7. Cấu trúc luận văn
3.1.2. Những căn cứ để xây dựng định hướng chiến lược
3.1.2.1. Cơ sở của định hướng
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến 2020
- Qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với qui hoạch các ngành, lĩnh vực.
- Phát huy tối đa những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế; từng bước củng cố nội lực, tăng dần tỉ lệ tích lũy cho nền kinh tế, giảm thiểu thách thức tiến tới hình thành một cơ cấu kinh tế tiên tiến, mở, hài hòa cân đối và có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
- Phát triển kinh tế gắn với phát triển y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, giảm dần tỉ lệ hộ nghèo; tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Định hướng phát triển cây ăn quả
Phát triển đa dạng CAQ và theo hướng sản xuất hàng hóa; xác định cơ cấu một số cây chủ lực trong tập đoàn CAQ; từng bước nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm và hiệu quả kinh tế một cách ổn định, trên cơ sở: Xây dựng qui mô, cơ cấu phát triển sản xuất một cách hợp lí, phù hợp với các điều kiện thực tiễn, xu thế phát triển của xã hội, nhằm khai thác các tiềm năng lợi thế của các nguồn nội lực, ngoại lực; sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thế hệ tương lai; đồng thời chuyển hóa hiệu quả kinh tế của CAQ thành một điều kiện quan trọng cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển, tạo việc làm, thu nhập ổn định, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Các chỉ tiêu dự báo
Dự báo dân số và lao động
Năm 2011 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Vĩnh Long giảm xuống còn 0,89%, dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới.
104
Theo dự báo của Ủy ban Dân số và Kế hoạch hoá gia đình tỉnh thì dân số Vĩnh Long vào năm 2015 khoảng 1.152,5 nghìn người, năm 2020 khoảng 1.205,8 nghìn người. Tương ứng qua các năm dân số nữ sẽ là: 558,1 nghìn người, 585,5 nghìn người, 612 nghìn người và dân số ở thành thị sẽ là: 163 nghìn người, 265 nghìn người, 535 nghìn người.
Bảng 3.1. Dự báo dân số tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015 - 2020
Đơn vị: người Năm 2015 2020 TP Vĩnh Long 144.610 151.230 Huyện Long Hồ 169.180 177.050 Huyện Mang Thít 104.370 109.190 Huyện Bình Minh 92.120 96.350 Huyện Tam Bình 161.750 169.270 Huyện Trà Ôn 141.720 148.330 Huyện Vũng Liêm 167.440 175.180 Huyện Bình Tân 98.050 102.550 Dân số toàn tỉnh 1.079.240 1.129.150
(Nguồn: Cục Thống kê Vĩnh Long và dự báo của Phân Viện Qui hoạch - TKNN)
Theo dự báo dân số trong độ tuổi lao động năm 2015 là 768,5 nghìn người và năm 2020 là 793,8 nghìn người (chiếm tỉ lệ lần lượt là 68%, 66,7% và 65,8% dân số toàn tỉnh). Tương ứng qua các năm thì số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 650 nghìn người, 675 nghìn người, 694 nghìn người. Như vậy, tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động so với tổng số dân giai đoạn 2010 - 2020 giảm (2,2%). Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long nói chung và đối với lĩnh vực trồng CAQ nói riêng.
Trồng CAQ cần rất nhiều lao động nhất là thời gian thu hoạch. Cho nên, thực tế trên sẽ gây không ít khó khăn cho sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm CAQ trong tỉnh. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội để ngành nông nghiệp phối hợp với các ngành liên quan có chương trình, chính sách phù hợp để đầu tư nâng cao trình độ cho lực lượng lao động, chuyển giao khoa học kĩ thuật đến tận nhà vườn,… nhằm tăng thu nhập cho nhà vườn trên diện tích canh tác, góp phần tích cực vào việc thay đổi diện mạo nông thôn đặc biệt là phong trào xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
105
Vĩnh Long đang thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, nhằm nâng cao giá trị sản lượng nông nghiệp cũng như nhận thức, thói quen sản xuất và tiêu dùng của người dân, từng bước hội nhập vào thị trường quốc tế. Hoạt động xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm là vấn đề quyết định đối với sự thành công của chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2020. Quan điểm đối với lĩnh vực xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp của Vĩnh Long được xác định : Thị trường sẽ quyết định sản xuất, tức là từ xu hướng tiêu dùng trên thị trường sẽ điều chỉnh và tổ chức lại sản xuất cho phù hợp.
