Đánh giá về tiềm năng phát triển cây ăn quả của tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu phát triển cây ăn quả tỉnh vĩnh long theo hướng bền vững (Trang 65 - 69)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Đánh giá về tiềm năng phát triển cây ăn quả của tỉnh Vĩnh Long

2.3.3.1. Những thuận lợi

Vĩnh Long nằm giữa vùng châu thổ ĐBSCL, có tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên đa dạng, ít chịu tác động cực đoan của khí hậu. Vĩnh Long có đủ điều kiện thuận lợi

để phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất CAQ nói riêng theo hướng thâm canh, tăng năng suất và đa dạng hóa sản phẩm so với các địa phương khác trong khu vực. Hiện nay, có rất nhiều loại nông sản hàng hóa của Vĩnh Long, đặc biệt là CAQ đã sản xuất được quanh năm với nhiều chủng loại giống, năng suất và chất lượng ngày càng cao đáp ứng tốt những yêu cầu ngày càng khó tính của thị trường. Đây là thế mạnh vượt trội của Vĩnh Long mà ít tỉnh nào ở vùng ĐBSCL có được.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, đã giúp nông dân Vĩnh Long có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nhất là lĩnh vực trồng CAQ. Nhiều nhà vườn đã tiếp thu nhanh và ứng dụng sáng tạo những tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào sản xuất trồng trọt, đã tạo ra các giống cây trồng đặc sản truyền thống nổi tiếng: bưởi Năm Roi, cam sành, quýt đường, xoài cát, măng cụt, bòn bon,... Đây được xem là tài sản quí giá trong nhân giống cũng như tạo ra nhiều nông sản hàng hóa có chất lượng cao, đủ khả năng cạnh tranh trên

thị trường.

Được sự quan tâm của Nhà nước, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp (giao thông, thủy lợi, điện,...) được đầu tư khá tốt, đã và đang phát huy tác dụng góp phần nâng cao hiệu quả trong việc tăng năng suất và chất lượng nông sản, giảm chi phí sản xuất, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng bền vững.

64

Nhiều năm qua, ngành nông nghiệp Vĩnh Long đã cố gắng đưa nhiều ứng dụng khoa học và công nghệ mới vào thực tế sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương

mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm,... đã hình thành được nhiều vùng chuyên canh CAQ (cam, bưởi, nhãn, xoài,... ) có qui mô lớn, sản xuất theo hướng hàng hóa, chất lượng cao. Đây là tiền đề quan trọng góp phần thực hiện thành công các mục tiêu xã hội: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động,... đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững.

2.3.3.2. Những khó khăn

Vĩnh Long có dân cư nông thôn cao (84,6%), hiện tại bình quân đất nông nghiệp 1.400m2/ nhân khẩu nông thôn (bình quân 1 hộ nông nghiệp chỉ có 6.570 m2); dân số đông và tiếp tục gia tăng, khả năng thiếu việc làm trong nông nghiệp là rất lớn, bình quân thu nhập tăng chậm, nguy cơ tụt hậu về đời sống của một bộ phận dân cư ở nông thôn là đáng lo ngại.

Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng cao và kinh tế thuần nông còn khá phổ biến. Đây cũng là trở ngại lớn để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn.

Nhiều năm qua, tuy sản xuất nông nghiệp của Vĩnh Long có phát triển nhưng thiếu tính bền vững: năng suất và sản lượng của nhiều loại CAQ đạt ở mức cao nhưng tình trạng“được mùa rớt giá” thường xuyên xảy ra, nhiều sản phẩm CAQ phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt hơn bởi những sản phẩm cùng loại đến từ trong và ngoài nước. Tương lai, nếu nông nghiệp Vĩnh Long không nhanh chóng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành sẽ khó cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Công nghiệp và dịch vụ có phát triển nhưng qui mô còn nhỏ và yếu thế cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy, sự tác động hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển trong mối quan hệ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ còn nhiều hạn chế, đây là một khó khăn lớn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và đô thị hóa của tỉnh Vĩnh Long.

Ngoài ra, ảnh hưởng của lũ lụt thường niên cũng là một khó khăn không nhỏ: lũ lớn ở ĐBSCL có tần suất cao hơn, lũ đến sớm, mức nước lũ lên nhanh, rút muộn, thời gian lũ kéo dài ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp - nông thôn. Mặt khác, diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng cũng đang là mối quan tâm hàng

65

đầu cho ngành nông nghiệp Vĩnh Long trong việc nghiên cứu và đề ra kế hoạch ứng phó một cách chủ động và có hiệu quả trong thời gian tới.

67

Một phần của tài liệu phát triển cây ăn quả tỉnh vĩnh long theo hướng bền vững (Trang 65 - 69)