7. Cấu trúc luận văn
3.2.6. Nhóm giải pháp về quản lí và phát triển thị trường
Vấn đề cắt giảm thuế xuất nhập khẩu, mở cửa thị trường nội địa trong khuôn khổ WTO sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh buộc sản xuất trong nước, nhất là doanh nghiệp phải cố gắng vươn lên. Một môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các
124
nhà sản xuất nâng cao hiệu quả hoạt động và qua đó, từng bước cải thiện vị thế cạnh tranh của sản phẩm CAQ đặc sản của Vĩnh Long trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Mặt khác, về lâu dài Việt Nam không thể tiếp tục các chính sách trợ cấp xuất khẩu như trợ giá xuất khẩu vì chính sách này vi phạm qui định về cấm trợ cấp xuất khẩu trực tiếp của WTO. Do vậy, phải nghiên cứu chuyển sang các dạng trợ cấp khác phù hợp với các tổ chức kinh tế - thương mại khu vực và quốc tế. Để làm được điều này, cần đa dạng các hình thức tín dụng xuất khẩu, tiếp tục hoàn thiện và tăng cường các giải pháp ưu đãi tín dụng xuất khẩu, hoàn thiện Quĩ hỗ trợ xuất khẩu tiến tới thành lập Ngân hàng xuất, nhập khẩu và triển khai bảo hiểm xuất khẩu.
Để phát triển thị trường trái cây cũng như hàng hóa khác của Vĩnh Long với mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế cao trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu, cần coi trọng công tác nghiên cứu dự báo, tổ chức và mở rộng thị trường xuất khẩu cả tầm vi mô lẫn vĩ mô. Kinh nghiệm của các nước kinh doanh thành đạt trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả cho thấy, cần thiết phải có những tổ chức chuyên trách trong việc nghiên cứu thị trường trong nước. Tổ chức này có nhiệm vụ:
Thu thập thông tin về cung, cầu, giá cả, thị hiếu tiêu thụ, dung lượng, khả năng cạnh tranh từng nhóm hàng, mặt hàng; Xử lí thông tin, dự báo sản phẩm tiềm năng ở mỗi thị trường cụ thể như: số lượng, chất lượng, giá cả, thị hiếu; Cung cấp thông tin đã xử lí một cách nhanh nhất cho các cấp lãnh đạo, làm cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh, chỉ đạo điều hành kinh doanh; Cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức khuyến nông, các cấp chính quyền, đoàn thể,… tới người sản xuất, giúp họ định hướng sản xuất lâu dài, ổn định, có căn cứ phù hợp với nhu cầu khách hàng; Cung cấp thông tin về những ưu thế của sản phẩm trong nước tới khách hàng thông qua các cuộc hội thảo, hội chợ, triển lãm quốc tế. Giúp họ hiểu rõ về sản phẩm CAQ đặc sản của Vĩnh Long nhằm tạo ra nhu cầu tiêu thụ.
Tổ chức hệ thống thông tin thường xuyên về thị trường, tạo điều kiện cho người kinh doanh xuất khẩu nắm bắt được những cơ hội của thị trường để kịp thời ứng phó nhằm thực hiện chức năng điều hành vĩ mô đối với thị trường.
Trong những năm vừa qua, trái cây ĐBSCL biến động mạnh, trong đó có Vĩnh Long, do phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, do chất lượng trái cây tươi không đáp ứng được yêu cầu của các nước khác như Nga, Mĩ, Châu Âu, Nhật nên việc tìm thị trường mới là rất khó khăn. Những thị trường này đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng rất khắt
125
khe, quãng đường vận chuyển xa nên muốn xuất khẩu trái cây tươi vào được những thị trường này cần có thời gian để cải tiến kĩ thuật và công nghệ từ khâu chọn giống đến khâu chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản.