Hiện nay Vĩnh Long đã tham gia vào Đề án sản xuất và tiêu thụ trái cây do Bộ Thương mại chủ trì để phát triển vùng trái cây nguyên liệu theo tiêu chuẩn GAP, mở rộng xúc tiến thương mại, tạo đầu ra ổn định cho trái cây. Do đó, trong tương lai trái cây Vĩnh Long sẽ được tiêu thụ mạnh ở thị trường nội địa và nước ngoài. Riêng bưởi Năm Roi và cam sành sẽ là những loại trái cây có triển vọng xuất khẩu chủ lực. Vĩnh Long dự kiến xuất khẩu trái cây (bưởi Năm Roi, trái cây đóng hộp, trái cây sấy,… ) ước đạt giá trị 25 - 30 triệu vào 2015 và 30 - 35 triệu USD vào
năm 2020.
Ngoài ra, theo đề án Xúc tiến Thương mại Nông sản và đề xuất Chính sách đầu tư vào khu vực nông nghiệp nông thôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010 - 2020 (của Sở NN và PTNT Vĩnh Long, năm 2009) thì: Vĩnh Long có thể cung cấp cho thị trường EU các loại trái cây: bưởi, xoài, nhãn, chuối, sầu riêng, măng cụt, vú sữa; trái cây Vĩnh Long có cơ hội xuất khẩu vào Thị trường Mĩ gồm các loại trái cây: bưởi, xoài, nhãn, chôm chôm, chuối, sầu riêng, ổi, mận, chanh; Cơ hội cho nông sản Vĩnh Long có mặt tại thị trường Nhật Bản bao gồm các chủng loại: bưởi, xoài, chuối, sầu riêng, măng cụt,... và trái cây vĩnh Long có thể cung cấp cho thị trường Nga là: bưởi, chuối, cam.
Ngoài những thị trường kể trên, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam trong thời gian gần đây. Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường này tăng rất mạnh. Đặc biệt là các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam là thị trường nhiều tiềm năng đối với việc xuất khẩu rau, quả tươi và chế biến của Việt Nam như: thanh long, chuối, dứa, xoài, dừa, vải, nhãn, chôm chôm, chi phí vận tải thấp và thuận tiện trong việc xuất sang các thị trường khác. Đây cũng là thị trường mà CAQ Vĩnh Long đặc biệt quan tâm từ nay đến 2020.
Dự báo quĩ đất dành cho CAQ
106
(Đơn vi: ha)
TT Hạng mục Năm 2010 Năm 2020
(dự kiến)
Đất sản xuất nông nghiệp 116.194 109.008
I Đất trồng cây hàng năm 71.875 67.970
+ Đất lúa 70.155 64.500
+ Đất trồng cây hàng năm khác 1.720 3.470
II Đất trồng cây lâu năm 44.319 40.968
+ Đất trồng CAQ 38.928 34.586
+ Đất trồng cây CN xen cây ăn quả 5.391 6.382
+ Đất trồng hoa cây cảnh - 70
III Đất nuôi thủy sản 1.084 1.874
(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Long Năm 2011, Báo cáo qui hoạch Phát triển Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến 2020)
Như vậy, giai đoạn 2010 - 2020 cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp Vĩnh Long có sự thay đổi, cụ thể là:
+ Tỉ lệ đất trồng cây hàng năm giảm (2085ha). Tuy nhiên tỉ lệ diện tích đất trồng cây hàng năm so với tổng diện đất nông nghiệp năm 2010 là 61,9% và dự báo năm 2020 là 62,64%.
