Giọng buồn thương

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ quang dũng (Trang 107 - 133)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.3.Giọng buồn thương

Có một điều tưởng chừng như nghịch lí là nếu trong cuộc đời, Quang Dũng được biết tới như một người giỏi tiếu lâm, có khiếu hài hước thì trong thơ ca ông lại chẳng mấy khi vui. Thơ ông chứa nặng những nỗi buồn. Tâm hồn ông “như cái giếng thơi. Trên mặt giếng mây

gió bốn mùa và mặt trời, mặt trăng vẫn lượn qua, nhưng đáy giếng tĩnh lặng, hàm chứa nỗi

niềm gì, ai mà thấy hết” [96, tr. 39].

Giọng điệu buồn trong thơ Quang Dũng trước hết là biểu hiện cụ thể của một tâm hồn nhạy cảm, giàu suy tư. Nhưng trong buổi đầu nó cũng gắn nhiều với hoàn cảnh thời đại. Người lính lên đường đi chiến đấu với trái tim rực lửa nhưng cũng biết mình phải đối mặt với gian nguy lớn: “đánh trận tử vong ít, sốt rét rừng gây tử vong nhiều”, thiếu lương thực, vũ khí, thiếu thuốc men... Những điều đó đã phả vào thơ ca kháng chiến một “dòng phụ

lưu” mang âm điệu buồn thương bên cạnh “dòng chủ lưu” những bài thơ hào hùng. Màu tím

hoa sim của Hữu Loan, Chiều mưa đường số năm của Thâm Tâm và Không nói của Nguyễn

108

Riêng với Quang Dũng, giọng buồn thương còn là một phương diện tạo nên phong cách thơ Quang Dũng và để lại giá trị cho thơ Quang Dũng. Nhà nghiên cứu Phong Lê khẳng định: “Phải có buồn mới đúng là hồn thơ Quang Dũng. Chút buồn sao thoát được trong lận đận chuyện đời, trong nỗi sợ ngày qua, nhưng buồn không phải để mất lòng tin vào cuộc đời. Đối với ông đó là toàn bộ sự sống bình dị mà ấm áp của người thân và bạn bè, của không ít những người biết ông và yêu mến ông, cả trong đời và trong thơ” [48, tr. 329].

Thơ Quang Dũng là thế giới của nỗi buồn. Chữ “buồn” đi về nhiều lần trong các sáng tác của ông: buồn thương, buồn êm ấm, buồn đất cũ người xưa, buồn viễn xứ khôn khuây, nỗi buồn nghĩa địa, buồn lắm Hồ Nam ơi... Cùng với đó là hệ thống những từ ngữ, hình ảnh cực tả nỗi buồn: xơ xác, rũ héo, đìu hiu, tịch mịch, hiu hắt... Điều đó làm cho â m điệu thơ Quang Dũng nhiều khi trở nên da diết, mênh mang và sâu lắng.

Ngay ở bài thơ đầu tiên, đánh dấu thành công vượt bậc của Quang Dũng, Tây Tiến, âm điệu buồn đã trở thành chủ âm của giọng thơ Quang Dũng. Trần Lê Văn nhận thấy ở

đó “phảng phất những nét buồn, những nét đau nhưng là cái buồn đau bi tráng chứ không

phải là cái buồn đau bi lụy” [96, tr. 25]. Đặng Anh Đào cũng cho rằng Tây Tiến “gợi một dư vị buồn rất sâu” [14, tr. 62]. Những nhận định trên quả là xác đáng. Không buồn sao được khi người lính lần đầu ra trận đã phải đối diện với thiếu thốn, hy sinh, với thiên nhiên hoang dại, với mưa nguồn, thác lũ, dốc chênh vênh, cọp trêu người. Nhà thơ Quang Dũng hồi tưởng

lại: “Chúng tôi đóng quân ở nhà dân, cứ mỗi lần nghe tiếng cồng nổi lên, lại tập trung đến

nhà trưởng thôn để tiễn một con người vĩnh biệt núi rừng. Tiếng cồng ở Tây Tiến thật buồn. Buồn đến nẫu ruột. Kể chuyện lại, bây giờ tôi vẫn nghe văng vẳng tiếng cồng” [69, tr.100].

