Hình tượng đất nước trong chiến tranh với khí thế lên đường

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ quang dũng (Trang 40 - 47)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Hình tượng đất nước trong chiến tranh với khí thế lên đường

Đến với Cách mạng từ những năm đầu kháng chiến chống Pháp, Quang Dũng đã dấn mình vào cuộc bằng tất cả men say của tuổi trẻ. Quang Dũng trước hết là một người dân yêu nước nồng nàn và bấy lâu khao khát tự do. Hơn thế, ông còn là một nhà nghệ sĩ say mê cái đẹp, lý tưởng đẹp. Khi hai con người ấy thống nhất, hòa quyện, trộn lẫn vào nhau thì cảm xúc thăng hoa thành những vần thơ bất tử. Thời đại cũ không chất chứa nổi hồn ông. Chỉ có thời đại Cách mạng với vẻ đẹp của tổ quốc tự do mới trở thành chất kết dính cho hồn thơ Quang Dũng. Đất nước trở thành điểm tựa để thơ Quang Dũng cất cánh, bay bổng.

Thơ Quang Dũng hiện lên một cảm hứng yêu nước nồng nàn tha thiết. Nhà thơ ca ngợi đất nước bằng tất cả niềm tự hào của một trái tim chân thành, sôi nổi: Ở đây Đất Nước gấm

hoa sao” (Ba Vì đón Bác). Hai chữ “ĐấtNước” luôn được nhà thơ viết hoa một cách trang

trọng, thể hiện được những tình cảm thiêng liêng mà trìu mến dành cho non sông đất nước: “Tháng chạp màn sương trùm Đất Nước” (Những làng đi qua), “Mới thấy yêu sao

Đất Nước “ (Pha Đin).

Đất nước trong thơ Quang Dũng là đất nước trong chiến tranh còn nhiều gian khổ nhưng đầy khí thế lên đường. Nhà thơ khắc họa thành công không khí của cả nước cùng ra trận:

Thôi nhé Miền Xuôi! Thôi tạm biệt

Thôi chào Hà Nội lửa ngang trời

Ta đi

Ngõ gạch - tường đang đục

Gạn từng giọt nước đánh cầm hơi

(Những làng đi qua)

Đoạn thơ như thổi cái hơi nóng hừng hực của buổi ra trận vào lòng người đọc. Cuộc chiến được bày ra trước mắt với tất cả bừa bộn, ngổn ngang - với “tường đang đục”, “lửa

ngang trời”. Nó đặt mọi người vào cái tâm thế của kẻ làm trai trước vận mệnh đất nước. Đất

nước đó - còn gian lao nhưng cũng thật hào sảng, khó khăn mà cũng thật anh hùng.

Đất nước hiện lên trong “khẩu khí anh hùng”, đó là tâm trạng chung của một lớp người, không riêng gì Quang Dũng. Ta gặp trong thơ Chính Hữu hình ảnh thật đẹp:

41

Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm

Rách tả tơi rồi đôi hài vạn dặm

Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa

(Ngày về)

Giọng thơ hào sảng, hình ảnh thơ tráng lệ nghe phảng phất hơi thở Kinh Kha đâu đây. Nhưng nếu trong thơ Chính Hữu hình ảnh đất nước được xây dựng bằng lối viết mượt mà, có phần cách điệu theo kiểu Chinh phụ ngâm xưa thì Quang Dũng đưa đất nước đến người đọc bằng một lối viết “trúc trắc”, nhịp dài ngắn không đều, giàu vần trắc và những hình ảnh chân thật cụ thể. Đó đúng là đất nước của buổi đầu chiến trận, khi mà những đội ngũ chưa thật sự hình thành, khi những chiến thuật, lối đánh cũng chưa thật rõ nét. Nhà thơ không ngắm nhìn đất nước bằng hình ảnh “đội ngũ ta đi dài như tiếng hát” hay bằng những dấu chân thế hệ tiếp bước nhau qua trảng cỏ như trong thơ Thanh Thảo. Quang Dũng ngắm nhìn đất nước bằng một góc độ riêng, giàu chi tiết. Đây là một góc của chiến trận:

Có làng trung đoàn ta đi qua Máu đông in dấu giày đinh giặc

Nền tro, gạch sém ngách buồng ai

Chiếc tã đầu giường đang cháy dở

(Những làng đi qua)

Còn đây là hình ảnh tản cư kháng chiến:

Nhớ buổi trung đoàn ta ra đi Dân đang gánh gồng cả cơ nghiệp Mái nhà trăm năm thôi để lại

Lạc chủ, chó gầy mắt hoang dại

(Những làng đi qua)

Có nghĩa là Quang Dũng ít miêu tả đất nước bằng tư duy khái quát, tổng hợp và trừu tượng. Nhà thơ cảm nhận đất nước bằng cái nhìn của một người trong cuộc với những sự kiện, hình ảnh, chi tiết thấm đẫm chất “sống”, chất chiến trận. Điều đó cũng hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh riêng của đất nước. Khi dân tộc ta mới lần đầu tiên chiến đấu trực diện với thực dân

42

Pháp thì tư duy của con người về đất nước cũng mới mẻ, cụ thể và ít tính khái quát hơn so với thời chống Mĩ.

Đất nước trong thơ Quang Dũng là đất nước của buổi đầu đánh giặc với ngổn ngang các sự kiện:

Khẩu hiệu trên tường đá ong mới

Thông tin đứng vẽ giặc tây hàng

Trống ếch khua rền khắp ngõ ngang

Chiều đến loa vang tin chiến sự Khêu bấc, đèn con, họp tiểu đoàn...

(Những làng đi qua)

Nhà thơ viết về đất nước bằng cái nhìn của người viết bút kí, phóng sự chiến trường, nhưng chất thơ vẫn bay bổng, đầy rung cảm:

Ta đi

Tháp đứng nghiêm hồ lạnh

Hoàn Kiếm đêm đêm giặc rụng rời

Màu đỏ sao bay về đỉnh tháp... (Những làng đi qua)

Bước vào cuộc chiến một mất một còn, khi mà lực lượng đôi bên không cân sức, mỗi người đều phải tự nhận thức về vị trí, trách nhiệm của mình lớn lên ngang tầm lịch sử. Đất nước hiện lên trong vẻ đẹp kiên cường, không khuất phục trước sức mạnh của kẻ thù:

Đường Mười hai anh dũng Đường dài hun hút đá răm Mình mang đầy vết đạn bom Nhưng quân thù khiếp sợ

(Đường Mười hai)

Đó là một đất nước chiến đấu “dồn dập chân đi, cuồn cuộn sóng người / chiến đấu/Giặc

43

Ầm ầm xe lu vách đá vọng

Mờ ảo công trường hiện dưới lau

Đội hạt cầu đường lán lưu động

Còn bay than bếp dưới hoa đào.

(Pha Đin)

Thơ Quang Dũng viết về đất nước hào hùng nhưng chân thật, cụ thể. Đất nước trong buổi đầu kháng chiến không thiếu những vất vả, gian lao, những nỗi buồn:

Nhớ buổi trung đoàn ta ra đi

Tháng chạp màn sương trùm Đất nước

Gió mùa chết héo mạ non xanh

Sương muối thấm vào bao đạn ướt. (Những làng đi qua)

Những con người của đất nước ra đi trong không khí ảm đạm của thiên nhiên và mang nỗi buồn nặng trĩu trong hồn. Bước hành quân của họ không phải bao giờ cũng dồn dập, hào hùng:

Tiếng hát hành quân vui trong mưa

Gió bấc về sân buổi tiễn đưa

(Những làng đi qua)

Trong câu thơ này có từ chỉ cảm xúc “vui”, có tiếng hát nhưng đọc kĩ vẫn thấy niềm vui dường như không cất lên nổi giữa mưa phùn, gió bấc. Buổi tiễn đưa hiện ra trong cái không khí ngùi ngùi của tâm trạng và của đất trời. Hình ảnh ấy cũng giống như hình ảnh của con người trong thơ Nguyễn Đình Thi:

Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

44

Phải chăng đây cũng là tâm trạng chung của những người thanh niên thời đại, cất bước lên đường theo tiếng gọi của non sông cũng là biết mình phải đón nhận những gian nan lớn. Một chút “dư vị buồn rất sâu” (Đặng Anh Đào) là điều khó tránh khỏi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng tinh thần của dân tộc Việt Nam. Viết về hình tượng đất nước, Quang Dũng không quên dành những vần thơ trang trọng nhất để ca ngợi Người:

Hãy dừng lại đây Và kính cẩn

Đi theo lối ngoặt dốc Yên Bồ Hãy nén tim mình quá xúc động

Cây đa mùa xuân Bảy mươi chín

Bác để cho đời rồi vĩnh biệt (Ba Vì đón Bác)