- Diện tích đất trồng lúa giảm 5655ha, năm 2010 chiếm 97,6% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm và chiếm 60,4% tổng diện tích đất nông nghiệp nhưng dự báo đến năm 2020 tỉ lệ này sẽ là 94,9% và 59,2%.
- Diện tích đất trồng cây hàng năm khác tăng 1750ha, năm 2010 chiếm 2,4% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm và chiếm 1,5% tổng diện tích đất nông nghiệp nhưng dự báo đến năm 2020 tỉ lệ này sẽ là 5,1% và 3,2%.
+ Diện tích đất trồng cây lâu năm giảm 3351ha. Tỉ lệ diện tích trồng cây lâu năm so với tổng diện đất nông nghiệp 2010 là 38,1 và dự báo năm 2020 là 38%.
- Diện tích đất trồng CAQ giảm 4342ha, năm 2010 chiếm 87,8% tổng diện tích đất trồng cây lâu năm và chiếm 33,5% tổng diện tích đất nông nghiệp nhưng dự báo đến năm 2020 tỉ lệ này sẽ là 84,4% và 31,8%.
- Diện tích đất trồng cây công nghiệp xen CAQ tăng 991ha, năm 2010 chiếm 12,2% tổng diện tích đất trồng cây lâu năm và chiếm 4,6% tổng diện tích đất nông nghiệp nhưng dự báo đến năm 2020 tỉ lệ này sẽ là 15,6% và 5,9%.
107
+ Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng 790ha chiếm 0,9% tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2010 và dự báo năm 2020 là 1,7%.
Như vậy, mặc dù có sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 2010 và năm 2020 (dự báo) nhưng nhìn chung CAQ vẫn chiếm vị trí thứ 2 trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp (chỉ sau cây lúa). Điều này cho thấy, CAQ luôn giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long.
Dự báo về ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật
Trong điều kiện hiện nay, khoa học và công nghệ từng ngày, từng giờ có những thành công và đổi mới, nên việc tiếp cận, chuyển giao kịp thời vào sản xuất là rất cần thiết, để tăng trưởng kinh tế nông nghiệp nói chung và CAQ nói riêng bằng chính khoa học - công nghệ là con đường ngắn nhất, tiết kiệm nhất. Qua tìm hiểu các lĩnh vực khoa học - công nghệ hỗ trợ cho sản xuất CAQ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bao gồm các lĩnh vực:
* Ứng dụng công nghệ sinh học một cách hiệu quả vào nhiều lĩnh vực, song trước hết là bình tuyển, chọn lọc, lai tạo giống sạch bệnh, có năng suất cao kèm theo quy trình kĩ thuật canh tác.
* Hóa học hóa nông nghiệp với trình độ cao: dùng chế phẩm hóa học trong sản xuất phân bón, ứng dụng IPM trừ sâu bệnh, các chế phẩm điều hòa sinh trưởng, điều tiết kích cỡ và chất lượng trái, xử lí trước và sau thu hoạch,…
* Các công trình khoa học hợp tác với các tổ chức quốc tế và các nước trong việc phòng trừ sâu đục quả, xây dựng qui trình sản xuất CAQ theo tiêu chuẩn GAP (VietGAP và Global GAP).
* Cơ giới hóa trong nông nghiệp với trình độ cao: đưa cơ giới hóa vào hầu hết các công đoạn của quá trình sản xuất từ làm đất, bón phân, phun thuốc phòng trừ dịch hại đến thu hoạch và sau thu hoạch.
Như vậy, trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới, muốn trồng CAQ hàng hóa và phát triển bền vững đủ sức cạnh tranh trên thị trường thì cần đưa nhanh tiến bộ kĩ thuật và công nghệ tiên tiến vào tất cả các khâu của chu trình từ sản xuất - thu mua - chế biến + bảo quản và tiêu thụ; trong đó 2 khâu quan trọng nhất là: sản xuất đạt năng suất - chất lượng cao và khâu bảo quản, chế biến đạt hiệu quả.
