Sử dụng thủ pháp ngắt dòng và thủ pháp tạo điểm dừng

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ quang dũng (Trang 89 - 92)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.3.Sử dụng thủ pháp ngắt dòng và thủ pháp tạo điểm dừng

Thủ pháp ngắt dòng là lối thơ tự do xuống dòng giữa câu, không hoặc có viết hoa ở đầu mỗi dòng ngắt. Người ta quen gọi là hình thức thơ bậc thang. Trong giai đoạn đầu chống Pháp, nhiều nhà thơ tỏ ra có sở trường ở thể này: Hữu Loan, Trần Dần, Yến Lan, Trần Huyền Trân ... Quang Dũng có 7/47 bài thơ sử dụng thủ pháp thơ bậc thang (Nhớ, Rừng, Nhớ bạn,

Thu quê ai, Đường Mười hai, Ba Vì đón Bác, Đường chiều thứ bảy). Số lượng ít ỏi đó cho

thấy ông không hề lạm dụng thể thơ này mà trái lại ông đã biết khai thác những ưu thế của câu thơ bậc thang trong việc miêu tả sự đứt quãng của cảm giác, tạo nên những điểm dừng, những khoảng lặng để gây sự tập trung và nhấn mạnh ý nghĩa. Nhiều câu thơ gợi lên được những cảm xúc và suy nghĩ phong phú:

Những tàu cau

đượm làm chi ánh nắng Mà sao lưu luyến người!

90

(Thu quê ai)

Có ý kiến cho rằng kiểu thơ bậc thang trong kháng chiến chống Pháp nặng về hình thức và “không ghi nhận được thành công nào đáng kể” [49, tr. 201]. Thực tế cho thấy “lối thơ

theo kiểu Maiacốpxki” giai đoạn này vẫn có những thành công nhất định và sống rất lâu trong

trí nhớ người đọc (chẳng hạn Lại về tỉnh nhỏ của Yến Lan, Hải Phòng đêm 19 - 11 của Trần Huyền Trân, Bài thơ Việt Bắc - Trần Dần). Ở câu thơ sau trong Đường chiều thứ bảy của Quang Dũng, hình thức bậc thang đã diễn tả sự sâu lắng trong cảm xúc khi nói về những bi thương trong chiến tranh:

Tôi gặp em

Nhưng

người bạn xưa Đã không còn gặp lại

Thân nằm trên một đỉnh Trường Sơn

Mỗi bậc thơ như một tiếng nấc nghẹn, câu thơ ngập ngừng, rưng rưng…

Cùng với ngắt dòng là thủ pháp tạo điểm dừng. Thơ Quang Dũng sử dụng thủ pháp này khá nhiều. Trong một số bài thơ, ông thường kết thúc bằng dạng “mở”, gây độ dư về âm và nghĩa. Chẳng hạn ở bài Trưa hè, ông kết thúc bằng hai câu, tách ra thành khổ riêng:

Xa quê dầu chẳng võ vàng

Trông mây núi nhớ mây làng về trưa

Tứ thơ như thể được dồn trọng tâm vào cuối bài, tạo được ấn tượng và gây dư vị trong lòng độc giả. Ở bài Giấc mơ của Bạch theo thể lục bát, ông kết thúc bằng một câu lục tạo điểm dừng:

Trách ông trực nhật nào kia

Chưa “nghiên cứu” kĩ đã bê còi vào Thế là chưa đi đến đâu!

Đây là lối kết thúc để ngỏ, dòng lục kết thúc như khẳng định một sự tiếp diễn. Ý thơ như thế không dừng lại mà vẫn tiếp tục phát triển trong trí tưởng tượng của người đọc.

91

Có những vợ chồng

Không là trăm năm Mà tình thương yêu ...

Bằng tư duy thông thường, người đọc chờ đợi câu thơ thứ tư, nhưng khổ thơ đã dừng lại ở đấy. Có lẽ câu thơ thứ tư là một dấu chấm lửng, một sự để ngỏ mà mỗi người đọc có thể tự điền vào theo cảm xúc và tư duy của mình.

Dùng dấu chấm, dấu chấm than và dấu gạch ngang giữa dòng cũng là cách tạo điểm dừng quen thuộc của Quang Dũng:

Thôi nhé miền xuôi! Thôi tạm biệt

Nùn rơm - khói thuốc - bạch đầu quân (Những làng đi qua) Với rừng. Cây lá đổ về xuôi

(Rừng)

Bác ngồi đâu. Bác hỏi những ai? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Ba Vì đón Bác)

Cách ngắt nghỉ giữa dòng như vậy tạo một khoảng lặng cần thiết cho sự suy tư của độc giả. Cũng có câu thơ đạt được hiệu quả nghệ thuật cao:

Tiền nước trả em rồi - Nắng gắt Đường xa xôi mơ mơ núi và mây

(Quán nước)

Trong đoạn thơ này, hai chữ “Nắng gắt” được tách ra riêng sau dấu gạch ngang với hai vần trắc liên tiếp cuối câu tạo ấn tượng. Vẫnlà cái nắng ở đầu bài thơ (Tôi lính qua đường trưa

nắng gắt) nhưng đến cuối bài được nhấn mạnh tạo nên một không gian đầy ám ảnh, vừa hiện

thực đến khắc nghiệt (nắng gắt, mái lệch, tường xiêu, giàn mướp nghèo, nhà hoang vắng) lại vừa mơ mộng, trữ tình (mơ mơ núi và mây, vài sợi tóc .,.)

92

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ quang dũng (Trang 89 - 92)