Sử dụng linh hoạt các thể thơ và đóng góp ở thể bảy tiếng

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ quang dũng (Trang 78 - 84)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.1.Sử dụng linh hoạt các thể thơ và đóng góp ở thể bảy tiếng

Quang Dũng là người chịu ảnh hưởng khá sâu của Thơ mới nhưng về mặt thể loại thơ ông không phải là sự lặp lại của Thơ mới mà có những sáng tạo nhất định. Cũng như nhiều nhà thơ khác thời kháng chiến, sáng tác của Quang Dũng đa dạng về thể loại. Tùy thuộc vào tâm trạng, cảm hứng hay sự tác động của hiện thực khách quan mà ông có cách sử đụng thể thơ khác nhau. Qua khảo sát 47 bài, chúng tôi nhận thấy thơ Quang Dũng có các thể: bốn tiếng (2/ 47 bài, tỉ lệ 4,2%), năm tiếng (4/47 bài, tỉ lệ 8,5%), lục bát (2 bài, tỉ lệ 4,2%), bảy tiếng (17 bài, tỉ lệ 36,2%), tự do (17 bài, tỉ lệ 36,2%), hợp thể (5 bài, tỉ lệ 10,7%). Sự lựa chọn mỗi thể thơ cũng như tần suất sử dụng các thể trong thơ Quang Dũng không hoàn toàn có tính ngẫu nhiên mà nó còn gắn với quan niệm thẩm mĩ và cảm nhận riêng của nhà thơ về thể loại.

Thể thơ bốn tiếng có tính chất ngắn gọn (chỉ bốn âm tiết trên đơn vị một câu thơ), nhịp điệu nhanh và khỏe khoắn. Vì thế, nó được Quang Dũng sử dụng phù hợp cho việc miêu tả những tình cảm nhẹ nhàng, trong trẻo (Tiết xôi mới trên đường đi khai hoang, Bắt tép kho cà). Thơ kháng chiến có những bài bốn tiếng rất dễ đi vào lòng người: Lượm (Tố Hữu), Gặt lúa xuân (Nguyễn Hà), Đàn trâu Nghệ (Nghiêm Đa Văn), Hạt gạo làng ta Thả diều (Trần Đăng Khoa)

Thơ bốn tiếng Quang Dũng có giọng điệu vui tươi. Thường thì đó là bức tranh quê sinh động, có màu sắc tươi tắn. Tiết xôi mới trên đường đi khai hoang miêu tả niềm vui của con người trên con đường xây dựng quê hương:

Anh đi khai hoang

79

Thêm đồng lúa chín Mai thành quê hương

Thơ bốn tiếng cũng phù hợp với việc miêu tả cảnh sắc nông thôn. Viết về nội dung này Quang Dũng tỏ ra rất có sở trường. Nhiều câu thơ bốn tiếng đọc lên thật gợi:

Đường thôn rạ vàng

Ngậy mùi cơm mới

Tháng mười quê ta

Gạo mùa chim ngói

(Tiết xôi mới trên đường đi khai hoang)

Hay những câu thơ miêu tả cảnh sắc nông thôn vùng trung du:

Róc rách suối len Cuộn tròn trong vắt

Sắn nương thơm thơm

Cầu thang ai hát...

(Bắt tép kho cà)

Ở một số bài thơ tự do, Quang Dũng cũng có những câu bốn tiếng mềm mại, gợi cảm, rất có “hồn”:

Sông ơi! Dài sao Rộng ơi! Biển cả Thôi em nước mắt Đừng rơi lã chã ...

(Không đề)

Có thể thấy trên mặt bằng chung thơ Quang Dũng, thể bốn tiếng được ông sáng tác không nhiều. Nhưng Quang Dũng đã biết cách sử dụng thật tinh, thật hợp lí, nhờ đó phát huy hết được khả năng biểu cảm của câu thơ bốn tiếng, làm cho thể thơ này trở nên chắt lọc, tinh tế.