Sau Tây Tiến, giọng buồn thương đã tạo nến một loạt những thành công của Quang

Dũng như Mắt người Sơn Tây, Đôi bờ, Lính râu ria... Quang Dũng nói nhiều đến những mặt trái của chiến tranh, những mất mát đau thương, những cảnh chia ly, những cuộc gặp gỡ vô định giữa dòng đời... nơi đâu cũng không tránh khỏi những chuyện buồn. Bài thơ Quán

nước miêu tả một lần dừng chân của người lính trên đường hành quân xa. Chỉ giản dị thế thôi

mà thơ gợi lên nhiều xúc cảm thấm thía. Người lính rời bỏ quê hương lên đường chiến đấu. Người em gái trong cảnh loạn li cũng phải cất bước ra đi. Họ gặp nhau trên đường gió bụi, giữa bộn bề của cuộc chiến, giữa những ngang trái cuộc đời. Cuộc gặp gỡ giữa hai kẻ tha hương đã dâng lên mối đồng cảm sâu sắc:

109

Em tản cư tôi làm lính tiền phương

Quê Hà Nội cùng xa từ một thuở

Lòng rưng rưng thương nhau quá dọc đường

Lính râu ria là câu chuyện cảm động về một người lính vùng tản cư xa gia đình, nhớ vợ

con. Vì thế khi gặp được cháu bé con chị chủ quán thì bao nhiêu yêu thương trào dâng trong lòng anh:

Bàn tay như rễ cây

Bộ râu như bàn chải

Anh ôm con người ta Anh ôm ghì nó mãi... ... Vợ anh giờ này đâu?

Anh mỉm cười rười rượi

Cũng là nụ cười, nhưng người lính lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật cười “ha ha”, cậu bé “Lượm” trong thơ Tố Hữu cười “híp mí”, còn người lính ở đây lại “mỉm cười rười rượi” - cái cười gượng gạo chất chứa bao u uẩn, nhớ thương.

Mắt người Sơn Tây là đôi mắt quê hương đã chứa bao đau thương của một cuộc chiến

tàn khốc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mẹ tôi em có gặp đâu không

Bao xác già nua ngập cánh đồng

Tôi nhớ một thằng con bé nhỏ Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông?

Từ người mẹ, người con của mình mà cảm thông cho bao người mẹ, người con trong đời, thơ Quang Dũng đã hiện lên hết những bi thương của chiến tranh. Từ đó, nhà thơ đặt ra những câu hỏi nhức nhối lòng người: “Em đã bao ngày em nhớ thương?” “Em đã bao ngày lệ chứa chan?” “Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông?”. Những câu hỏi day dứt cứ lặp đi lặp lại như xoáy vào lòng người cái điệp khúc bất tận của những nỗi đau không có lời giải đáp.

110

Thơ Quang Dũng trong kháng chiến chống Pháp đã buồn, giai đoạn sau lại càng da diết, mênh mang hơn. Nhiều người hiểu đó là một bước phát triển tự nhiên. Kì thực, hai giai đoạn này vẫn có nét khác nhau. Nếu trong kháng chiến chống Pháp đó là cái buồn vừa lãng mạn, mơ mộng vừa bi tráng thì sau kháng chiến chống Pháp, nỗi buồn đó giàu suy tư hơn, khắc khoải và chân thật hơn. Bởi vì nó gắn với những trải nghiệm về cuộc sống, những trắc trở và cả đôi chút bất hạnh trong số phận riêng của nhà thơ. Viết về nỗi buồn, niềm đau, thơ Quang Dũng “không gân cốt mà thấm thía bởi đó là sự nhắn gửi thiết tha của một tấm lòng nhân

hậu, trọng nghĩa tình” [35, tr. 41]. Ta hãy nghe những lời tâm tình của Quang Dũng

trong Đường chiều thứ bảy: Tôi gặp em

Nhưng người bạn xưa Đã không còn gặp nữa

Thân nằm trên một đỉnh Trường Sơn

... Tôi lại gặp

Những người vợ trẻ

Đàn ông đã ngã trên chiến trường

Vất vả nuôi con những ngày kháng chiến

Xót xa thương khóc bao ngày

Tâm hồn ông nắm bắt rất “nhạy” những hình ảnh buồn thương của thiên nhiên, cảnh vật rồi phả vào đó một cái nhìn bàng bạc, man mác, vấn vương. Thơ Quang Dũng có những hình ảnh thật thê lương:

Đồi sắn ướt sũng lá Gà ướt cánh nép hiên Chim xào xạc trốn biệt Mưa giăng màn triền miên

(Chiều núi mưa rào)

111

Da rợn từng cơn, núi đổ chiều

Lá mía, tàu cau rũ héo Vàng, ôi vàng hắt hiu

(Thu quê ai)

Hai bài thơ được sáng tác trong hai thời điểm khác nhau nhưng cùng chung một nỗi buồn mênh mang và sâu lắng. Lời thơ tưởng như tiếng kêu than của một tâm hồn đang gánh chịu nỗi đau trong đời. Cho nên bức tranh thiên nhiên cũng nhuốm màu ảm đạm.