Hình ảnh Người trong thơ Quang Dũng thật hiền lành, dung dị và giàu ân tình. Bác đến với mảnh đất Ba Vì quê hương, Bác “mừng tuổi dân”, Bác “đẹp lòng” vì những người làm ăn chăm chỉ, Bác “hỏi nếp làm ăn hợp tác'“, Bác “dành phần kẹo” chia cho các cháu thiếu nhi... Kể làm sao hết những tình cảm Bác dành cho quê hương. Bởi vì Bác Hồ là hiện thân của đất nước.

Cảm hứng lên đường trong thơ Quang Dũng còn được thể hiện ở những địa

danh. Trong 47 bài thơ của mình, Quang Dũng dùng đến 112 địa danh, trong đó có 17 địa

danh thiên nhiên: sông Hồng, sông Mã, núi Trường Sơn, rừng Yên Thế, đèo Pha Đin, sông Đà, sông Lam, đèo Hoa, suối Thơ, sông Thương..., 20 địa danh của xứ Đoài quê ông: sông Đáy, Sơn Tây, Bất Bạt, xứ Đoài, Bương Cấn, Sài Sơn, Phủ Quốc, Hà Tây, xã Vật Lại, xã Tòng, Tòng Bạt, Tam Bảo, Ba Vì, Núi Tản, núi Thầy, dốc Yên Bồ, chóp Tản Viên, Quốc Oai, bến Mộc, bãi Lương Tuyền và 75 địa danh mang tính chất địa chính: Hà Nội, Hải Phòng, Nhật Tân, Nga Sơn, xứ Thanh, đất Nghệ, Cẩm Thúy, Tây Giai, cửa Tiền, Hồng Phú, Bắc Giang, Lam Sơn, Hà Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Nho Quan, Nghệ Tĩnh, Việt Bắc, Bình Thuận, Tiền Hải... Những tên đất, tên núi, tên sông gắn liền với tình yêu thiên nhiên đất đai của tổ quốc hay gợi lên rất nhiều kỉ niệm chiến trường. Mỗi cái tên đọc lên đã thấy chan chứa niềm tự hào:

45

Sông Đà đổ nước vào sông Thao

Hội với sông Lô đầu Bạch Hạc

Mỏm đất Trung Hà nhìn bát ngát

Những bãi ngô dài trên bãi cát

Thanh Thủy, Thanh Sơn và Bợ Bạt

(Ba Vì đón Bác)

Nhiều nhà thơ cùng thời với Quang Dũng lấy cảm hứng đất nước từ những địa danh. Đó là trường hợp của Tố Hữu với Việt Bắc, Ta đi tới hay Trần Mai Ninh với Tình sông núi Qua những địa danh, người đọc như được cùng sống, cùng cảm thông với những nhân vật có thật, cùng hòa nhịp cảm xúc của mình với cảm xúc chung của dân tộc trên bao vùng đất kháng chiến. Đằng sau những địa danh ấy là một vùng đất đai, xứ sở của tổ quốc, là sự chất chứa những vẻ đẹp, những đau thương, cả những kỉ niệm và lòng yêu mến của con người.

Viết về những địa danh của đất nước, thơ Quang Dũng vẫn có những nét riêng. Cuộc đời chiến đấu trải qua bao vùng miền của tổ quốc cộng hưởng với tâm hồn ưa phiêu du, thích “xê

dịch” của Quang Dũng làm cho thơ ông cũng phong phú các tên gọi, các vùng đất. Đây không

phải là yếu tố riêng chỉ có trong thơ Quang Dũng, nhưng gọi tên, miêu tả các địa danh đầy gợi cảm như Quang Dũng thì không phải nhà thơ nào cũng làm được. “Quang Dũng vẫn là người

rất tài hoa trong việc ghi nhận và thổi vào sự sống cho các địa danh. Những tên đất riêng -

thường là những tên nôm - là quê ông, là những nơi ông đã đi qua - Những làng đi qua, thế mà vào thơ lại trở thành một lưu luyến, một nhớ nhung đến thế, không chỉ là một xứ Đoài mây

trắng với Bương Cấn, Sài Sơn, với Phủ Quốc, Ba Vì, Bất Bạt... mà còn là Sài Khao, Mường

Hịch, Pha Luông, Mai Châu, Châu Mộc.” [87, tr. 33].

