Hình tượng thiên nhiên đất nước hùng vĩ và diễm lệ

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ quang dũng (Trang 47 - 54)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Hình tượng thiên nhiên đất nước hùng vĩ và diễm lệ

Đọc thơ Quang Dũng, người ta chú ý đến điều này: Thơ Quang Dũng có cảm hứng với những cái mãnh liệt, những hình ảnh thiên nhiên dữ dội, những con người hiên ngang. “Cái

gì hoành tráng, bi tráng, xanh thẳm, ngút ngàn... mới là vòm trời của cánh bay Quang

Dũng” [56, tr. 50]. Nhà thơ tha thiết yêu thiên nhiên đất nước, khát khao khám phá mọi miền

tổ quốc. Thiên nhiên đất nước trong thơ Quang Dũng được hiện lên bằng hai nét vẽ: hùng vĩ và diễm lệ.

Thiên nhiên trong thơ Quang Dũng là thiên nhiên của những gì hoành tráng và kì vĩ nhất. Ông chú ý đến những bức tranh:

Cao vút Trường Sơn Mây trắng

Mưa rừng Chớp lửa.

(Gửi Sơn Tây)

Nhà thơ tìm đến vùng đất thiên nhiên hiểm trở và khắc nghiệt với những dốc cao, vực thẳm, mưa ngàn, mây trắng ngang trời, những đèo Pha Đin, sông Mã, Mai Châu, Mường Lát,

48

Mường Hịch... để từ đó vẽ lên những bức tranh sinh động về thiên nhiên đất nước. Đây là cảnh núi:

Như từng đợi sóng bủa lên trời

Hùng vĩ Pha Đin gì sánh được

Lắc đầu tài xế thấm mồ hôi

Bên dốc chon von ngàn thước vực

(Pha Đin)

Còn đây là cảnh sông:

Ở đây đất nước gấm hoa sao Sông Đà đổ nước vào sông Thao

Hội với sông Lô đầu Bạch Hạc

Mỏm đất Trung Hà nhìn bát ngát

(Gửi Sơn Tây)

Vì thế, cũng có lí khi nhiều nhà nghiên cứu cho rằng thiên nhiên trong thơ Quang Dũng thường là những bức tranh thủy mặc hơn là tranh tả thực. Nhà thơ miêu tả thiên nhiên bằng nét vẽ khái quát với bút pháp tạo hình độc đáo. Cái nhìn của nhà thơ thường là từ cao, từ xa nhìn xuống như thu vào tầm mắt tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên, sông núi. Và chỉ bằng một nét vẽ tài tình, ông đã khắc họa được cái thế kì vĩ, “chon von”, cao ngất, chạm tới trời của Pha

Đin: “Như từng đợi sóng bủa lên trời”. Cũng chỉ một chữ “gầm” thôi, Quang Dũng đã làm

hiện lên hết cái dữ dội, hoang dại và mãnh liệt của sông Mã:

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

(Tây Tiến)

Bút pháp chấm phá là một nét đặc trưng của thi pháp văn học Trung đại. Nhưng trong thơ cổ hiếm khi nào nó được dùng để miêu tả cái dữ dội, hoành tráng. Thường thì đó là những nét vẽ mềm mại, thoáng buồn kiểu như:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

49

(Qua Đèo Ngang - Bà huyện Thanh Quan)

Quang Dũng sử dụng một cách tự nhiên bút pháp cổ điển để viết về những gì rất thật của đời sống chiến đấu. Cuộc hành quân của những người lính Tây Tiến chỉ được tạo nên bằng một vài nét bút nhưng đã dựng lên hết những cảnh núi cao, dốc sâu, vực thẳm, rừng dày... hiểm nguy và đe dọa bước chân người lính:

Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

(Tây Tiến)