Giọng điệu buồn thương sâu lắng đã góp phần tạo nên chân dung Quang Dũng trong nền thơ kháng chiến cũng như làm tăng thêm vẻ đẹp, sức truyền cảm cho thơ ông. Đọc thơ ông không phải để giải sầu, mua vui một cách hời hợt mà là để lắng mình, cảm nhận và suy tư, là đến với một tâm hồn nhạy cảm, có nhiều trăn trở với cuộc đời. Ông không muốn và có lẽ cũng không thể hô khẩu hiệu một cách giản đơn. Đó là thứ thơ của một bản lĩnh, dám trải tâm hồn mình, cá tính của mình đến với người đọc. Một tâm hồn như thế thật đáng trọng biết bao!

112

KẾT LUẬN

Để đến được với người đọc ngày hôm nay, thơ Quang Dũng đã trải hơn năm mươi năm với bao thăng trầm, gian khó. Nhưng chính điều này tự nó đã nói lên tất cả giá trị thơ ông. Thơ Quang Dũng chính là “viên kim cương bị vùi lấp trong bụi thời gian. Chỉ cần một cử chỉ nhỏ thì viên kim cương lại sáng lấp lánh lên ngay” [50, tr. 6]. Điều đó có được là do thơ ông là cả một thế giới nghệ thuật phong phú, đa diện, có chiều sâu và có những sáng tạo mới mẻ. “Ông

thuộc số không ít những nhà thơ nói lên được điều gì rất riêng, rất thật cho con người Việt

Nam thế kỉ XX” [48, tr. 323].

Với Tây Tiến, đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện, Quang Dũng xứng đáng là một (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong những gương mặt tiêu biểu của nền thơ kháng chiến Việt Nam thế hệ đầu tiên. Sức hấp dẫn của thơ ông trước hết là ở một cái tôi cá nhân đầy cá tính. Cái tôi đó có sự kết hợp tự nhiên, nhuần nhị giữa lí tưởng Cách mạng, hiện thực thời đại với tiếng nói tâm hồn phong phú, đa cảm, vừa mang cốt cách của người trượng phu thời xưa, lại vừa giàu mơ mộng, thích tưởng nhớ. Cái tôi ấy vừa bình dị, chân chất, dân dã vừa tài hoa, tinh tế. Đó là thứ thơ có sự kết hợp hài hòa với chất nhạc, chất họa và với cả hương thơm. Cái tôi Quang Dũng gây hứng thú cho người đọc còn bởi chất phóng túng, yêu tự do và tuổi trẻ mà không phải ai cũng có được trong cuộc đời.

Tình yêu quê hương đất nước luôn thấm đầy trong thơ Quang Dũng. Ông viết về đất nước trong chiến tranh với khí thế lên đường ngùn ngụt, với men say của một thời tuổi trẻ. Đó là đất nước của buổi đầu chiến trận với không khí ngổn ngang, với những đoàn quân dồn đập ra trận. Đó cũng là một đất nước với thiên nhiên hùng vĩ và diễm lệ. Hiếm có nhà thơ nào viết về núi, sông, rừng, biển, dốc, vực, thác nhiều như Quang Dũng. Đến với thiên nhiên đất nước, Quang Dũng đã lưu lại dấu ấn tâm hồn mình ở đó.

Quang Dũng rất có tài năng trong việc cảm nhận và miêu tả những bức tranh quê. Hình ảnh quê hương trong thơ ông vừa dân giã vừa rất mực tài hoa. Những cảnh quê thường được ông nắm bắt rất nhạy và đưa vào thơ tự nhiên như không có dấu vết gọt giũa. Ông viết về quê hương bằng cảm xúc hồn hậu mà tha thiết, dung dị mà cháy bỏng yêu thương. Trong trái tim ông có một góc riêng dành cho “xứ Đoài nhiều mây trắng” quê ông. Quê hương trong thơ ông là cả một niềm thương nhớ với hai hình ảnh thân thương: đỉnh núi Ba Vì mây trắng và dòng

113

sông Đáy chảy chậm. Quang Dũng đã làm cho những dải đất đá ong khô cằn cỗi xứ Sơn Tây trở nên gợi cảm, làm cho đỉnh núi Ba Vì, dòng sông Đáy trở nên thanh bình và hiền hậu.

Là nhà thơ trưởng thành từ những năm gian khó chiến tranh, thơ Quang Dũng viết nhiều về hình tượng người lính. Trong thơ ông đã dựng lên được “tượng đài bất tử về người lính vô

danh” [47, tr. 45] - những con người mang trong mình dòng máu hào hùng với khát

vọng “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” đồng thời lại mang cốt cách người nghệ sĩ với tâm hồn lãng mạn và mơ mộng khác thường.