Tìm kiếm nhà phân phối: để xuất khẩu trái cây sang một thị trường nào đó thì phải thông qua các nhà bán lẻ nổi tiếng, họ sẽ phân phối trái cây đến các siêu thị. Những nhà phân phối này thường đòi hỏi trái cây phải được cung cấp quanh năm với chất lượng đảm bảo theo yêu cầu của họ. Họ cũng muốn hàng hóa được giao trực tiếp từ những nhà trồng trọt, càng sớm càng tốt. Vì thế nếu không tổ chức chuyên gia thu gom trái cây đưa về các chợ trung tâm hoặc các kho của các công ti chuyên kinh doanh xuất khẩu trái cây thì sẽ không cung ứng được yêu cầu này của các nhà phân phối ở thị trường nước ngoài bằng nhiều cách như:
Thông qua mạng Internet: ngày nay thương mại điện tử ngày càng có vai trò quan trọng trong giao dịch xuất nhập khẩu. Hầu như các nhà phân phối lớn trên thế giới đều có trang Web riêng. Việc tìm kiếm cơ hội giao thương trên Internet đã trở thành thuận tiện và ít tốn kém. Vì vậy cần chú ý hình thức mua bán qua mạng. Các hiệp hội, HTX cần xây dựng trang Web riêng và thường xuyên cập nhật thông tin để tự giới thiệu và thực hiện các giao dịch. Thực tế, bưởi Năm Roi Vĩnh Long đã có trang Web riêng: với địa chỉ www.5roi.com
cho người xem thông tin hướng dẫn phương pháp trồng, chăm sóc bưởi da xanh; bệnh hại và cách phòng trị; các sản phẩm từ bưởi; nơi cung cấp cây giống; hỏi đáp, giao lưu giữa nhà nông và nhà khoa học, giao dịch, mua bán trực tuyến,...
Thông qua đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài.
Đối với hoạt động xúc tiến thương mại: để củng cố thị trường đã có và mở rộng thêm thị trường mới, Vĩnh Long cần có hoạt động xúc tiến thương mại thích hợp. Trước mắt, cần lựa chọn các loại trái cây đặc sản và tài trợ việc quảng bá tại các thị trường có tiềm năng như Mĩ, Nhật Bản, EU đồng thời thông qua các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài hoặc Tổ chức xúc tiến Thương mại các nước tại Việt Nam để phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trái cây thâm nhập thị trường nước ngoài. Riêng thị trường Trung Quốc là thị trường lớn nhất tiêu thụ rau quả Việt Nam và Vĩnh Long cần phải có chiến lược xúc tiến thương mại phù hợp.
Để thực hiện nhiệm vụ này, cần đào tạo một đội ngũ cán bộ xúc tiến thương mại có trình độ chuyên môn cao, trình độ ngoại ngữ, am hiểu thị trường nước ngoài. Hỗ trợ cho các trung tâm thông tin nhằm nắm bắt kịp thời thông tin về nhu cầu, giá cả thị trường,… và
126 thông báo các doanh nghiệp xuất khẩu.
Để đưa trái cây được vào thị trường nước ngoài nhất là các thị trường khó tính như Mĩ, ngoài việc xuất đi trực tiếp thì có thể thông qua nước thứ ba như Cannada chẳng hạn, các nhà khoa học của chúng ta sẽ phối hợp với nước thứ ba này để nghiên cứu kĩ thuật vận chuyển và bảo quản trái cây.
Quảng bá sản phẩm và thương hiệu: để giới thiệu được sản phẩm đến nhà phân phối lớn ở các nước, có thể dùng phương pháp truyền thống như đưa trái cây đi tham dự các hội chợ chuyên ngành: tham dự hội chợ quốc tế Cần Thơ (2001 - 2005), hội thi trái cây ngon các tỉnh như: Tiền Giang (2003 - 2005), Vĩnh Long (2003 - 2005), Bến Tre (2003 - 2005), Đồng Tháp (2003 - 2005), Festival trái cây Tiền Giang (2010),… thay đổi phương thức tổ chức như xây dựng rạp (gian hàng) trái cây có kĩ thuật bảo quản lạnh, có mĩ thuật. Đưa yêu cầu về chất lượng trái cây tham dự hội chợ lên hàng đầu, đặc biệt là yêu cầu về vệ sinh thực phẩm (trái cây phải được xử lí sạch sẽ theo tiêu chuẩn qui định trước khi đưa vào hội chợ),… in catalogue quảng cáo, đăng kí thương hiệu tại nước nhập hoặc dùng các phương tiện hiện đại hơn đưa thông tin lên mạng. Ngoài bưởi Năm Roi, cam sành, chôm chôm Vĩnh Long cần thiết lập trang Website riêng cho các loại trái cây đặc sản và chủ lực như: Xoài, sầu riêng, măng cụt.
Tỉnh cần tham khảo ý kiến của Viện Nghiên cứu CAQ Miền Nam, các cơ quan chức năng của Bộ Thương mại (Cục xúc tiến thương mại, Vụ xuất nhập khẩu,… ) tổ chức hội chợ trái cây theo định kì vào những vụ thu hoạch chính. Kế hoạch được thông báo trên mạng và bằng thư mời tới các nhà kinh doanh trái cây có tầm cỡ quốc gia trong và ngoài nước.