Với các nhà thơ khác, địa danh thường gắn với niềm tự hào thì trong thơ Quang Dũng, nó gắn nhiều hơn với sự trải nghiệm. Địa danh trong thơ Quang Dũng được miêu tả với tư cách một người đã đến, đã nhìn tận mắt, đã trải nghiệm qua. Cho nên nhiều cái tên đọc lên nghe trúc trắc, khúc khuỷu nhưng với Quang Dũng lại thật quen thuộc, tự nhiên như chính quê nhà mình vậy: Mường Hịch, Mai Châu, Mường Lát, Pha Luông, Pha Đin, Lương Tuyền, Yên Phụ, Viên Chăn, Châu Mộc, Sầm Nứa, Ô Lỗi, Bạch Câu, Cẩm Thúy, Tây Giai...

Cách sử dụng địa danh trong thơ Quang Dũng cũng thật đặc biệt, không có dấu vết của sự kì công, gọt giũa nhưng mỗi địa danh như đã tìm được vị tríriêng của nó, rất chính xác,

46

rất “đắc địa”. Trong câu thơ sau khó có thể thay hai chữ “Mường Hịch” bằng một địa danh nào khác:

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người (Tây Tiến)

Đất nước trong thơ Quang Dũng là đất nước trong chiến tranh, trong lửa đạn ngút trời. Ở đó, Quang Dũng cảm nhận đất nước bằng một không gian rất riêng: Không gian con

đường. Con đường là nỗi ám ảnh trong thơ Quang Dũng từ rất sớm. Nhưng nếu như trước

Cách mạng tháng Tám, đó là “đường ải vắng” (Chiêu Quân), “đường quạnh quạnh” (Cố

Quận) - những con đường tít tấp, mịt mùng, ra đi không có lối về; thì sau Cách mạng tháng

Tám, đó là con đường ra trận, đường về với quê hương đầy ắp niềm tự hào. Nhà thơ viết về con đường với tất cả niềm say mê. Trong 47 bài thơ của mình, Quang Dũng đã 50 lần nhắc tới hình ảnh con đường. Bước chân Quang Dũng in dấu ấn những nẻo đường: “đường xa”,

“đường tản cư”, “dọc đường”, “đường đi”, “cầu đường”, “đường dân công”, “đường về

trường huyện”, “đường Mười hai anh dũng”, “ngựa chiến đường băng”, “lên đường”... Con

đường trong thơ Quang Dũng còn là những “lối”, những “ngả”, những “dốc”, “đường kháng chiến” hay có khi chỉ là một hướng đi trong Tây Tiến.

Con đường trong thơ Quang Dũng trước hết là con đường chiến trận, là “Đường Mười hai anh dũng / Đường dài hun hút đá răm / Mình mang đầy vết đạn bom” (Đường Mười

hai), là bước chân của người lính Tây Tiến “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”. Con

đường ấy không thiếu những khó khăn, những dốc cao, vực thẳm, mây mù thách thức người lính. Nhưng con đường ấy cũng là con đường của tổ quốc, là một phần máu thịt của đất nước mà người lính phải giữ gìn và bảo vệ.

Trên những nẻo đường đất nước, Quang Dũng đã ghi lại được những bức tranh thật đẹp:

Dọc những đường thu nhiều kỉ niệm

Đường lên Phương Bắc nhớ nhung ai Đường về Nam bộ bao trông ngóng

Hiền hậu non xanh với biển dài

47

Đó là con đường ra trận được cảm nhận bằng một tâm hồn hào hoa, nghệ sĩ trở thành

những “đường thơm”, “đường trăng”, đầy hương sắc ngọt ngào:

Đường ấy dừa trăng như cổ tích

Đường vào những truyện thuở ngày xanh Đường qua bến lội ngang người cát

Biển thủy triều dâng mặn nước lành

(Đường trăng)

Trong giai đoạn đất nước có ngoại xâm, khi những người con của đất nước đang lên đường theo tiếng gọi của sông núi, hình ảnh con đường trở thành hình tượng trung tâm của tổ quốc. Cùng với Tố Hữu, Quang Dũng là một trong những nhà thơ viết nhiều nhất về con đường ra trận. Bằng hình ảnh ấy, nhà thơ đã thể hiện được hình tượng đất nước trong chiến tranh với khí thế lên đường.

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ quang dũng (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)