhau, tạo âm hưởng và tiếng vang trong thơ. Thơ Quang Dũng có cách gieo vần phong phú. Cả lối gieo vần trong thơ cổ và trong Thơ mới đều được ông vận dụng linh hoạt. Ngoài hai bài thơ lục bát là Trưa hè Giấc mơ của Bạch có sử dụng vần lưng, hầu hết thơ Quang Dũng đều

sử dụng vần chân. Ở các thể bốn tiếng, năm tiếng và bảy tiếng, Quang Dũng dùng nhiều cách

gieo vần liên tiếp theo lối tứ tuyệt bốn câu ba vần:

Ngài đây năm năm miền ly hương Quê người đôi gót mỏi tha phương

Có những chiều trăng tròn đỉnh núi

Nhà ai chày giã gạo đêm sương

(Cố Quận)

Cách gieo vần gián cách cũng được nhà thơ sử dụng nhuần nhuyễn:

Hùng vĩ Pha Đin gì sánh được

Giang sơn gấm vóc một miền Tây

Mới thấy yêu sao là Đất Nước

Pha Đin ngàn chóp nổi hồ mây

(Pha Bin)

Sáng tạo độc đáo nhất của Quang Dũng chính là cách gieo vần trắc ở cuối câu. Cách gieo vần này có mặt ở tất cả các thể (trừ thể lục bát) nhưng tập trung nhất ở thể bảy tiếng và thể tự do. Nhiều lúc câu thơ bảy tiếng của Quang Dũng dày đặc vần trắc (Những làng đi qua 37 vần trắc/ 71 câu, Pha Đin 14 vần trắc/ 29 câu, Bố Hạ 11 vần trắc/ 21 câu) khiến cho giọng thơ trở nên cứng cỏi, ngang tàng, tứ thơ lẫm liệt:

Nhớ buổi trung đoàn ta ra đi

Dân đang gánh gồng cả cơ nghiệp Mái nhà trăm năm thôi để lại

93

Khổ thơ có bốn câu nhưng đã có ba câu kết thúc bằng vần trắc, đều là dấu nặng, tạo cảm giác mạnh về cái ngổn ngang của buổi đầu kháng chiến.

Quang Dũng cũng để lại dấu ấn riêng về nhịp điệu. Nhịp thơ ông nhìn chung là nhịp của cuộc sống kháng chiến, nhịp của tiếng lòng nhà thơ trong cảm nhận đời thường được thể hiện bằng chất liệu ngôn ngữ. Ở thể bốn tiếng, nhịp điệu chung là 2/2 rất đều đặn và tươi vui:

Đường thôn/ rạ vàng

Ngậy mùi/cơm mới

Tháng mười/quê ta

Gạo mùa/ chim ngói

(Tiết xôi mới trên đường đi khai hoang)

Nhưng có lúc ông sáng tạo nhịp 1/ 3 để nhấn mạnh ấn tượng hay gây cảm giác:

- Mờ/mây Tam Đảo

Sẫm/ dáng Ba Vì

(Bắt tép kho cà)

- Ơi!/ Con đường xưa Men vườn ổi thơm

(Không đề)

Ở thể năm tiếng và thể bảy tiếng, ông thường dùng cách ngắt nhịp truyền thống (2/ 3) hoặc (4/ 3), (2/ 2/ 3). Tuy nhiên hai thể thơ này không gò bó như thơ thất ngôn và ngũ ngôn Đường luật mà có những cách tân. Nhịp điệu thường thay đổi liên tục, có dòng ngắt nhịp chẩn - lẻ (2/3 hoặc 4/3), có dòng ngắt ngược lại (3/2 hoặc 3/4):

Đêm nay/ đêm Bạch Hạc Ta lại vào/ nhà ai

Nghe sông Lô/ cuộn nước

Dềnh lên/ suốt đêm dài

94

Cách ngắt nhịp như vậy một mặt làm cho nhịp thơ phong phú, đỡ gây nhàm chán, mặt khác bộc lộ được nhiều cung bậc tình cảm. Ở thể thơ tự do, nhịp điệu còn biến hóa hơn nhiều. Có nhịp dồn dập, khẩn trương khi viết về khí thế Cách mạng, về những cuộc hành quân (Ngựa, Pha Đin, Những làng đi qua) nhưng cũng có nhịp chậm, buồn, mênh mang cảm

xúc (Đường chiều thứ bảy, Nhớ về mẹ, Chabbi -Chabbi). Nhịp thơ đó là những hơi thở của

cuộc sống được phả vào thế giới thẩm mĩ của Quang Dũng, tạo thành tiếng thơ đa điệu, phong phú.

Có người cho rằng “Thơ là văn bản gây kì lạ”, “kiến trúc đầy âm vang”. Điều đó có được một phần là nhờ yếu tố thanh điệu. Thanh điệu không hoàn toàn thuộc về lĩnh vực hình thức mà trong sáng tạo thơ ca, nó còn phục vụ đắc lực cho việc biểu hiện nội dung. Người ta sẽ còn nhắc rất nhiều đến cái ngang tàng mà bất đắc chí của Tản Đà, cái bâng khuâng của Huy Cận, cái “chơi vơi” của Xuân Diệu. Người ta cũng sẽ còn phải nhắc nhiều đến những câu thơ tài hoa của Quang Dũng. Những ai đã một lần qua những cung đường ngoằn ngoèo của Tây Bắc, vượt dốc Pha Đin không thể không nhớ câu:

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi (Tây Tiến)

Câu trên ngắt làm đôi với mỗi thanh trắc một bên như hai đỉnh dốc chon von. Câu dưới toàn vần bằng trải ra như một vùng thung lũng mênh mang mà buồn bã.

Viết về cái khắc nghiệt của cuộc chiến, Quang Dũng cũng chỉ dùng một câu: “Đêmđêm Mường Hịch cọp trêu người” (Tây Tiến). Hai thanh trắc liên tiếp ở cuối câu (đều là dấu nặng) khiến câu thơ trĩu về một phía, nặng trịch, hình ảnh thơ hiện lên hoang dại mà kì bí.

Ở các thể thơ năm tiếng và bảy tiếng cổ điển, người làm thơ phải chú ý đến niêm và luật. Thơ Quang Dũng trái lại, ít khi quan tâm đến các yếu tố đó. Ông đặt trọng tâm vào sự vận động tự nhiên của các thanh điệu trong việc thể hiện tình và ý thơ. Câu thơ (nhất là thơ thất ngôn và thơ tự do) nhiều lúc trở nên trúc trắc, khó đọc nhưng cũng chính vì thế mà gây ấn tượng:

Bờ tre cây rơm thôi tịch mịch

95

(Những làng đi qua)

Có khi, để diễn tả sự miên man, dàn trải trong cảm xúc, nhà thơ lại dùng rất nhiều thanh bằng:

Chiều rồi ba lô lại ra đi

Bâng khuâng hồn lính vấn vương gì

(Nhớ)

Có những vợ chồng

Không là trăm năm Mà tình thương yêu ...

(Không đề)

Chính điều đó khiến cho thơ Quang Dũng đôi chỗ mất đi sự cân đối thông thường theo kiểu thơ cổ điển nhưng lại có nhạc tính cao. Đó là thứ nhạc bên trong, thứ nhạc lòng của nhà thơ đã tìm được rung động từ những âm thanh của cuộc sống, của kháng chiến và của cả những gian lao đời thường, đã cất lên thành lời thơ xao xuyến.

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ quang dũng (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)