Dựng các mô hình trái cây mang tính đặc trưng ở những nơi du khách quốc tế thường đến tham quan, cửa ngõ, đầu mối giao thông.
Hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp có thành tích xuất khẩu trái cây tham gia hội chợ quốc tế về rau quả hàng năm ở Đức.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để giảm bớt rủi ro khi xuất khẩu trái cây đồng thời cần mở rộng thị trường xuất khẩu.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại tiếp thị trái cây, hỗ trợ các hiệp hội, doanh nghiệp tham gia hội chợ, tiếp xúc với các đối tác như: Thương hàng, Hiệp hội trái cây, doanh nghiệp nhập khẩu. Cần nhanh chóng thay đổi hình thức buôn bán trái cây bằng đường tiểu ngạch sang hình thức liên kết tiêu thụ hoặc buôn bán chính ngạch. Hiệp hội trái cây của tỉnh và đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu trái cây cần thay đổi phương pháp tiếp cận thị trường;
127
gặp gỡ bàn bạc cụ thể với hiệp hội nhập khẩu và doanh nghiệp nhập khẩu của nước đối tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ trái cây không qua trung gian.
Tỉnh cần kí các Hiệp định liên quan đến xuất nhập khẩu nông sản và trái cây giữa tỉnh Vĩnh Long và các tỉnh, các nước đối tác, kí các hiệp định về bảo vệ thực vật và thành lập các trung tâm, đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, cung cấp thông tin và xã hội hóa thông tin thị trường, giúp Hiệp hội trái cây, các doanh nghiệp và các địa phương xác định đúng mục tiêu sản xuất và phát triển thị trường trái cây.
Hỗ trợ chính sách là rất cần thiết để tỉnh đủ sức cạnh tranh, hội nhập với đối tác Thái Lan vốn là một đối thủ rất chuyên nghiệp. Chính sách cần là tổ chức lại sản xuất theo hướng đây là một ngành hàng, có người chịu trách nhiệm và có quyền lực trong lúc thi hành nhiệm vụ liên quan đến xuất khẩu thì mới có hiệu quả, còn nếu như lỏng lẻo như hiện này thì tiếp tục thua kém Thái Lan vì họ chuyên nghiệp, tổ chức có người chịu trách nhiệm, có quyền giải quyết để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu. Do đó, cần có người đi đến từng HTX sản xuất và từng nhà vườn thu mua, sau đó kiểm tra chất lượng và đóng gói theo GAP, có như vậy ngành sản xuất CAQ mới khá lên được.
Ngoài ra, tỉnh cần thực hiện tốt công tác dự báo, thông tin thị trường tiêu thụ trong nước và cả trên thế giới, giá cả sản phẩm nông nghiệp. Phối hợp với các Đài phát thanh Truyền hình phát trên đài các chuyên mục của ngành nông nghiệp; đồng thời xây dựng các trang Web với nội dung phong phú, hấp dẫn người đọc, thông tin trên mạng hàng tháng và phát hành trong hệ thống, để mọi người có điều kiện truy cập tiếp cận.
Cử tuyển nhân viên phụ trách khuyến nông của địa phương tham dự các lớp nâng cao nghiệp vụ Maketing do các trường và viện đại học tổ chức để tăng thêm số lượng nhân viên xúc tiến thương mại có chất lượng, từ đó xây dựng kế hoạch xúc tiến dài hạn ở trong và ngoài nước.
Phối hợp với các công ti du lịch để đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ, những năm gần đây số khách đến Vĩnh Long ngày càng tăng, năm 2011 đón 830.000 người (Nguồn: NGTK tỉnh Vĩnh Long, Năm 2011) khách du lịch, trong đó khách trong nước 630.000 người (chiếm 75,9%), khách quốc tế 200.000 người (chiếm 24,1%) đây là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh trái cây Vĩnh Long. Và để quảng bá tốt cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
In Brochue màu về trái cây và phát miễn phí cho du khách tại các công ti du lịch và các điểm du lịch mà du khách thường ghé thăm.
128
tại các công ti lữ hành để giới thiệu tiềm năng trái cây Vĩnh Long.
