7. Cấu trúc luận văn
1.2.1. Vài nét về tình hình phát triển cây ăn quả ở Việt Nam
1.2.1.1. Tiềm năng phát triển cây ăn quả ở Việt Nam Thuận lợi
• Vị trí địa lí nước ta phân bố trải dài trên 15 độ vĩ từ Bắc vào Nam, lại chịu ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu ở mỗi vùng lại có nét riêng, thuận lợi cho sự phát triển đa dạng CAQ. Tại đây các yếu tố sinh thái như: nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, lượng bức xạ, gió, độ ẩm không khí, đất đai, tình hình sâu bệnh,… không những ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của từng giống CAQ mà còn ảnh hưởng đến sự phân bố các loài và giống CAQ trên địa bàn cả nước.
• Do có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đa dạng phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của nhiều CAQ nhiệt đới và á nhiệt đới, Việt Nam là một trong các quốc gia có những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất CAQ, là một trong những nước có diện tích trồng
30
CAQ lớn nhất nhì so với các nước trong khu vực. Theo thống kê năm 2010 thì Việt Nam có trên 779.700ha diện tích đất trồng CAQ. Diện tích này phân bố đều trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam (miền Tây Nam Bộ chiếm diện tích lớn nhất). Do điều kiện sinh thái của từng giống, đối chiếu tình hình khí hậu đất đai cụ thể ở các vùng, một số CAQ có điều kiện phân bố hẹp hơn. Ví dụ: Vải và hồng trồng cho quả tốt từ vĩ tuyến 18, 19 trở ra Bắc còn ở miền Nam chỉ trồng được ở vùng Đơn Dương, Đà Lạt có độ cao so với mặt nước biển khoảng 1500m. Xoài trồng tốt từ Bình Định trở vào (vĩ tuyến 14), nếu trồng lên phía Bắc sẽ bị rét và ẩm lúc ra hoa, tỉ lệ đậu quả thấp, hiệu quả kinh tế kém, riêng vùng Yên Châu (tỉnh Sơn La) và Khe Sanh - Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị) có kiểu khí hậu gần giống với miền Nam nên ở đó xoài sinh trưởng khỏe, ra hoa đậu quả tốt. Cây bơ phát triển tốt, cho nhiều quả trên đất Tây Nguyên ở 4 tỉnh Đắc Lắc, Gialai, Kontum, Lâm Đồng. Các tỉnh miền Bắc có thể trồng nhưng chú ý chọn giống tốt và phòng trừ sâu bệnh trong mùa mưa. Dừa là loại cây nhiệt đới được trồng nhiều ở vùng đất cát ven biển, trồng có kết quả trên đất badan ở Buôn Ma Thuột. Vùng trồng có hiệu quả kinh tế từ Thanh Hóa trở vào ở 19o đến 20o vĩ bắc. Vượt lên 20o vĩ bắc tuy cây dừa có thể sinh trưởng tốt, vẫn có quả nhưng do ảnh hưởng trực tiếp các đợt gió lạnh mùa đông nên kết quả kém, có năm rét kéo dài nhiều đợt (cuối 1983 đến đầu 1984) làm cho cây chết nhiều. Sầu riêng, măng cụt là 2 loại CAQ nhiệt đới điển hình cho đến nay mới trồng đến Huế, trong các vườn bờ Nam và bờ Bắc sông Hương. Các CAQ ôn đới như mận, đào, lê, hạt giẻ trồng và cho thu hoạch tốt ở các tỉnh biên giới phía bắc ở độ cao 500m trở lên so với mực nước biển. Trồng nho tốt nhất là ở Thuận Hải (vùng Phan Rang và các huyện lân cận). Thanh long mọc tốt cho nhiều quả ở Bình Thuận và có xu hướng mở rộng ở một số tỉnh ĐBSCL (Long An và Tiền Giang).
