Phát triển kênh phân phối tại VLCI và VietinAviva

Một phần của tài liệu Tiểu luận phát triển hoạt động bancassurance tại các công ty bảo hiểm thuộc ngân hàng thương mại nhà nước (Trang 82 - 84)

- Chất lượng nguồn nhân lực

2.2.2.4.Phát triển kênh phân phối tại VLCI và VietinAviva

2.2.2.Thực trạng phát triển kênh phân phối bancassurance của các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam

2.2.2.4.Phát triển kênh phân phối tại VLCI và VietinAviva

VLCI và VietinAviva là hai công ty bảo hiểm nhân thọ. Mục tiêu đặt ra của cả hai bancassurance khi thành lập là nhắm đến đối tượng khách hàng của ngân hàng trong liên kết. Hiện tại cả VLCI và VietinAviva đều phát triển mạng lưới phân phối thông qua kênh bancassurance và tập chung khai thác vào đối tượng khách hàng của ngân hàng, chưa khai thác ra khách hàng ngoài ngân hàng.

Các đại lý trực tiếp khai thác của VCLI thường là cán bộ tín dụng của ngân hàng. Qui trình hợp tác liên quan đến hai bộ phận là phòng quan hệ khách hàng (quản lý khách hàng của Vietcombank và SeAbank) và phòng Quản lý nợ của ngân hàng nhằm giám sát và đảm bảo quyền lợi cho Ngân hàng. Vietcombank và SeAbank giữ vai trò chủ đạo trong mối liên kết này, VCLI giữ vai trò kĩ thuật, thẩm định yêu cầu bảo hiểm và đưa ra quyết định cấp đơn BH. Hoạt động và kết quả kinh doanh của liên kết phát triển hay không trong trường hợp này phụ thuộc rất nhiều vào Vietcombank, cụ thể là đại lý và bộ phận trực tiếp quản lý đại lý – phòng Quan hệ khách hàng.

Mặc dù giới thiệu và được cấp phép triển khai cả hai nhóm sản phẩm bảo hiểm bảo vệ và bảo hiểm kết hợp tiết kiệm, tuy nhiên hiện nay VCLI và VietinbankAviva mới tập trung khai thác sản phẩm bancassurance gắn với hoạt động tín dụng cho đối tượng khách hàng đi vay là cá nhân của Ngân hàng.

Do mới đi vào hoạt động nên Kênh phân phối bancassurance của VietinAviva đang từng bước được xây dựng và thiết lập. Hiện tại nguồn đại lý của VietinAviva gặp khó khăn do các qui định pháp lý liên quan đến mã số đại lý nhân thọ và phi nhân thọ liên quan đến đại lý bancassurance của Bảo Ngân. Cũng như trường hợp của Bảo Ngân, cam kết của Vietinbank với VietinAviva vẫn hoàn toàn dựa trên cơ sở hợp đồng giữa hai bên và không có mối liên hệ chỉ đạo giám sát trực tiếp như trường hợp của Agribank.

KH Yêu cầu BH Nhận giấy YC Thẩm định cấp đơn Cung cấp

thông tin

- Kiểm tra thông tin - Thông báo kết quả cho khách hàng - Chấp nhận BH, cấp Giấy CNBH - Từ chối hoặc yêu cầu bổ sung thông tin

Phòng quản lý nợ kiểm tra và xác nhận trên giấy CNBH: Lưu: - Bản sao giấy CNBH, - Bản gốc giấy YCBH, - Bản gốc văn bản chấp nhận BH của VCLI. Phòng Q.L nợ chuyển phòng QHKH: - Giấy CNBH gốc - Bản sao Giấy YCBH Điều khoản BH Nhận HĐBH và bàn giao cho KH Nhận bộ HĐBH Nhập dữ liệu Bancassurance

Hình 2.12: Quan hệ liên kết bancassurance giữa VCLI với Vietcombank và SeAbank P.QHKH Cán bộ tín dụng Phòng Quản lý nợ VCLI Khách hàng Vietcomban k/SeAbank

Thông qua phân tích hoạt động phát triển các kênh phân phối của các bancassurance có thể thấy mức độ cam kết giữa ngân hàng và bancassurance là khác nhau giữa các các bancassurance. Mặc dù các bancassurance đều phát triển kênh phân phối bancassurance trên cơ sở tận dụng hệ thống bán lẻ của các Ngân hàng, tuy nhiên vẫn có những sự khác biệt cơ bản, ví dụ: ABIC tập trung vào phát triển kênh bancassurance, BIC phát triển mạnh cả kênh bancassurance và kênh phân phối trực tiếp, Bảo Ngân vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả của kênh phân phối bancassurance. Các bancassurance trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ chủ yếu phân phối qua hệ thống đại lý trong đó VietinAviva phát triển hệ thống đại lý độc lập với Ngân hàng, VCLI phát triển đội ngũ đại lý bám sát bộ phận tín dụng bán lẻ của Vietcombank. Chính những sự khác biệt này là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành công khác nhau của các bancassurance trong hoạt động kinh doanh phân tích ở phần tiếp theo.

Ngoài hai nhân tố phân tích là công tác phát triển sản phẩm, công tác phát triển hệ thống phân phối, các bancassurance đều chú trọng đến các nhân tố quan trọng không thể thiếu trong việc vận hành một doanh nghiệp, như chất lượng nguồn nhân lực (công tác đào tạo luôn được quan tâm đầu tư trong các bancassurance), công nghệ phục vụ cho công tác quản lý và hoạt động kinh doanh, các dịch vụ khách hàng và các dịch vụ hỗ trợ khác. Chất lượng dịch vụ sẽ được đánh giá phần nào thông qua phân tích đánh giá tại phần sau.

Một phần của tài liệu Tiểu luận phát triển hoạt động bancassurance tại các công ty bảo hiểm thuộc ngân hàng thương mại nhà nước (Trang 82 - 84)