Xây dựng siêu thị trái cây liên kết với các doanh nghiệp trong tỉnh để tập trung vốn. Tiếp tục kiểm soát được các nội dung chính của hệ thống tiền chứng nhận sao cho luôn hoạt động tốt thông qua việc thường xuyên kiểm tra, nhân rộng mô hình vườn trồng và cơ sở đóng gói, tránh trình trạng chỉ hoạt động tốt vào lúc đầu, sau lại gian dối tráo đổi sản phẩm, tự ý thay đổi hoặc đơn giản hóa qui trình.
Để nâng cao chất lượng trái cây thì cần phải quản lí tốt ngay từ khâu chọn giống đến khâu chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Nói cách khác qui trình quản lí chất lượng phải được tổ chức chặt chẽ từ khi trồng, thu hoạch cho đến lúc trái cây đến tay người tiêu dùng.
Hiện tại do sản lượng trái cây chất lượng cao trong chương trình chuyển đổi chưa nhiều, cung không đủ cầu nên giá bán lẻ ở thị trường còn khá cao. Sản lượng trái cây chất lượng trung bình và kém đã làm giảm khả năng cạnh tranh với trái cây của Thái Lan, Philippin, Malaysia và một số nước khác trên thị trường xuất khẩu: Trung Quốc, Châu Âu. Xuất khẩu vào Trung Quốc mấy năm gần đây xuống dốc do Trung Quốc đã vào WTO, họ đòi hỏi trái cây phải được xác nhận an toàn, đóng gói đẹp, được dán nhãn xuất xứ hàng hóa, trái cây Việt Nam chưa đạt yêu cầu này do sản xuất nhỏ, manh mún do quen buôn chuyến qua biên giới. Do vậy, đòi hỏi áp dụng mạnh mẽ hơn những giải pháp tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và các giải pháp sau đây:
Hướng sản xuất trái cây chất lượng, an toàn, có xuất xứ hàng hóa (GAP), phục vụ xuất khẩu cần được áp dụng. Trong đó, cần khảo sát để xác định nhu cầu của từng thị trường cần loại trái cây gì, giống nào, giá nào, mùa vụ cung cấp nào khả thi và địa phương nào đáp ứng yêu cầu thì tạo điều kiện để thực hiện.
Ở các nước trên thế giới, trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu chuẩn hóa trái cây hàng hóa là việc làm thường xuyên và trở thành nhu cầu thiết yếu. Đối với cơ quan chức năng nhà nước, tiêu chuẩn hóa trái cây hàng hóa phục vụ cho công tác thiết lập hồ sơ quan hệ với nước ngoài trong các hiệp định thương mại. Trong nước, các thông tin nghiên cứu xác lập tiêu chuẩn hóa hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cho trái cây hàng hóa của doanh nghiệp.
Các cơ quan của tỉnh nên xây dựng tiêu chuẩn hàng hóa trái cây mang đầy đủ tính chất của tiêu chuẩn hàng hóa quốc tế phù hợp với nhu cầu từng thị trường.
129
mối cũng có những tổ kiểm tra nồng độ thuốc bảo vệ thực vật trên trái nhằm tìm ra nguồn gốc trái cây không an toàn.
Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu hiện tại, như thị trường Trung Quốc chẳng hạn, thị trường này chấp nhận nhiều mức chất lượng trái cây khác nhau, giá cả tương ứng với chất lượng và yêu cầu trái cây vào Trung Quốc có nhãn hiệu, có xuất xứ. Ngoài ra, cần đạt tiêu chuẩn GAP để xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Châu Âu, Châu Mĩ.
Vấn đề liên kết là sự liên kết giữa nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nước. Hiện hay sự liên kết này còn rất mờ nhạt trong lĩnh vực trái cây.
Thị trường tiêu thụ trái cây tươi thường xuyên biến động nhưng giá bán các loại chủ lực như: Bưởi Năm Roi, cam sành, chôm chôm vẫn ở mức cao và có lợi cho nhà vườn.
Thị trường tiêu thụ trái cây nội địa vốn có sức mua lớn nhưng do công nghệ sau thu hoạch, bảo quản còn nhiều bất cập cho nên ảnh hưởng đến chất lượng, thời gian cung ứng và giá cả tiêu thụ trong khi đó nhiều loại trái cây nước ngoài xâm nhập chiếm lĩnh thị trường nội địa đến từng xóm, ấp. Mặt khác, hướng xuất khẩu chính ngạch chưa được khai thông, trong khi đó thị trường trái cây xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch sang Trung Quốc và Campuchia gặp trở ngại sau khi các nước này gia nhập WTO.