80

Thể năm tiếng là thể thơ vốn có trong truyền thống thơ ca dân gian (các loại vè, đồng dao, hát dặm Nghệ Tĩnh). Câu thơ của thể này gồm năm âm tiết, ngắn gọn, có khả năng diễn tả linh hoạt cảm xúc của người viết. Nhưng nó phù hợp hơn với giọng thơ vui tươi, tình cảm đầm ấm, dịu dàng (Thăm lúa - Trần Hữu Thung, Nhớ vợ - Cầm Vĩnh Ui). Dùng thể năm tiếng để bộc lộ tình cảm buồn thương, bâng khuâng, lưu luyến là đặc điểm của thơ Quang Dũng. Trong Lính râu ria, nỗi buồn nhớ vợ, thương con được tỏa ra từ tâm sự của người lính đã gây xúc động bao thế hệ bạn đọc:

Vợ anh giờ này đâu Anh mỉm cười rười rượi

Đến Chiều núi mưa rào, nỗi buồn ấy càng mênh mông da diết hơn. Bức tranh phong

cảnh được nhuốm lên tâm sự của tác giả trở nên ảm đạm đến độ thê lương:

Đồi sắn ướt sững lá Gà ướt cánh nép hiên Chim xào xạc trốn biệt Mưa giăng màn triền miên

Về giọng thơ, thể năm chữ của Quang Dũng sử dụng giọng kể (Đêm Bạch Hạc, Trông bạn) và giọng tả (Chiều núi mưa rào), có khi kết hợp cả kể và tả trong cùng một bài thơ (Lính râu ria).

Thể thơ lục bát chiếm một vị trí quan trọng trong các thể thơ truyền thống của dân tộc. Thơ lục bát giàu nhạc điệu, uyển chuyển nên dễ chuyên chở những tình cảm sâu lắng, mượt mà. Quang Dũng dùng thể thơ này để miêu tả nỗi nhớ quê hương da diết của mình:

Trưa hè bỗng nhớ sông quê

Nước xa không bóng, thuyền đi đôi dòng Thóc nhà ai có phơi không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chói chang lửa thóc, sân trông bóng người

81

Bài thơ có giọng điệu nhẹ nhàng mà tha thiết, cách sử dụng thanh điệu, cách gieo vần khá chuẩn (dùng vần bằng 100%, gieo vần chân ở câu 6 - 8 , vần lưng ở câu 8, nhịp thơ đều đặn), chứng tỏ Quang Dũng sử dụng nhuần nhuyễn thể lục bát.

Thể lục bát gắn bó với nền văn hóa dân gian nên thích hợp cho việc miêu tả tình cảm của đại chúng, tiếng nói của nhân dân. Nó cũng phù hợp với yêu cầu dân tộc hóa, đại chúng hóa của văn nghệ nước ta thời kì này. Theo xu thế đó, Quang Dũng có bài Giấc mơ của Bạch. Bài thơ viết về giấc mơ trở về thăm nhà sau chiến thắng của một chàng vệ quốc quân. Cảnh anh lính tên “Bạch” về thăm quê thật vui tươi:

Bạch ta khấp khởi ruột gan

Hai chân chưa đủ còn toan chạy liều Phép đi từ sáng đến chiều

Mai về Hà Nội còn nhiều việc ghê ...