• Việt Nam cũng là nơi có tài nguyên giống phong phú, là nơi hội tụ nguồn thực vật từ Trung Quốc xuống, Ấn Độ, Thái Lan sang Inđônêsia,… Nhiều nhà vườn đã tuyển chọn được các giống tốt, rồi dùng các phương pháp chiết, ghép,… nhân lên. Chẳng hạn tại Cái Mơn (tỉnh Bến Tre) đã tìm được giống sầu riêng hạt lép; Tiền Giang với giống nhãn Thái long tiêu; ở Vĩnh Long có bưởi Năm Roi,…
• Trong sản xuất, nhờ có sự khuyến khích phát triển ngành trồng CAQ của nhà nước, nhiều nông dân đã đầu tư vào việc mở rộng diện tích vườn cũng như cải tạo vườn cây tạp mà trước đây ít chăm sóc, năng suất kém. Có biện pháp hỗ trợ nông dân về tín dụng, miễn giảm thuế trong thời gian đầu lập vườn,… thúc đẩy việc nghiên cứu chế biến trái cây để giải quyết đầu ra,… để thúc đẩy sự phát triển ngành trồng CAQ, nhà nước đã có chính sách
31
khuyến khích lập Viện Nghiên cứu CAQ miền Nam,… Phần lớn vườn CAQ thuộc sở hữu tư nhân nước ta, chiếm khoảng 89% diện tích đất vườn CAQ của cả nước. Vườn CAQ quốc doanh và tập thể chỉ chiếm dưới 11%.
• Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng. Nhu cầu tiêu thụ các loại trái cây nhiệt đới ngày càng tăng. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đã kí các hiệp định thương mại song phương và đa phương với các nước. Ngoài ra, nhà nước đã có nhiều chính sách đúng đắn về qui hoạch các vùng sản xuất chuyên canh trái cây, khuyến khích nhà vườn thực hiện GAP trong sản xuất, đã ban hành các tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Qua đó, đã có nhiều HTX sản xuất trái cây cũng được cấp chứng nhận VietGAP (HTX Hòa Lộc), HTX Nông nghiệp Quyết Thắng với khóm Queen Tân Phước; EurepGAP (thanh long) và GlobalGAP (HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim - Tiền Giang, bưởi da xanh Mỹ Thạnh An - Bến Tre, bưởi Năm Roi, cam sành - Vĩnh Long). Một số doanh nghiệp chế biến và kinh doanh trái cây đã được cấp chứng nhận HACCP, ISO; nhà nước có chính sách khuyến khích ứng dụng các công nghệ sau thu hoạch cho trái cây và khuyến khích tăng cường các hoạt động tiếp thị, tìm kiếm và mở rộng thị trường cho trái cây Việt Nam.
• Theo truyền thống, người dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, ham học hỏi và
áp dụng nhanh nhạy các thành tựu khoa học kĩ thuật. Các nông dân Việt Nam đã tích lũy nhiều kinh nghiệm về thiết kế đồng ruộng, nhiều vùng đất để tự nhiên không thể trồng CAQ được nhưng nông dân đã bỏ nhiều công sức để làm đất (lập líp, lên mô). Để cải thiện đặc tính lí hóa của đất họ đã bón vôi, tro,… áp dụng kĩ thuật để siết nước cho cây nhãn, phun nitrate kali cho xoài, đổ nước bão hòa khí acetylene cho dứa ra hoa, thắp đèn sáng chủ động cho thanh long ra hoa, phủ nilon trên đất chủ động để chôm chôm, sầu riêng ra quả trái vụ,…