Vềmặt thể loại, Quang Dũng dùng nhiều thể thơ khác nhau nhưng ông chỉ thực sự thành công ở hai thể tự do và bảy tiếng. Thơ bảy tiếng Quang Dũng vừa mang hơi hướng của thể hành cổ điển vừa có dáng dấp của thể trường ca. Tâm hồn ông phóng túng, tự do thoải mái nên thể thơ ông cũng có tính chất tự do hóa trên tất cả các phương diện như khổ thơ, câu thơ, dòng thơ. Ngoài ra ông còn dùng thủ pháp ngắt dòng và thủ pháp tạo điểm dừng cũng như các sáng tạo về thanh điệu vần và nhịp để tăng sức hấp dẫn và tính sáng tạo cho thơ mình.

Ngôn từ thơ Quang Dũng tự nhiên, gần gũi với đời thường nhưng cũng rất tài hoa. Từ ngữ thơ ông ít có sự gọt đẽo cầu kì mà có vẻ đẹp tự nhiên, chân mộc, phập phồng hơi thở cuộc sống. Lớp từ ngữ chiến trận trong thơ ông không thật nhiều nhưng lại vô cùng phong phú. Quang Dũng đưa vào thơ mình cuộc chiến còn nguyên vẹn, ngổn ngang với biết bao sự kiện. Vì thế, thơ ông giàu chất kí nhưng vẫn sáng chất thơ, vẫn mang tính thẩm mĩ cao. Qua hệ thống ngôn từ ấy, ông đã đến với ngươi đọc bằng một chất giọng riêng của kẻ lãng tử vừa bâng khuâng, mơ hồ, phiêu diêu, lại vừa bình dị nhẹ nhàng. Đó là điệu tâm hồn của cả một lớp thanh niên trí thức thành thị trong buổi đầu ra trận, vừa say men lí tưởng nhưng cũng nhuốm chút buồn thương.

Với những gì đã để lại, dù chưa thật nhiều, Quang Dũng xứng đáng có một vị trí chắc chắn trong thơ kháng chiến. Thơ ông là bè ngang, bè trầm trong tiếng hát của dàn đồng ca, là cơn gió lạ đủ làm thoảng nhớ mùi hương. Thời gian rồi sẽ trôi xa và không phải tác phẩm văn học nào cũng “nằm ngoài qui luật của sự băng hoại”nhưng chúng tôi tin rằng những bài thơ Quang Dũng để lại thật đáng quí và chúng sẽ sống rất lâu trong tâm trí người đọc như cách nói của người bạn thơ Trần Lê Văn: “Xưa nay, người nghệ sĩ tài năng dù có sống đến trăm tuổi vẫn là quá ít đối với người đời, vẫn là con chim sơn tiêu bay qua rừng cây, rừng người rồi bay đi mất. Chim quí hiếm có gửi lại một cánh lông rực đẹp cũng là đáng quí. Ơi Quang Dũng, ơi

114

con chim sơn tiêu của làng Phùng, của xứ Đoài: Cũng cứ nên trở về. Bởi còn nhiều đùm bọc. Đừng vội bay đi”.

115

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (2004), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

2. Phó Đức An (1992), Nhà thơ Quang Dũng đi xem bóng đá, báo Giáo dục và thời đại, số 14.

3. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 4. Aritote (1999), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn học, Hà Nội.

5. Vũ Bằng (2002), Mười chín chân dung nhà văn cùng thời, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

6. M. Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Đốtxtôiépxki, Trần Đình Sử dịch, Nxb Giáo dục.

7. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn, dịch và giới thiệu, Bộ Văn hóa - Thông tin và thể thao, Trường viết văn Nguyễn Du xuất bản. 8. Nguyễn Bao, 1991, Một bài thơ vui, hóm của Quang Dũng, báo Văn nghệ, tháng 12. 9. Phạm Quốc Ca (1998), Đôi điều nói thêm về bài thơ Tây Tiến, trong cuốn Văn học và

tuổi trẻ, tuyển chọn, phần I,Nxb Giáo dục.

10. Nguyễn Phan Cảnh,2000, Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

11. Trần Duy Châu (2002), Thi pháp học cấu trúc, Phòng khoa học công nghệ sau đại học, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh xuất bản.

12. Nguyễn Giao Cư,Hồ Quốc Nhạc (2001), Thơ ca Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 -

1954, Nxb Đồng Nai.

13. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục.

14. Đặng Anh Đào (2000), Bóng câu qua cửa sổ, Tạp chí Văn học, số 2.

15. Đặng Anh Đào (1996), Tây Tiến khúc độc hành, trong cuốn Tiếng nói tri âm, Tạp chí

Kiến thức ngày nay, Nxb Trẻ ấn hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16. Phan Cự Đệ (2000), Bình giảng văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

116

18. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội. 19. Xuân Diệu (1949), Tiếng thơ, Tạp chí Văn nghệ, số 11 và 12 tháng 4.

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ quang dũng (Trang 107 - 133)