Thiên nhiên Tây Bắc qua ngòi bút lãng mạn của Quang Dũng được cảm nhận với vẻ đẹp đa dạng mà độc đáo, hùng vĩ mà thơ mộng, hoang sơ mà ấm áp. Ông có lối gây ấn tượng mạnh về cái hùng vĩ và cái tuyệt mĩ. Ở bốn câu thơ trên, Quang Dũng đã vẽ ra bốn bức tranh hoành tráng, diễn tả rất đạt sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của rừng núi Tây Bắc. Hai câu thơ đầu, những từ đầy giá trị tạo hình “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “cồn mây”, “súng ngửi trời” đã diễn tả thật đặc sắc sự hiểm trở, trùng điệp và độ cao ngất trời của núi đèo Tây Bắc. Ba chữ “súng ngửi trời” thật tinh nghịch, hồn nhiên nhưng cũng rất thật. Người lính đi trong mây, lẽ tự nhiên mũi súng như chạm tới đỉnh trời, “ngửi trời”. Câu thơ thứ ba như bẻ đôi, diễn tả dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm. Và khi đã đạt tới đỉnh cao của “cổng trời” rồi, nhìn ra xa mới thấy một bức tranh tuyệt

“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”, một không gian mịt mùng sương rừng, mưa núi, mới

thấy thấp thoáng xa xa những ngôi nhà chìm trong sương khói lung linh, diệu vợi...

Thiên nhiên trong thơ Quang Dũng thường là những bức tranh như vậy. Bằng ngòi bút có năng khiếu thẳm mĩ tổng hợp cầm, kì, thi, họa, ông đã tạo nên những bức tranh thiên nhiên giàu màu sắc, đường nét, mang đậm lối gây ấn tượng của hội họa và bút pháp tạo hình. Đó là thiên nhiên của tâm hồn mãnh liệt và ưa khám phá. Tâm hồn ấy ắt phải tìm đến những vùng đất hiểm trở, khắc nghiệt, bí ẩn đó nhưng cũng hứng thú vô cùng. Đọc Tây Tiến thấy hiện lên đầy những tên đất lạ: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu... Những cái tên nghe hoang sơ, kì bí. Ai không quen hẳn có lúc phải rùng mình (Chiều chiều oai linh thác

50

Những vùng đất hiểm trở ấy còn là những núi, sông, rừng, biển, dốc, vực, thác... của thiên nhiên tổ quốc. Trong thơ Quang Dũng, đây là những hình tượng thiên nhiên xuất hiện với tần số khá cao: Hình tượng núi xuất hiện 44 lần, sông 45 lần, rừng 38 lần, biển 14 lần, dốc 12 lần... Hiếm có nhà thơ nào viết về núi, sông, rừng, biển nhiều đến vậy. Nhà thơ yêu tha thiết rừng. Trong số các hình ảnh thiên nhiên, Quang Dũng dành cho rừng một vị trí đáng kể (38 lần). Rừng trong thơ Quang Dũng vừa uy nghiêm, cổ kính, vừa mạnh mẽ, hiên ngang:

Rừng ta thâm nghiêm

Um tùm bóng cả

Xanh Trường Sơn cây cổ đại nghìn năm

Rừng miền Tây che gió Lào quạt lửa

(Rừng)

Cùng với rừng là hình ảnh của núi và các dạng của địa hình núi (dốc, vực, thác). Núi trong thơ Quang Dũng được miêu tả khá đa dạng: “núixanh”, “núi biếc”, “dốc núi”, “hang

núi”, “bóng núi”, “núi rừng”, “hương núi”... Nhà thơ khai thác núi ở khía cạnh hiểm trở.

Núi hiện lên với những “dốc chon von”, “dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”, “ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”, “cồn mây”, “thác gầm thét”, “ngàn thước vực”, “vực thẳm”, “đỉnh dốc”...