108
BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỉ XXI. BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất và môi trường trên phạm vi toàn cầu.
Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là rất nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỉ và sự phát triển bền vững của đất nước.
Nhận thức rõ ảnh hưởng của BĐKH, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó BĐKH. Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu các kịch bản BĐKH mà đặc biệt là nước biển dâng cho các giai đoạn đến năm 2100.
Theo kết quả nghiên cứu, các kịch bản BĐKH, nước biển dâng mà giao Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra thì: Kịch bản trung bình (B2) đến năm 2020 mực nước biển dâng tăng thêm 12cm, năm 2030 tăng thêm 17cm, đến năm 2100 tăng thêm 75cm. Đối với kịch bản phát thải cao thì năm 2020 mực nước biển dâng tăng thêm 17cm.
Với đặc điểm của Vĩnh Long là tỉnh ở trung tâm ĐBSCL nên bị ảnh hưởng ít nhiều do BĐKH với kịch bản “Mực nước biển dâng 1m”. Theo kết quả xây dựng các kịch bản BĐKH của b Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2009, nếu mực nước biển dâng 75cm, diện tích ngập mặn ở Vĩnh Long là 65km2
(chiếm 4,3% so với diện tích tỉnh); ứng với kịch bản mực nước biển dâng 1m diện tích ngập sẽ là 161,4km2 (chiếm 10,6% so với diện tích tỉnh); trong đó tập trung chủ yếu vào khu vực ven sông
và một số khu vực nằm ở vùng trũng các huyện Tam Bình, Mang Thít, Trà Ôn, Vũng Liêm đến năm 2100 tăng thêm 100cm.
Như vậy trong kì qui hoạch giai đoạn 2011 - 2020, ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng là chưa rõ nét, nếu có theo 2 kịch bản trên thì mực nước biển dâng trong phạm vi tăng thêm 12cm, chúng ta hoàn toàn có thể ứng phó được với hệ thống bờ bao, đê bao gia cố, tác động của nước biển dâng đối với sản xuất và đời sống đến năm 2020 là không lớn.
Tuy nhiên, nếu nhìn xa hơn đến năm 2100, trường hợp xấu nhất là nước biển dâng theo kịch bản phát thải cao là tăng thêm 100cm thì đây là một hiểm họa: Vĩnh Long là 1 trong 10 tỉnh của Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của BĐKH, đặc biệt khi nước biển dâng. Theo dự báo, Vĩnh Long sẽ bị ngập 606 km2
, chiếm 39,7%, sẽ ngập chìm từ 2 - 4m.
Trước nguy cơ của BĐKH, ngay từ bây giờ sẽ đặt ra cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Long phải qui hoạch các vùng sản xuất CAQ, thích ứng với BĐKH; Xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học và ứng dụng các sản phẩm về giống CAQ, các mô hình sản xuất thích ứng điều kiện BĐKH,… nhằm mục đích giảm nhẹ và thích ứng
109 BĐKH.
3.1.2.2. Định hướng phát triển CAQ tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 + Đinh hướng chung
Tận dụng tốt tiềm năng - lợi thế, khai thác các nguồn lực phát triển CAQ được xác định là CAQ chủ lực của tỉnh. Dựa trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, kế thừa và phát huy tối đa kinh nghiệm và ý chí sáng tạo của nhà vườn trồng CAQ giỏi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản phẩm CAQ nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Phát triển CAQ theo 2 hướng chính: cải tạo, nâng cao năng suất chất lượng vườn CAQ hiện có, đồng thời với việc tái canh, mở rộng diện tích CAQ ở các nơi có điều kiện sinh thái thích hợp với từng giống CAQ, tiến tới hình thành giống CAQ tập trung, chuyên canh gắn với thương hiệu, nhãn hiệu.
Phát triển ngành hàng CAQ theo chuỗi giá trị gia tăng, gắn kết chặt chẽ 4 khâu: (sản xuất - thu mua - chế biến + bảo quản - tiêu thụ). Tập trung đầu tư sản xuất + bảo quản sau