• Chủng loại CAQ ở Việt Nam phong phú và đa dạng, có chất lượng dinh dưỡng cao. Cả nước ta hiện nay có 140 loài CAQ thuộc gần 40 họ thực vật, đặc biệt tập trung ở các tỉnh phía Nam, nhiều loại cây đặc sản được tuyển chọn trong nước và nhập nội đã được thị trường trong nước ưa chuộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng. Trong số đó, có 50 chủng loại đặc sản trái cây nổi tiếng nhất được người tiêu dùng ưa thích, đã được Viện Nghiên cứu CAQ Miền Nam, Hiệp hội Trái cây Việt Nam, Phòng Chỉ dẫn Địa lí của Cục Sở hữu Trí tuệ và các địa phương công nhận 50 đặc sản trái cây lọt vào top 50 năm 2012 (thứ tự các loại được xếp theo vị trí địa lí từ Bắc tới Nam), gồm có:
32
Bảng 1.2. Danh sách 50 loại trái cây đặc sản của Việt Nam
Trái cây đặc sản Địa phương
1. Mơ Hương Sơn, Hà Nội
2. Cam canh Hà Nội
3. Cam sành Hà Giang
4. Lê Đông Khê Cao Bằng
5. Cam sành Hàm Yên, Tuyên Quang
6. Đào Sa Pa, Lào Cai
7. Táo Mèo Bắc Yên, Sơn La
8. Na Chi Lăng, Lạng Sơn
9. Đào Mẫu Sơn Lạng Sơn
10.Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang
11. Bưởi Đoan Hùng Phú Thọ
12. Vải thiều Thanh Hà, Hải Dương
13. Nhãn lồng Phố Hiến, Hưng Yên
14. Ổi bo Thái Bình
15. Chuối ngự Đại Hoàng Hà Nam
16. Dứa Đồng Giao Ninh Bình
17. Cam Xã Đoài Vinh, Nghệ An
18. Cam bù Hương Sơn, Hà Tĩnh
19. Bưởi Phúc Trạch Hà Tĩnh
20. Bưởi Thanh Trà Huế
21. Xoài tượng Đại An, Bình Định
22. Sầu riêng Khánh Sơn, Khánh Hòa
23. Nho Ninh Thuận
24. Thanh long Phú Hội, Bình Thuận
25. Bơ sáp Buôn Ma Thuột Đắk Lắk
26. Dâu tây Đà Lạt Lâm Đồng
27. Hồng Đà Lạt Lâm Đồng
28. Mãng cầu Bà Đen, Tây Ninh
33
30. Bưởi Biên Hòa Đồng Nai
31. Chôm chôm Long Khánh, Đồng Nai
32. Nhãn xuồng cơm vàng Vũng Tàu
33. Mãng cầu Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh
34. Dứa (Khóm) Bến Lức, Long An
35. Sầu riêng Ngũ Hiệp, Tiền Giang
36. Sơ ri Gò Công Tiền Giang
37. Thanh long Chợ Gạo Tiền Giang
38. Xoài cát Hòa Lộc Tiền Giang
39. Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, Tiền Giang
40. Dưa hấu Gò Công, Tiền Giang
41. Sa pô chê mặc Bắc Tiền Giang
42. Nhãn tiêu da bò Tiền Giang
43. Bưởi da xanh Mỹ Thạnh An, Bến Tre
44. Măng cụt Chợ Lách, Bến Tre
45. Dừa Bến Tre
46. Dừa sáp Cầu Kè Trà Vinh
47.Quýt đường Trà Vinh
48. Bưởi Năm Roi Bình Minh, Vĩnh Long
49. Sầu riêng Ri-6 Vĩnh Long
50. Cam mật Cần Thơ
(Theo Tổ chức Kỉ lục Việt Nam)
Trong danh sách này, Tiền Giang là địa phương có nhiều loại trái cây nhất và miền Nam có số lượng loại trái cây áp đảo các vùng miền còn lại.
Khó khăn
• Chưa có nhiều loại giống tốt và công tác đầu tư giống chưa hợp lí.Giống CAQ của Việt Nam mới chỉ dừng ở mức độ khai thác các giống đã có sẵn chứ chưa đầu tư thích đáng cho việc phát triển cũng như bảo quản những giống mới có chất lượng cao, phù hợp thị hiếu của các thị trường khác nhau. Hầu hết các cơ sở giống đều thiếu hẳn vườn cây đầu dòng hoặc không có vườn cung cấp mắt ghép được nhân từ cây đầu dòng được xác nhận.