Thơ Quang Dũng có rất nhiều sông, cả những dòng sông có tên: sông Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Lô, sông Lam, sông Đáy, sông Chảy, sông Thương... và những dòng sông mà dấu chân lãng du thoáng gặp trên đường đời: sông xa, chiều sông, sông trôi, sông cạn, sông

hiu hiu, bên sông, sông nước trong xanh... Sông là nơi Quang Dũng kí thác tâm hồn lãng mạn,

giàu mơ mộng của mình:

Sông trôi luống gợi dòng vổ hạn

Biền biệt ngày xanh xa ngày xanh

(Trắc ẩn)

Có lúc đó là dòng sông mãnh liệt, hoang dại (Sông Mã gầm lên khúc độc hành). Nhưng phần nhiều sông trong thơ Quang Dũng mềm mại và gợi cảm:

51

Cheo leo cầu tạm, vắt sông Thương

(Bố Hạ)

Vì thế, có người nói thơ Quang Dũng hợp với “sông Đáy dòng chậm” hơn là sông Hồng sóng nước cuồn cuộn. Điều này là hợp lí vì khi phấn khởi, hào sảng, ông hòa mình vào núi rừng, còn khi buồn bã nhà thơ lại tìm đến những dòng sông yên ả, trữ tình.

Trong số các hình ảnh kể trên, Quang Dũng viết về biển ít nhất. Nhà thơ say mê vị núi đồi, gắn bó với rừng, nhưng đến với biển ông cũng để lại những cảm xúc đẹp:

Ầm ì biển thở dọc hải triều

Đồng muối lóa mắt ngày nắng thiêu Ở đây đê biển ngăn con nước

Đê ngoài kia sống gió bao nhiêu.

(Về đồng muối)

Nhìn chung, núi, sông, rừng, biển đều là những hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, khoáng đạt. Viết về những hình ảnh này, ngòi bút Quang Dũng có xu hướng khái quát hóa, đồng thời thể hiện niềm tự hào trước vẻ đẹp của sông núi. Cũng là núi, là sông, là rừng, là biển... là đất đai, thiên nhiên của tổ quốc thân yêu nhưng đã được Quang Dũng tô thêm nét vẽ hùng vĩ và hiểm trở, tạo thành những bức tranh giàu màu sắc, đường nét, có tính tạo hình cao và gây hứng thú với người đọc.

Đọc thơ Quang Dũng, thấy thiên nhiên, sông núi nước ta thật đẹp. Nhà thơ nhiều khi không giấu nổi niềm tự hào trước vẻ đẹp của đất nước:

Mới thây yêu sao là Đất Nước

Pha Đin ngàn chóp nổi hồ mây

(Pha Đin)

Tình yêu nước được thốt ra một cách trực tiếp, ngỡ ngàng. Những lời ca ngợi được viết ra cụ thể, tự nhiên nhưng không hề gây cảm giác sáo rỗng mà vẫn tạo xúc cảm mạnh trong lòng người đọc:

Đẹp như sơn thủy tranh đời Tống (Pha Đin)

52

Ở đây Đất Nước gấm hoa sao! (Ba Vì đón Bác)

Thiên nhiên đất nước trong thơ Quang Dũng không chỉ hùng vĩ, hiểm trở mà còn tươi đẹp, diễm lệ. Có lẽ chỉ trong thơ Quang Dũng mới có được cảm giác bồng bềnh như thế này:

Nắng nửa sông xa mờ khí núi

Cánh hồng nhạt nhạt mây phiêu lưu

(Thu)

Cũng chỉ trong thơ Quang Dũng mới có hình ảnh sông nước Tây Bắc mênh mang, mờ ảo:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa (Tây Tiến)

Cái cảm giác mênh mông, trôi dạt ta đã gặp ở đâu đó trong thơ cổ (Quê hương khuất

bóng hoàng hôn/ Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai -Thôi Hiệu), trong Thơ mới (Bèo dạt

về đâu hàng nối hàng - Huy Cận), nhưng không ở đâu sông nước, con thuyền lại gợi cảm đến

như thế. Thiên nhiên Tây Bắc hiện lên với hai thái cực vừa đối lập nhau, vừa giao thoa, hội nhập với nhau: “Một miền Tây nhòe mờ kiểu tranh lụa, cũng là một miền Tây hiểm trở và hùng vĩ, góc cạnh, gân guốc của điêu khắc (...) Một miền Tây bí hiểm đầy hung khí của một

