Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận phát triển hoạt động bancassurance tại các công ty bảo hiểm thuộc ngân hàng thương mại nhà nước (Trang 60 - 62)

- Chất lượng nguồn nhân lực

NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

2.1.1. Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) là mô hình bancassurance ra đời sớm nhất trong các mô hình bancassurance của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam.

BIC tiền thân là công ty liên doanh bảo hiểm Việt Úc được thành lập trên cơ sở liên doanh giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển với Tập đoàn bảo hiểm QBE của Australia. Năm 2006 BIDV mua lại phần vốn góp của Tập đoàn Bảo hiểm Quốc tế QBE (Australia) trong Liên doanh Bảo hiểm Việt - Úc và chính thức đi vào hoạt động với tên giao dịch là công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC). Năm 2007 BIC nâng vốn pháp

định lên 500 tỉ và chuyển đổi sang mô hình tổng công ty. Sang năm 2008 BIC phát triển hoạt động bancassurance sang Lào khi liên doanh với Ngân hàng Ngoại thương Lào và Ngân hàng liên doanh Lào Việt thành lập công ty liên doanh bảo hiểm Việt Lào (LVI). Năm 2009 BIC được giao quản lý toàn diện công ty Bảo hiểm Cambodia - Việt Nam và trở thành doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên của Việt Nam có mạng lưới hoạt động tại cả 3 nước Đông Dương.

Hình 2.1: Mô hình bancassurance của BIDV: BIC

Hiện tại hình thức pháp lý của BIC là công ty cổ phần, trong đó BIDV nắm giữ 82,30% cổ phần, các cổ đông nước ngoài nắm giữ 4,06% cổ phần và các cổ đông cá nhân, tổ chức khác trong nước nắm giữ 13,64% cổ phần. Có thể thấy mặc dù hoạt động dưới hình thức cổ phần tuy nhiên BIDV vẫn là cổ đông sáng lập và chi phối đối với BIC.

Bản thân BIC, kế thừa kinh nghiệm về hoạt động bảo hiểm sau sáu năm của liên doanh và kinh nghiệm hoạt động trên thị trường tài chính hơn 50 năm qua của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam, sau khi đi vào hoạt động, BIC thực hiện chiến lược cung cấp các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói của BIDV tới khách hàng.

Về Ngân hàng sáng lập và chi phối của BIC, BIDV là ngân hàng được thành lập từ năm 1957 và là ngân hàng lâu đời nhất Việt Nam. BIDV cung cấp cho BIC một thị trường khách hàng rộng và tiềm năng hơn bất cứ ngân hàng thương mại nào tại Việt Nam. Hiện BIDV là cổ động góp vốn thành lập của nhiều doanh nghiệp và đầu tư thực hiện nhiều dự án trọng điểm của Nhà nước trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC), Công ty phát triển đường cao tốc

BIDV BIC BIC Sở hữu nước ngoài Sở hữu khác

(BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành. Với thời gian, qui mô và định hướng phát triển được giao đối với một ngân hàng trọng điểm, hiện BIDV có 117 chi nhánh và trên 551 điểm mạng lưới tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Ngoài BIC, BIDV cũng có một mạng lưới phi ngân hàng lớn cả về qui mô và số lượng, gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính. BIDV đã hiện diện thương mại tại nhiều nước, như Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc. Ngoài ra BIDV cũng tham ra rất nhiều liên doanh trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam, như Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ).

Về thị trường, BIDV có nền khách hàng doanh nghiệp lớn nhất trong hệ thống các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam bao gồm các tập đoàn, tổng công ty lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bên cạnh đó hàng triệu lượt khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng dịch vụ.

Có thể thấy việc lựa chọn mô hình sở hữu đơn nhất giúp BIDV có thể thu lợi tối đa từ dịch vụ bảo hiểm, ngược lại, BIC có thể tận dụng triệt để các lợi thế của BIDV về khách hàng, cơ sở vật chất và hạ tầng kĩ thuật, và đặc biệt là cam kết của BIDV trong việc hỗ trợ và phát triển. Mặt khác, xét về lợi thế, với đặc điểm khách hàng của BIDV, BIC cũng cần xem xét phát triển các sản phẩm bảo hiểm các sản phẩm cho doanh nghiệp, tiếp cận khách hàng qua các kênh phân phối khác nhau ngoài kênh bancassurance (ví dụ như môi giới, trực tiếp) thông qua thông tin khách hàng của BIDV.[44].

Một phần của tài liệu Tiểu luận phát triển hoạt động bancassurance tại các công ty bảo hiểm thuộc ngân hàng thương mại nhà nước (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)