Bài thơ có cách dùng từ tự nhiên với nhiều khẩu ngữ, từ gọi đáp, từ địa phương và các cách nói dân giã. Giọng điệu của bài thơ hóm hỉnh với nhiều chi tiết sinh động. Chẳng hạn hình ảnh người mẹ mừng con đi đánh giặc trở về:

Bà đang ruộm nốt tấm sồi

Mừng con chạy vỡ cả nồi nước nâu

Tuy nhiên, ép mình theo tiếng nói quần chúng cũng có nghĩa là Quang Dũng xa rời bản sắc của cái tôi đã làm nên tên tuổi của ông trong thơ kháng chiến. Vì thế bài thơ dài (74 câu) nhưng chất lượng nghệ thuật không cao, nhiều lúc sa vào kiểu “vè”hơn là “thơ”. Việc dùng từ ngữ mộc mạc, dân giã nhiều khi làm đánh mất chất thơ (Ví dụ: Hĩm con đã nhớn/Sao mày

nhìn tao?). Thêm nữa, cái “tạng” người của ông không hợp lắm với thể thơ này. Ông vốn

xuất thân từ gia đình tiểu thương, lại có tính cách hào hoa, phóng túng nên thể lục bát khó có chỗ đứng trong ngôi nhà thơ ông.

Thể bảy tiếng hình thành trên cơ sở thơ thất ngôn Đường luật nhưng đã có nhiều cách

tân ở các mặt thanh điệu, vần, nhịp. Trong phong trào Thơ mới, nhiều nhà thơ đã sử dụng thành công thể bảy tiếng như Xuân Diệu, Huy Cận, Thâm Tâm, Hàn Mặc Tử ... Sau Cách mạng, câu thơ bảy tiếng tuy không còn được trọng dụng nữa nhưng vẫn phát huy được vai trò trong việc thể hiện những cảm xúc đa dạng của cuộc kháng chiến. Nhiều nhà thơ tiếp tục có sự

82

thành công ở thể này như Tố Hữu với Bác ơi, Mẹ Tơm, Quê mẹ, Theo chân Bác, Xuân Diệu với Phan Hành Sơn, Phạm Tiến Duật với Bài thơ về tiểu đội xe không kính...

Quang Dũng sử dụng thể bảy tiếng khá nhiều và chính ở thể thơ này ông đã có những đóng góp mới mẻ. Ngoài 17/ 47 bài bảy tiếng (tỉ lệ 36,2%), ông còn có 4 bài xen kẽ giữa thể bảy tiếng và thể năm tiếng. Câu thơ bảy tiếng của Quang Dũng có giọng điệu cổ kính, trang nghiêm với những tình cảm thiêng liêng và xúc động về cuộc sống và con người:

Ba chục năm tròn hai cuộc thắng

Trăng nay, diều lại sáo lưng trời Sài Sơn bóng núi soi mương sáng

Đồng ta Bương Cấn mãi xinh tươi

(Nhớ một bóng núi)

Hầu hết các bài bảy tiếng của Quang Dũng đều chia khổ, mỗi khổ thường là bốn câu đều đặn. Cách ngắt nhịp phổ biến là nhịp 4/3 hoặc 2/2/3, gần với cách ngắt nhịp trong thơ thất ngôn cổ điển. Điều đó cho thấy dấu ấn truyền thống trong thơ bảy tiếng Quang Dũng còn tương đối rõ nét.

Dù vậy, những bài thơ bảy tiếng của Quang Dũng vẫn khẳng định được vị trí xứng đáng trong thơ kháng chiến, đặc biệt là thơ chống Pháp. Có được điều đó là bởi chúng mang hai đặc điểm lớn về mặt thể loại, đó là dấu ấn của thể thơ hành và chất trường ca đậm nét.

Hai bài thơ Tây Tiến (1948) và Những làng đi qua (1947) có thể coi là những bài trường ca đầu tiên của thơ kháng chiến. Chất trường ca của chúng không chỉ nằm ở dung lượng tác phẩm khá lớn (Tây Tiến 34 câu, Những làng đi qua 71câu) mà còn ở khả năng chiếm lĩnh và tái hiện những mặt bản chất của đời sống, những tình cảm tiêu biểu của thời đại. Đề tài thơ mang tính chất lớn lao, là tiếng nói của cả cộng đồng, mà trên hết là tiếng lòng của người lính trước những thử thách quyết liệt: tổ quốc còn hay là mất, độc lập tự do hay nô lệ, ngục tù. Nhà thơ sử dụng bút pháp lãng mạn và bi tráng để dựng lên những hình tượng thơ kì vĩ là những đoàn quân trùng điệp ra trận hay người lính với tầm vóc lớn lao. Cảm hứng của nhà thơ cũng là cảm hứng ca ngợi mang đậm chất anh hùng ca... Không chỉ ở Tây Tiến Những làng đi