34
Đối với giống cây có múi sạch bệnh được sản xuất trong nhà lưới mỗi năm cũng chỉ khoảng 500.000 cây/năm trong khi đó nhu cầu cần đến 4 đến 5 triệu cây giống mỗi năm và giá bán lại cao (12.000 đồng đến 15.000 đồng/cây), do đó nhà vườn khó mua được giống tốt.
• Qui hoạch chưa có trọng tâm, chưa tập trung tối ưu để tạo ra những vùng sản xuất có tính cạnh tranh. Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tập trung phát triển các loại CAQ có lợi thế như loại cây có múi gồm cam, quýt, bưởi; dứa, xoài, nhãn, vải, thanh long, sầu riêng, măng cụt, vú sữa. Phát triển các giống CAQ chất lượng cao, đặc sản ở các vùng như: cam sành (Hà Giang, Vĩnh Long), bưởi (Phúc Trạch, Đoan Hùng, Năm Roi), xoài cát (Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang), quýt hồng (Đồng Tháp). Tuy nhiên, diện tích các vùng chuyên canh còn chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng diện tích 755.000ha CAQ hiện có trên cả nước; phần lớn diện tích vẫn là vườn tạp, phát triển theo qui mô hộ gia đình. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự không ổn định của xuất khẩu là do qui hoạch chưa có trọng tâm, chưa tập trung tối ưu để tạo ra những vùng sản xuất có tính cạnh tranh. Số vùng chuyên canh như vải thiều Bắc Giang, vú sữa Lò Rèn, thanh long Bình Thuận, nho Ninh Thuận còn quá ít nên khi khách hàng cần sản lượng lớn, thời gian giao hàng ngắn thì khó có thể thu gom đủ. Ngoài ra, do giống và qui trình chăm sóc không đồng đều, nguồn nguyên liệu lại không ổn định, ảnh hưởng đến chất lượng chế biến.
• Thị trường tiêu thụ hoàn toàn do thương lái thao túng, người trồng bị thiệt thòi về nhiều mặt. Công nghiệp chế biến mới ở giai đoạn đầu, số lượng quả được chế biến không đáng kể so với số lượng phải ăn tươi, do đó lãng phí, hư hỏng nhiều; đầu ra của nhiều loại quả còn bị hạn chế và bấp bênh (trừ cam, quýt do chưa bão hòa thị trường). Tại thị trường địa phương giá cả lên xuống mạnh: Thường thì giá cả chênh lệch giữa đầu vụ và trái vụ rất lớn, thường khoảng 2,5 - 3 lần (cụ thể: Năm 2011, chôm chôm đầu vụ giá 8.000 - 10.000 đồng/kg, nhưng giữa vụ có khi còn 2.000 - 3.000 đồng/kg), trái vụ 20.000 - 28.0000 đồng/kg. Tình trạng này cũng tương tự cho hầu hết các loại trái cây khác. Một số cơ sở chế biến đã hoạt động cầm chừng vì thiếu thị trường nước ngoài, vì kĩ thuật lạc hậu, sự chen chân vào các thị trường này rất khó khăn. Việc thu mua quả ở các vườn khác nhau nên chúng không đồng nhất, đây là một trở ngại khi xuất quả tươi. Một số biện pháp kĩ thuật chưa tốt, chẳng hạn bón phân mất cân đối, một số nông dân dùng thuốc bảo vệ thực vật quá ngưỡng cho phép, hoặc một số nông dân đã không chú ý gì tới bảo vệ thực vật nên mẫu mã rất kém.
35
đến trình trạng “trồng rồi chặt” (vải thiều, mận ở các tỉnh miền núi trung du phía Bắc, xoài ở các tỉnh TP vùng Đông Nam Bộ, sầu riêng ở vùng Tây Nguyên, nhãn, mận An Phước ở Tây Nam Bộ,…).
