6. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Sử dụng thành công biện pháp tu từ trùng điệp
Trùng điệp là sự luân phiên, lặp lại của một số đơn vị ngôn ngữ nhằm thể hiện dụng ý nghệ thuật. Thơ Quang Dũng dùng rất nhiều biện pháp trùng điệp trên các cấp độ điệp thanh, điệp vần, điệp từ, điệp câu và điệp đoạn.
Dễ nhận thấy là cách sử dụng điệp câu. Ở Những làng đi qua, hình ảnh “Đoàn vệ quốc
quân một lần ra đi” được khắc họa bằng phép điệp: “Nhớ buổi trung đoàn ta ra đi” (lặp 3
lần), “Những làng trung đoàn ta đi qua” (lặp 2 lần), “Những làng trung đoàn ta đóng lại” (lặp 2 lần). Sự lặp lại hoàn toàn hoặc có biến đổi đó khiến cho hình tượng đoàn quân được
96
đưa lên vị trí trung tâm, đồng thời nhạc điệu thơ cũng mang âm hưởng trầm hùng của những khúc quân hành.
Bài Trắc ẩn có cách lặp vòng tròn tạo sự không kết thúc của tứ thơ:
Một chút linh hồn nhỏ Đi về chân núi xanh
Màu tím chiều chầm chậm
Hoàng hôn nghe một mình
(...) Một chút linh hồn nhỏ Đi về chân núi xanh
Lặp lại như vậy gây cảm giác chia lìa, mất mát vĩnh viễn, số phận con người cứ rời xa, cứ chìm dần vào không gian hoang vắng, vào núi xanh, hoàng hôn, chìm trong tiếng chuông giáo đường...
Có khi ông dùng cách điệp cả tứ thơ và hình ảnh. Bài Mắt người Sơn Tây có nhiều câu
hỏi: “Em đã bao ngày em nhớ thương?” “Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông?” “Em đã bao ngày
lệ chứa chan?” “Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn?” “Còn có bao giờ em nhớ ta?”... Mỗi câu
hỏi tưởng chừng khác nhau nhưng cách lặp lại của thanh điệu, của kết cấu câu, từ ngữ lại xoáy vào một điểm: nỗi nhớ quê hương đau đáu không nguôi.
Lặp lại cả khổ thơ cũng là cách riêng của Quang Dũng. Bài Trắc ẩn và Tôi viết chiều nay
có chung ba khổ thơ, Mắt người Sơn Tây và Nhớ một bóng núi có chung một khổ thơ. Biện pháp điệp ở hai bài khác nhau trong thơ Quang Dũng thường có tác dụng hồi tưởng hay gợi cảm giác miên man, sâu lắng.
Cách sử dụng “điệp” còn thể hiện ở những từ láy. Mỗi từ láy với sự lặp lại của âm tiết (phụ âm đầu, phần vần, hay lặp hoàn toàn) có khả năng gợi hình, gợi cảm đặc biệt. Lượng từ láy trong thơ Quang Dũng khá phong phú. Chỉ tính riêng mười bài đầu của Tuyển tập Quang Dũng đã có tới 33 từ láy: chơi vơi, khúc khuỷu, thăm thẳm, đong đưa, lanh lảnh, lã chã, heo
hút, tịch mịch, râm ran, héo hon, quạnh quạnh, rụng rời, giăng giăng, dạt dào, xác
xơ... Quang Dũng không dùng từ láy một cách hời hợt. Sự lựa chọn từ láy của ông là tinh tế và thuyết phục. Đã có biết bao người viết lấy hai chữ “chơi vơi” đầu bài Tây tiến làm điểm tựa để
97
hiểu cả bài thơ, nhưng cho đến giờ chưa ai lý giải hết cái mông lung, huyền ảo, bồng bềnh mà da diết, sâu thẳm của nỗi nhớ mà hai chữ “ chơi vơi” ấy đã tạo ra.
Từ láy “chon von” trong câu thơ sau cũng rất phù hợp:
Lắc đầu tài xế thấm mồ hôi
Bên dốc chon von ngàn thước vực
(Pha Bin)
Diễn tả cảm giác không thăng bằng, còn có chữ “chênh vênh” nhưng Quang Dũng vẫn chọn “chon von” vì “chon von” còn thể hiện được độ cao và nó hợp với ba chữ “ngàn thước vực” ở phía sau.