qua, nhiều bài thơ bảy tiếng sau đó của Quang Dũng vẫn giữ được giọng thơ “tráng ca” như

83

Đâu đây đứt xích pháo kêu giòn Liệt sĩ tên còn xanh núi non Cơn gió bóng mây qua đỉnh Việt Mà như lau sậy có linh hồn

Bốn câu thơ mà có hai nét vẽ đối lập. Một nét vẽ mạnh mẽ, phóng khoáng, đặc quánh các sự kiện tiêu biểu của thời đại, một nét mềm mại, bay bổng. Cảmhứng ngợi ca của tác giả đã ghi tạc hình ảnh người liệt sĩ vào gió, mây, núi, lau sậy, vào thiên nhiên vĩnh hằng của đất nước.

Bên cạnh đó, thể thơ bảy tiếng của Quang Dũng còn mang dấu ấn thể hành cổ điển. Tác giả Trần Mạnh Hảo nhận xét: “Thể hành trong thơ vốn đã cổ từ xưa bên Trung Quốc và được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

truyền sang nước ta từ khá lâu. “Tống biệt hành” của Thâm Tâm và “Hành phương Nam”

của Nguyễn Bính mặc dù rất là hay nhưng hình như không khí của hai bài thơ trên vẫn còn óc

ách tiếng sóng tiễn Kinh Kha qua sông Dịch. Đến “Tây Tiến” của Quang Dũng, thì thể thơ

hành đã được Việt hóa, kháng chiến hóa, sông Mã hóa, vệ quốc quân hóa. Nhịp thơ gắt như sự va đập của đầu người vào núi đá trong một cuộc leo ngất trời, dốc cao dựng đứng” [32, tr. 167].

Thể thơ bảy tiếng được Quang Dũng sử dụng khá thành công để diễn tả những cuộc lên đường hào hùng (Đường trăng, Pha Đin, Tây Tiến, Những làng đi qua). Đó không phải là những sự ra đi đầy bế tắc và cô độc như trong Thơ mới (Ta đi nhưng biết về đâu nhỉ / Thà cứ

ở đây uống rượu say - Nguyễn Bính) mà là sự ra đi của một tâm hồn khoáng đạt đã tìm thấy

đất nước làm điểm tựa để dấn bước. Thời Thơ mới, Thâm Tâm đã có những câu thơ vần trắc ở cuối dòng tạo khí thế hiên ngang: Đưa người ta chỉ đưa người ấy (Tống biệt hành). Đến Quang Dũng, giá trị của những câu thơ vần trắc được phát huy hết sức mạnh khiến cho âm điệu thơ trở nên rắn rỏi, gân guốc:

... Đào đỏ Nhật Tân ở lại gốc

Chủ nhân còn gác trạm tiền tiêu Chờ địch kéo lên Yên Phụ dốc ...

84

Có thể nói, sự sử dụng dày đặc vần trắc ở cuối câu là một nét đặc trưng của thể bảy tiếng thơ Quang Dũng (Tây Tiến 15/ 34 câu, Những làng đi qua 31/71 câu, Pha Đin 13/ 29 câu). Điều này cùng với tính chất bi tráng, quên mình của người lính trong những cuộc lên đường làm cho câu thơ bảy tiếng của Quang Dũng mang dấu ấn rõ rệt của thể thơ hành cổ điển.

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ quang dũng (Trang 78 - 84)