miền đất dữ, với “oai linh thác gầm thét”, “cọp trêu người”, cũng lại là một miền Tây đằm

thắm tình người: “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói /Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”; lại cũng

là một miền thơ” [78, tr. 56]. Không gian trong một đoạn thơ là một dòng sông trong một buổi chiều giăng mắc màn sương. Nhờ thế, mọi đường nét, dáng vẻ đều nhòe đi trong một nét vẽ mờ ảo. Hình dáng người con gái trên dòng sông mềm mại, uyển chuyển, lung linh, hòa lẫn vào sương khói, vào dòng nước lũ. Cái cảm giác mông lung, mơ hồ mà thật say mê cứ quyện lấy hồn người đọc. Ngòi bút Quang Dũng không tả mà chỉ gợi. Vậy mà cảnh vật thiên nhiên xứ sở qua ngòi bút của ông như có hồn phảng phất trong gió, trong cây (Có thấy hồn lau nẻo bến

53

bờ). Ông không chỉ làm hiện lên trước mắt người đọc vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn gợi lên cái phần thiêng liêng của cảnh vật.

Quang Dũng viết về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước với cả một niềm say mê. Trong thơ ông ta thấy cả những hình ảnh “lộng lẫy như tranh sơn mài”:

Ngựa thồ đỉnh dốc nhỏ như kiến

Đi trong đường mây rắc bụi vàng (Pha Đin)

và hình ảnh phiêu diêu, mềm mại:

Gió heo nổi sớm nắng thu về

Chuồn chuồn cánh mỏng lại bay đi

Rỡn từng ngọn cỏ may khô úa

Cánh nhạn tung trời thêu biệt li (Thu)

Quang Dũng viết về phong cảnh thiên nhiên bằng con mắt của người họa sĩ, giai điệu của người nhạc sĩ và tấm lòng yêu tha thiết quê hương đất nước. Bằng cách ấy, ông đã đưa người đọc vào một thế giới vi diệu của thơ, họa, nhạc trộn lẫn, huyền ảo. Có những câu thơ đọc lên đầy cảm giác, thấm đẫm âm nhạc và lung linh sắc màu. Chẳng hạn:

Tim tím chiều hôm lên bóng núi

Dọc đường mở những cánh hoa phai

(Tôi viết chiều nay)

hay:

Một chút linh hồn nhỏ Đi về chân núi xanh

Màu tím chiều chầm chậm

Hoàng hôn nghe một mình

54

Tan vỡ chiều âm thanh

(Tôi viết chiều nay)

Ở câu thơ trên, màu sắc được cảm nhận tinh tế, cách phối màu rất đạt: màu xanh của núi hòa lẫn với màu tím của chiều tạo thành một găm màu nhạt; âm thanh chậm, rời rạc hòa điệu cùng đường nét mềm mại, mờ ảo... tất cả như tràn vào hồn người đọc, gợi lên một nỗi buồn nhẹ nhàng mà thấm thía...

Có thể nói “thiên nhiên trong thơ Quang Dũng (...) bao giờ cũng là một nhân vật quan

trọng, tràn đầy sinh lực và thấm đượm tình người” [47, tr. 43]. Quang Dũng viết về thiên

nhiên tổ quốc bằng hai nét bút chủ đạo: hùng vĩ và diễm lệ, với cách cảm nhận rất riêng của một tâm hồn nghệ sĩ đa tài. Ông vừa là một nhà thơ, vừa là một họa sĩ, đồng thời lại có những sáng tác âm nhạc. Cho nên thiên nhiên trong thơ ông không chỉ là những bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp mà còn mang giai điệu trầm bổng, giàu cảm xúc. Ông đã làm cho thiên nhiên đất nước thêm tươi đẹp bằng những cách khám phá riêng, đồng thời cũng làm cho ta thêm yêu quý, thêm trân trọng những gì thuộc về đất nước mà bấy lâu nay ta quên lãng.

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ quang dũng (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)