• Đa số vườn CAQ ở vùng đất đồi thiếu nước tưới vào mùa khô,… khoa học kĩ thuật thành công nhưng lại ít được phổ cập lan tỏa đến phần lớn hộ - trang trại trồng CAQ do họ
thiếu thông tin cập nhật và khó đáp ứng điều kiện cần thiết.
• Chất lượng quả phần lớn còn thấp (ngoại trừ các loại quả đặc sản nổi tiếng). Sản lượng của từng loại quả chưa đáp ứng đủ theo đơn đặt hàng xuất khẩu, các loại quả hàng hóa được buôn bán tiểu ngạch sang Trung Quốc luôn tiềm ẩn rủi ro. Ngoài ra, quả cũng được xuất sang Mĩ, Châu Âu, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Singapore, Trung Đông,… nhưng với số lượng ít và đòi hỏi rất khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, kĩ thuật. Nếu sang Châu Âu phải theo tiêu chuẩn Châu Âu, xuất sang Nhật Bản phải theo tiêu chuẩn Nhật Bản, xuất sang Mĩ phải theo tiêu chuẩn của Mĩ, có như vậy mới được cấp giấy phép nhập khẩu vào các thị trường này. Xu hướng hiện nay, thị trường nội địa hay xuất khẩu, sản xuất trái cây gắn với thị trường phải theo tiêu chuẩn GAP (VietGAP, GlobalGAP, AseanGAP, ThaiGAP,… ), đáp ứng số lượng lớn, đảm bảo đúng thời gian cho nhu cầu xuất khẩu đã thật sự là vấn đề nan giải đối với trái cây Vĩnh Long. Cụ thể là, các phòng thí nghiệm ở khu vực phía Nam vẫn chưa có bảng chỉ tiêu phân tích rõ ràng về vấn đề an toàn đối với dư lượng thuốc trừ sâu, mà trái cây vào thị trường Châu Âu phải thông qua bảng phân tích này với những chỉ tiêu rất chi tiết. Điều này làm giảm giá trị các loại trái cây của Việt Nam khi tham gia vào thị trường nước ngoài. Mặt khác, bao bì sản xuất trong nước chi phí khá cao, chất lượng lại kém, trình độ kĩ thuật cũng kém hơn so với các nước trong khu vực dẫn đến giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh với các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Philippin, Thái Lan, Malaysia,…
• Đa phần trái cây chưa được đăng kí bản quyền thương hiệu hay có thương hiệu nhưng còn yếu do không đảm bảo về chất lượng, khối lượng, không có uy tín về bao bì, nhãn hiệu và dịch vụ giao hàng, thiếu tuyên truyền quảng cáo, chưa xây dựng được chữ tín nên chưa có khách hàng ổn định. Do vậy, nhiều mặt hàng trái cây của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài mang thương hiệu của nước thứ ba khác, ví dụ: mang thương hiệu của Thái Lan, Trung Quốc khi xuất sang thị trường châu Âu. Ngoài ra, khi tham gia Tổ chức Thương mại thế giới - WTO, trái cây Việt Nam còn phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ trên thị trường quốc tế mà còn cạnh tranh ngay trên sân nhà của thị trường nội địa.
36 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1985 1990 1995 2000 2005 2009 2010 Năm nghìn ha
Ngoài ra, BĐKH - nước biển dâng đã và sẽ là thách thức thường xuyên mà CAQ và người sản xuất CAQ vùng ĐBSCL phải đối mặt. Các qui định phi thuế quan, nhất là truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và các tiêu chuẩn chất lượng đối với CAQ (VietGAP, GlobalGAP, EurepGAP,… ) cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm thực sự là rào cản kĩ thuật không dễ thực hiện trên diện rộng trong thời gian ngắn.
1.2.1.2. Hiện trạng phát triển CAQ ở Việt Nam
Diện tích, năng suất, sản lượng CAQ
Ở nước ta, diện tích đất trồng CAQ lớn hơn diện tích đất trồng một số cây công