6. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Giọng hào hùng, tráng chí
Giọng điệu hào hùng trong thơ Quang Dũng bắt nguồn từ không khí thời đại: “Một điều rất cơ bản là hào khí của thời đại đã gây chấn động trong tâm hồn anh, và tiếng thơ riêng biệt của anh có phần âm vang từ hào khí ấy” [96, tr. 23]. Ngay từ khi Tây Tiến ra đời, chất tráng ca, chất hào hùng, lí tưởng quên mình vì nghĩa của bài thơ đã trở thành men say của bao thế hệ ra trận. Những ai từng một lần cầm súng, hòa mình vào đoàn người “cả thế kỉ cùng ra trận” làm sao không nhớ, không yêu những câu thơ thế này:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
(Tây Tiến)
Trong Thương nhớ mười hai, đã có lúc nhà vãn Vũ Bằng phải thốt lên: “Tháng mười,
nhớ đến gió Đọi Điệp, mặc áo va rơi, đi như muốn bay lên trời mà miệng vẫn không ngớt
ngâm bài Tây tiến”.
Đến Những làng đi qua, Quang Dũng vẫn giữ được giọng thơ hào hùng như thế. Nhịp
103
thế. Điệp ngữ “Những làng trung đoàn ta đi qua” được lặp lại nhiều lần thể hiện niềm tự hào phơi phới của tác giả. Bằng điệp khúc đó, nhà thơ đã phác lên khí thế của cả dân tộc ra trận:
Thôi nhé Miền xuôi! Thôi tạm biệt
Thôi chào Hà Nội lửa ngang trời
Ta đi
Ngõ gạch - tường đang đục
Gạn từng giọt nước, đánh, cầm hơi
Đó là cuộc lên đường của những chàng trai trẻ, phần lớn là người Thủ đô, quyết dứt bỏ mọi hạnh phúc riêng tư nhỏ hẹp và bối cảnh phồn hoa đô thị, ra đi vì nghĩa lớn. Không khí ngổn ngang của cuộc chiến (lửa ngang trời, ngõ gạch tường đang đục) càng nung nấu ở họ ý chí chiến đấu và cảm hứng anh hùng. Những thử thách gian lao càng thôi thúc người lính ra trận. Tất cả những điều đó tạo nên dấu ấn khó quên về thời kì đầu kháng chiến. Quả đúng như nhà nghiên cứu Lưu Khánh Thơ đã nói, thơ Quang Dũng giai đoạn này mang “khẩu khí anh
hùng” [87, tr. 32] trong cách sử dụng ngôn ngữ, xây dựng hình tượng nhân vật.
Để làm được điều đó, nhà thơ đã sáng tạo ra những bài thơ mang âm hưởng thể loại hành. Nhiều bài thơ, Quang Dũng dùng câu thơ bảy chữ chắc, khoẻ và vần trắc mạnh mẽ lột tả được cái gian nan của cuộc chiến hay khí thế anh hùng. Đặc biệt ông đã sử dụng những âm thanh “khổ độc” và vần trắc ở cuối câu để nói lên sự gian lao thời kì đầu kháng chiến:
Thôi nhé miền xuôi! Ta tạm biệt
Cống Chéo - Hồng Xuân - thề một chết
Hàng Gai tay báng trục “ba càng”
Đất cũ Thăng Long người lẫm liệt (Những làng đi qua)
Hiệu quả của vần trắc thật ấn tượng. Những câu thơ mạnh mà gọn như nhát dao chém đá, như một lời thề quyết liệt. Khí thế anh hùng đã đưa nhà thơ đến với những vùng đất thiên nhiên hiểm trở, khắc nghiệt hay những chiến trường ác liệt nhất. Đó là những Pha Đin hay
là Đường Mười hai:
104
Đường dài hun hút đá răm Mình mang đầy vết đạn bom Nhưng quân thù khiếp sợ
Giọng thơ ông hùng tráng mà trang nghiêm khi nhắc đến sự hy sinh:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Tây Tiến)
Cũng có lúc đó là giọng trang trọng và đầy trìu mến khi viết về cuộc giao quân:
Hãy nghỉ tay chèo và gấp lưới Bữa riêu thơm khói bếp nhà chài Ăn vội!
Trống tập trung
Vang vọng bến Lương Tuyền ...
(Bất Bạt đêm giao quân)
Âm điệu hào hùng, cảm hứng ngợi ca không phải là đặc trưng chỉ có ở thơ Quang Dũng, Khí thế hừng hực của cuộc kháng chiến kết hợp với lí tưởng của tình yêu tổ quốc đã tạo nên chất tráng ca của thơ thời kì này. Nhưngcũng chính vì thế mà đôi chỗ thơ sa vào khiên cưỡng, lên gân trong cảm xúc. Chẳng hạn ở bài thơ rất nổi tiếng Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầmta vẫn thấy những câu chưa chân thật về cảm xúc như:
Tiếng em cắt cỏ trại tù
Căm căm gió rét mịt mù mưa bay Thân ta hoen ố vì mày
Thù ta cùng với đất này dài lâu
Thơ Quang Dũng hiếm khi rơi vào trạng thái đó. Giọng thơ ông hào hùng mà vẫn chân thành trong cảm xúc, có lúc bay bổng nhưng vẫn đứng vững trên cái nền hiện thực. “Dường
105
chính là cái chất Quang Dũng cả trong thơ và trong đời: “nồng” mà vẫn rất “đượm”, hào hùng nhưng không cao giọng, giả giọng.