Ngôn từ thơ Quang Dũng giàu chất kí

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ quang dũng (Trang 100 - 102)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Ngôn từ thơ Quang Dũng giàu chất kí

Thể kí được sử dụng nhiều trong văn học Việt Nam 1945 - 1975. Với trách nhiệm của người nói lên tiếng nói thời đại, thơ cũng hấp thu vào mình những yếu tố của thể kí. Nhìn chung, thơ kháng chiến giàu chất kí bởi trong kháng chiến có bao sự việc, hoàn cảnh, con người cần miêu tả. Riêng với Quang Dũng, chất kí trong thơ còn là biểu hiện tự nhiên của con người ưa phiêu lưu tài tử, thích thưởng ngoạn.

Bằng ngòi bút của mình, nhà thơ đã đưa cả cuộc kháng chiến trong buổi đầu còn ngổn ngang, bề bộn đến với người đọc. Người ta có thể tìm thấy ở đây cả “bát muối vừng, nồi cơm trộn sắn, nải chuối tiễn quân” lẫn “na pan, bom bướm, bom dây”, từ “chiếc tã đầu giường

còn cháy dở”, “lạc chủ chó gầy mắt hoang dại” đến “mùiét xăng”, “đoàn xe chuyển bánh”,

“pháo nặng lù lù”... Nhà thơ diễn đạt tự nhiên như kể lại câu chuyện về đời lính với tâm trạng người trong cuộc, vừa phấn khởi, tự hào, vừa thấu hiểu những gian lao:

Nhớ buổi trung đoàn ta ra đi Dân đang gánh gồng cả cơ nghiệp Mái nhà trăm năm thôi để lại

Lạc chủ chó gầy mắt hoang dại

(Những làng đi qua)

Lớp từ ngữ chiến trận trong thơ ông không thật nhiều nhưng lại vô cùng phong phú về nội dung: bao đạn ướt, thành lũy, chiến xa, chiến hào, trạm tiền tiêu, giày đinh giặc, dân quân, vọng gác, tự vệ, du kích, trung đoàn, vệ quốc quân, khẩu hiệu, chiến sự, hành quân, lửa

ngang trời, phòng tuyến, ba lô, chạy giặc, chinh chiến, tiếng súng rền, vây hãm giặc, đứt

pháo, đạn bom, quân thù, hố tăng xê, chiến dịch, bộ đội chính qui, súng máy, kháng chiến, hố

bom... Lớp từ này có tác dụng ghi lại toàn vẹn, phong phú, nhiều chiều đời sống kháng chiến

của dân tộc. Có lúc là cuộc chiến đang hồi căng thẳng, quyết liệt: Rừng trên súng mũ vào quân dịch/ Lá rừng thét gió đợt xung phong (Rừng), là những gian khó của đời lính: Anh bạn dãi

101

dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời (Tây Tiến), hay đơn thuần là những phút

giây thanh thản của người lính trong đời thường: Tự vệ xách đèn chai lối xóm/ Khuya về chân

khỏa vội cầu ao (Những làng đi qua).

Việc dùng chất kí để ghi lại sự đa dạng của cuộc chiến đã làm ngôn từ thơ Quang Dũng có sự tăng cường tính hiện thực và yếu tố thời sự. Do đó, đọc thơ ông ta có cảm giác như đang xem những bức phác họa còn tươi rói chất sống, còn đẫm hơi thở chiến trường. Điều này không chỉ bắt nguồn từ hiện thực mà còn bắt nguồn từ bản thân cảm nhận thẩm mĩ của nhà thơ với cuộc sống. Đây là vấn đề có tính chất hai mặt. Hiện thực đời sống dù là thời bình hay thời chiến thì cũng đầy ắp các sự kiện, các chi tiết. Nhưng dung lượng ngôn từ thơ lại có hạn. Lựa chọn chi tiết nào, lược bỏ chi tiết nào, chọn điểm nhìn nào để miêu tả cuộc sống sao cho “đắt” nhất, ấn tượng nhất lại là công việc của các nhà thơ. Nếu không chú ý đến điều này, việc lạm dụng chất kí trong thơ sẽ làm thơ “chết đuối” trong các sự kiện. Với các nhà thơ tài năng, chất kí đó sẽ thấm đẫm chất thơ. Nhiều bài thơ của Quang Dũng nằm ở trường hợp thứ hai, trở nên rất ấn tượng với người đọc (như Mây đầu ô, Những làng đi qua, Đường trăng).

Tuy nhiên, thơ Quang Dũng không phải không có bài, có câu chất kí bị lạm dụng, trở nên lấn á t chất thơ (một số đoạn trong Rừng, Đường Mười hai, Đường chiều thứ bảy). Những lúc như vậy, thơ ông thường dài, lặp, có lúc thừa. Nhưng dù sao, với Những làng đi qua, Thu,

Chabbi - Chabbi và những bài thơ giàu chi tiết khác, Quang Dũng đã góp phần đáng kể vào

việc lưu dấu ấn của cả một thời kì kháng chiến của dân tộc vào lòng độc giả.

Nhà thơ Bì Hưu Nhật xưa từng nói “Bách luyện thành tự, thiên luyện thành cú” (luyện trăm lần mới được một từ, luyện ngàn lần mới được một câu thơ). Viết ra được một câu thơ hay không phải là việc dễ dàng gì. Bởi vì “Dùng chữ như đánh cờ tướng” (Nguyễn Tuân). Chúng tôi cho rằng với tư cách là một trong những nhà thơ mở đầu cho nền thơ kháng chiến, Quang Dũng đã khá thành công về mặt ngôn từ. Thơ ông không có cách dùng từ quá cầu kì, gọt giũa hay kiểu cách nhưng vẫn có sức hấp dẫn riêng của một lối thơ chân mộc, giàu tình cảm. Những kiểu động từ, từ cảm thán, từ gọi đáp, từ để hỏi làm cho thơ ông giàu suy tư, giàu cảm xúc nhưng chất kí trong thơ cùng với việc sử dụng dày đặc biện pháp trùng điệp lại tăng cường tính chất hiện thực cho thơ ông. Hai yếu tố này kết hợp với nhau tạo cho thơ Quang Dũng một dấu ấn rất riêng, khó lẫn với các nhà thơ cùng thời.

102

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ quang dũng (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)